Định hướng phát triển: Theo Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH VN đến năm 2010,

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 58)

- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện đồng có từ

c. Định hướng phát triển: Theo Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH VN đến năm 2010,

định hướng phát triển ngành công nghiệp này như sau:

▪ Đối với công nghiệp luyện kim đen (chủ yếu là thép): Cải tạo và xây dựng một số cơ sở

luyện-cán thép với qui mô vừa và nhỏ. Tiến hành khai thác mỏ sắt Thạch Khê (công suất dự kiến 10 triệu tấn quặng/năm). Xây dựng tổ hợp luyện - cán thép ở miền Trung công suất 2 triệu tấn/năm (gắn với cảng nước sâu thuận lợi cho vận tải qui mô lớn). Phấn đấu đến 2010, sản lượng thép đạt 7 - 8 triệu tấn. Liên doanh với nước ngoài trong việc xây dựng các cơ sở luyện thép vụn và cán thép tại các vùng có điều kiện thuận lợi về cảng, GT như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Biên Hòa,.v.v. Ngoài thép xây dựng, cần chú trọng sản xuất các loại thép chế tạo, nhất là thép hợp kim phục vụ công nghiệp dân sinh và quốc phòng.

▪ Đối với công nghiệp luyện kim màu: khai thác bôxít ở Lâm Đồng, XD nhà máy luyện

số nơi thích hợp (gần nguồn nguyên liệu, nguồn điện và nguồn nước). Có thể XD một tổ hợp, bao gồm thuỷ điện - khai thác bôxit - luyện nhôm, để hỗ trợ nhau và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

▪ Về phân bố, CN LK và CB' kim loại phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố (nguyên liệu, nhiên

liệu, động lực) và thị trường tiêu thụ. Ở nước ta, các XN thường phân bố theo 2 hướng:

- Phân bố ngay trong vùng có tài nguyên. Đó là trường hợp khai thác và CB’ kim loại

màu như thiếc (Tĩnh Túc), Sơn Dương (Cao Bằng), Quỳ Hợp (Nghệ An).

- Phân bố gần thị trường có nhu cầu sử dụng kim loại. Đó là, việc xây dựng các nhà máy

cán thép ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa, Biên Hoà, Cần Thơ, TP HCM. Công suất mỗi nhà máy từ 12,0-20,0 vạn tấn/năm). Ngoài ra, KCN gang thép Thái Nguyên, Gia Sàng cũng được nâng công suất từ 10,0 vạn tấn lên 20,0 vạn tấn thép/năm. Sự phân bố tổng hợp theo hướng thứ 2 đã tạo ra mạng lưới CB' thép rộng khắp cả nước.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen ở nước ta. Tình hình phân bố nguồn tài nguyên này. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác, quản lí. Biện pháp khắc phục.

2. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp luyện kim và chế biến kim loại ở nước ta. Định hướng phát triển.

3. Theo anh (chị), hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường khi đầu tư khai thác và chế biến quặng bô xít ở Tây Nguyên ? Những vấn đề nào cần được quan tâm đầu tiên. Giải pháp?

4. Cho nhận xét về sự phân bố nguồn khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim đen và màu ở nước ta.

4.2.3. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w