Nhóm giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 104 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Nhóm giải pháp bổ trợ

4.4.2.1. Đổi mới Công tác quản lý của Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng về xây dựng mô hình QTDND và đã nêu từng bƣớc đi cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mô hình này. Nghị quyết số 13/NQ-BTC của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã dành cho loại hình kinh tế này nhiều ƣu đãi, tạo điều kiện cho loại hình kinh tế này lấy lại đƣợc vị thế của mình trong nền kinh tế, để cùng với kinh tế nhà nƣớc trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đây là cơ hội rất lớn cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

QTDND khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, uy tín đối với thành viên, thật sự gắn bó với đời sống của những nơi còn khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ, góp phần thực hiện thành công công cuộc “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp - Nông thôn giai đoạn 2010-2020”.

Thứ hai, Ngành Ngân hàng đã xây dựng chiến lƣợc phát triển của mình đến năm 2015 và năm 2020. Chiến lƣợc này cũng tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của QTDND. Trong chiến lƣợc chung đó, QTDND cũng cần đƣợc cơ cấu lại, cơ sở pháp lý cho hoạt động của QTDND cũng cần phải đƣợc hoàn thiện nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ.

Thứ ba, Hệ thống pháp luật về QTDND tuy đã có để điều chỉnh hoạt động của QTDND nhƣng chƣa đồng bộ. Do vậy, nhiệm vụ hiện nay của việc xây dựng pháp luật về QTDND là thể chế hoá kịp thời những điều chỉnh của pháp luật hiện hành, thể chế hoá quan điểm của Đảng về QTDND vào trong các quy định của pháp luật. Đồng thời với nhiệm vụ trên, công tác xây dựng pháp luật về QTDND còn cần phải xem xét trong mối quan hệ với việc phát triển hệ thống QTDND hiện đại, đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của nhân dân, cũng nhƣ với nhiệm vụ hiện đại hoá ngành Ngân hàng, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thứ tư, QTDND Trung ƣơng (Nay là Ngân hàng hợp tác xã) đã phát huy đƣợc vai trò của mình trong điều hành toàn hệ thống. Chính điều này đã tạo đƣợc tính thống nhất trong hệ thống, đồng thời cũng có những phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc hoàn thiện môi trƣờng hoạt động nói chung và môi trƣờng pháp lý nói riêng cho hoạt động của toàn hệ thống QTDND.

4.4.2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa và cảnh báo sớm

Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là hai phƣơng thức hoạt động chủ yếu trong công nghệ thanh tra ngân hàng hiện đại. Hai phƣơng thức trên có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, thực hiện tốt công tác giám sát từ xa có tác dụng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ và ngƣợc lại. Để hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác giám sát từ xa, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quy định lại chế độ thông tin báo cáo trong hệ thống ngành ngân hàng, đảm bảo có đƣợc các thông tin tƣơng đối đầy đủ về tình hình hoạt động của các TCTD nói chung và QTDND nói riêng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và hệ thống các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán.

Các TCTD và QTDND phải báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin, báo cáo theo quy định.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích của cán bộ làm công tác giám sát.

Về nội dung giám sát, từng bƣớc áp dụng các nội dung và tiêu chuẩn của Uỷ ban Basel nhằm hoàn thiện dần các chỉ tiêu giám sát.

4.4.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của QTDND

Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách,… so với luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Kiểm soát nội bộ tại các QTDND là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát đƣợc cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của QTDND, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động ngân hàng.

Mục đích của giải pháp này là nhằm giúp cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của QTDND tự chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm soát đƣợc tốt, mọi hoạt động và tự xử lý khắc phục đƣợc các sai phạm của tổ chức mình. Đối với một số công việc, một số lĩnh vực trƣớc đây Thanh tra Ngân hàng phải đảm nhiệm thì nay có thể giao bớt cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của QTDND thực hiện, coi bộ phận này là cánh tay dài của Thanh tra, giám sát Ngân hàng. Thanh tra, giám sát Ngân hàng chỉ tập trung vào thanh tra những nội dung chính yếu, những nội dung quan trọng và nhƣ vậy sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng.

4.4.2.4. Thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Kiểm tra, kiểm toán nội bộ QTDND và các cơ quan luật pháp có liên quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thanh tra giám sát hoạt động của các QTDND có mối quan hệ nhất định với hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ. Cơ quan thanh tra thƣờng sử dụng kết quả kiểm tra và kiểm toán nội bộ để đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và QTDND nói riêng, kể cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, qua đó có biện pháp xử lý trong trƣờng hợp cần thiết. Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về thông tin định lƣợng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin định lƣợng đó với những chuẩn mực đã đƣợc thiết lập.

Do vậy, cần có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa Thanh tra, giám sát ngân hàng, Kiểm tra, kiểm toán nội bộ của QTDND và các cơ quan luật pháp có liên quan, vì qua đó tạo ra đƣợc kênh thông tin quan trọng, giúp cho từng cơ quan, bộ phận nêu trên nắm bắt đƣợc nhanh nhạy, kịp thời tình hình của các QTDND. Mặt khác việc phối kết hợp trong hoạt động giúp cho chất lƣợng hoạt động của từng cơ quan, bộ phận nâng cao đƣợc hiệu quả công tác theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.

4.4.2.5. Quan tâm và đảm bảo quyền lợi đối với các cán bộ làm công tác thanh tra

Hiện nay, cán bộ thanh tra có độ tuổi trung niên chiếm đa phần. Bản thân họ còn tới 20 đến 25 năm công tác nữa, lớp trẻ thì quãng thời gian còn khá dài. Do vậy, làm sao để đào tạo, giữ đƣợc ngƣời có tâm huyết và giỏi nghiệp vụ ở lại hệ thống Thanh tra, giám sát Ngân hàng trong khi với cơ chế hiện hành thì chỉ có 3 cấp thanh tra viên thì con đƣờng thăng tiến cho những ngƣời làm công tác thanh tra nói chung và Thanh tra, giám sát Ngân hàng nói riêng không khỏi băn khoăn. Mà có phải là thanh tra viên nào cũng phấn đấu đạt đƣợc đến thanh tra viên cao cấp. Vậy những thanh tra viên ngân hàng phải tìm con đƣờng khác để thăng tiến, họ không yên tâm, không tâm huyết về nghề và nghiệp thanh tra.

Thực tế cho thấy trong vài năm gần đây, một số cán bộ có thâm niên công tác ở Thanh tra, giám sát Ngân hàng, khi có điều kiện đều thuyên chuyển sang các TCTD. Nguyên nhân chính của hiện tƣợng này là do thu nhập của NHNN thấp, trong khi yêu cầu công việc của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đòi hỏi cao hơn, trách nhiệm hơn và vất vả hơn. Để khắc phục tình trạng trên, NHNN cần có chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách đãi ngộ hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ làm công tác thanh tra nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra tại chỗ nói riêng, nên có chế độ phụ cấp trách nhiệm không những cho cán bộ làm Trƣởng Đoàn thanh tra mà cả cán bộ thành viên Đoàn thanh tra vì trên thực tế nhiệm vụ và trách nhiệm đặt ra cho các thành viên Đoàn thanh tra là rất nặng nề. Trong khi đó, chế độ hiện nay mới chỉ có phụ cấp cho cán bộ thanh tra là thanh tra viên. Hơn nữa, cũng cần xem xét lại tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)