Định hƣớng phát triển QTDND Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.Định hƣớng phát triển QTDND Việt Nam trong thời gian tới

Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Quyết định 390/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND, đến năm 2000, cả nƣớc có 959 QTDND đƣợc thành lập và đi vào hoạt động (957 QTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, 02 QTDND đô thị). Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: “Sau hơn 10 năm triển khai, đã thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn. QTDND được thành lập và hoạt động chủ yếu ở địa bàn xã, phường đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành viên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn”. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình thí điểm đã khẳng định chủ trƣơng đúng đắn về phát triển QTDND. Tuy nhiên, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đánh giá, trong quá trình triển khai thí điểm, do sự lãnh đạo, chỉ đạo chƣa chặt chẽ, hệ thống QTDND ở một số nơi đã bộc lộ những yếu kém và khuyết điểm: “Việc nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng đã dẫn đến một số QTDND hoạt động chạy theo kinh doanh đơn thuần, mở rộng phạm vi hoạt động ngoài địa bàn quy định, vượt quá khả năng quản lý và kiểm soát, một số quỹ có nguy cơ mất an toàn, mô hình tổ chức QTDND chưa hoàn thiện, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hệ thống để hỗ trợ nhau ổn định và phát triển bền vững, trình độ cán bộ quản lý, điều hành còn nhiều yếu kém, một số cán bộ lợi dụng tham ô, trục lợi, làm thất thoát tài sản của quỹ. Mặt khác, việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ và của cơ quan chức năng chưa được coi trọng, chưa thường xuyên, liên tục nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện Chỉ thị số 57 - CT/TW, ngày 10/10/2000, của Bộ Chính trị, vừa chấn chỉnh củng cố, đúc rút kinh nghiệm, vừa triển khai từng bƣớc vững chắc, giải thể các QTDND hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán.

Đến cuối năm 2008, vừa chấn chỉnh, củng cố, vừa xây dựng, hệ thống QTDND bao gồm QTDTW với trên 30 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 64 tỉnh, thành phố và cả nƣớc có 957 QTDND cơ sở. Đến nay số lƣợng QTDND cơ sở là 1.145 quỹ, nhƣng mới chỉ chiếm tỷ lệ 10% số xã. Hoạt động của hệ thống QTDND tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng bền vững; các QTDND phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trƣởng so với những năm trƣớc và năm liền kề, nhất là nguồn vốn huy động tiền gửi dân cƣ. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động và phát triển không tránh khỏi có sự sai phạm ở nơi này, nơi khác của một số QTDND. Do đó, định hƣớng phát triển QTDND trong mục tiêu phát triển đến năm 2015 và chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 là: “Phát triển QTDND thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động và nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. QTDND hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật HTX. Phạm vi hoạt động chủ yếu của các QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi”. Nhiệm vụ trong năm 2014 đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc nêu trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ là:

- Siết chặt liên kết, tăng sức cạnh tranh; Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Ngân hàng Hợp tác xã phải thực sự trở thành Ngân hàng của Hệ thống QTDND, các QTDND phải có trách nhiệm với Ngân hàng hợp tác;

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND;

- Xử lý dứt điểm các tồn tại và sai phạm mới phát sinh ở một số QTDND, trong đó chú trọng đặc biệt đối với các QTDND yếu kém thuộc diện phải thu hồi giấy phép hoạt động;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với các QTDND thành lập mới.

Nhƣ vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống QTDND ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, đòi hỏi tăng cƣờng kiểm tra giám sát để hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và cả hệ thống QTDND nói riêng theo phƣơng châm hành động

“An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 89 - 91)