Nền công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH’ & HĐH’) CNH’ là xu thế tất yếu của các nước trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 42)

- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và

a. Nền công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH’ & HĐH’) CNH’ là xu thế tất yếu của các nước trong quá trình phát triển.

hiện đại hóa (CNH’ & HĐH’). CNH’ là xu thế tất yếu của các nước trong quá trình phát triển.

Nước ta, chủ trương CNH’ được đề ra từ 1960 và liên tục được hoàn thiện cho đến nay.

▪ Giai đoạn từ 1955 - 1975: Ở miền Bắc, công nghiệp được khôi phục và phát triển tương đối nhanh. GTSL công nghiệp năm 1975 so với 1955 tăng 16 lần, tốc độ tăng trưởng TB/năm 14,7% (mặc dù phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt); tuy nhiên các ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé, thiếu đồng bộ. Ở miền Nam hình thành một số ngành công nghiệp, tốc độ phát triển không ổn định, cơ cấu ngành chưa hợp lý, chủ yếu là CNCB'TP và gia công nguyên liệu nhập.

▪ Từ 1975 đến giữa thập kỷ 80: công nghiệp hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp với những khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Vì thế, sản xuất công nghiệp tuy vẫn phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại rất thất thường, 1976-1980 (0,6%), 1981-1985 (9,5%), sản xuất kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp, không có khả năng cạnh tranh.

▪ Từ nửa sau thập kỷ 80 nhất là từ đầu thập niên 90 đến nay. Công nghiệp đang chuyển biến theo hướng CNH’ và HĐH’.

Vào những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, công nghiệp có sự khủng hoảng (đặc biệt là CNQD). Sau một thời gian thích nghi với cơ chế thị trường CN đã dần dần chuyển biến. Kế hoạch 5 năm (1986-1990) được coi là một bước chuyển (đặc biệt là công nghiệp). Ví dụ 1990 so với 1986, tổng SPXH tăng 91,4%; tổng TNQD tăng 64,9%; (riêng CN tăng 102% về GTSL). Từ sau 1990, công nghiệp bắt đầu tăng với tốc độ cao, ổn định so với các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, dịch vụ). Tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), năm 1994 là 8,8%, 1995 (9,5%), 1996 (9,3%), 1997 (8,2%), 1998 (5,8%), 1999 (4,8%), 2002 (7,04%) và 2005 là (8,4%). Trên cơ sở đó, tỉ trọng của khu vực CN-XD ngày càng lớn đã đạt 38,5% GDP (2002), đã đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Những chuyển biến của công nghiệp theo hướng CNH’ và HĐH’ gắn liền với đường lối đổi mới đã thu hút có hiệu quả các nguồn ĐTNN, nhất là nguồn đầu tư trực tiếp FDI. Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của các ngành (khu vực) kinh tế từ 1994-2002 (%)

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2002

Công nghiệp–xây dựng 14,0 13,9 14,4 12,6 10,5 7,7 10,04

Nông –Lâm -Ngư 3,9 5,1 4,4 4,3 2,7 5,2 3,4

Dịch vụ 10,2 10,6 8,8 7,1 4,2 2,3 4,6

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w