Kết quả chung

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 77 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Kết quả chung

Theo số liệu thống kê về tình hình thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với các QTDND tại Vĩnh Phúc cho thấy, từ năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện từ 13 đến 15 cuộc thanh tra.

Về kết quả thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đối với các QTDND trong những năm qua đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Cơ bản, đã kiểm soát đƣợc hoạt động của các QTDND, đặc biệt là việc kiểm soát đƣợc hoạt động tín dụng, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ tín dụng nhƣ thời gian HTX tín dụng trƣớc đây. Qua thanh tra, đã phát hiện đƣợc khá nhiều các tồn tại, sai phạm từ đó giúp các QTDND xử lý, khắc phục đƣợc các sai phạm và hạn chế đƣợc các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Kết quả là chất lƣợng hoạt động của các QTDND thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, dƣ nợ đầu tƣ cho nền kinh tế nói chung và cho Nông nghiệp - nông thôn nói riêng tiếp tục tăng trƣởng vững chắc, nợ quá hạn và nợ xấu giảm nhiều, kinh doanh ổn định và có lãi, giữ đƣợc vai trò nhất định của kinh tế tập thể trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Qua tổng hợp kết quả thanh tra tại chỗ hàng năm cho thấy tình hình cơ bản của các QTDND nhƣ sau:

-Vốn của các QTDND tiếp tục tăng trƣởng khá vững chắc, trong đó:

Vốn tự có tăng chủ yếu là các cổ đông góp thêm Vốn điều lệ và một phần từ lợi nhuận đƣợc trích theo tỷ lệ quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn vốn huy động của khách hàng ổn định và tăng trƣởng ở mức khá. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các QTD.

- Cơ cấu Tài sản Có tƣơng đối hợp lý, phản ánh đúng thực trạng tình hình hoạt động của các QTDND, cụ thể là:

Kinh doanh tín dụng của QTDND là hoạt động chủ yếu, dƣ nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng sử dụng vốn và có chiều hƣớng tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Dƣ nợ tín dụng luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn hoạt động. Chất lƣợng đầu tƣ tín dụng thời gian qua đã đƣợc đảm bảo hơn, nợ quá hạn mới ít phát sinh, song một số khoản nợ tồn đọng do cho vay sai chế độ trƣớc đây, nhƣ cho vay ngân sách xã để xây dựng trụ sở hoặc trƣờng học thì việc khắc phục các khoản nợ này còn gặp nhiều khó khăn.

Các khoản đầu tƣ khác nhƣ góp vốn, hùn vốn, liên doanh,... chƣa đáng kể trong tổng sử dụng vốn (chỉ góp vốn với QTDND Trung ƣơng, nay là Ngân hàng Hợp tác xã, mỗi QTDND cơ sở góp 10 triệu đồng).

+ Thƣờng xuyên duy trì đủ các khoản dự trữ thanh toán, đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán, khả năng chi trả ngay cho khách hàng.

Kết quả kinh doanh của các QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc luôn có lãi, lãi năm sau của từng QTDND đều cao hơn năm trƣớc.

3.4.2. Những tồn tại, vi phạm phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc

Kết quả thanh tra hàng năm cho thấy về cơ bản các QTDND đƣợc thanh tra chấp hành các quy định pháp luật và trong khuôn khổ điều lệ và giấy phép hoạt động, kinh doanh đều có hiệu quả. Song vẫn còn một số QTDND chấp hành chƣa nghiêm chỉnh và còn vi phạm chế độ thể lệ hoạt động, cụ thể:

- Công tácQuản trị điều hành

Tại các thời điểm thanh tra vẫn còn một số quỹ chƣa chấp hành nghiêm về quy chế và điều lệ QTDND đã ban hành. Chƣa ban hành, hoặc ban hành chƣa đầy đủ kịp thời các quy chế và điều lệ hoạt động nhƣ quy chế về miễn giảm lãi tiền vay; quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát. Vấn đề này cũng một phần là do HĐQT vẫn còn kiêm nhiệm, hoạt động của HĐQT còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình thức, chƣa sâu sát và cụ thể theo chức năng nhiệm vụ. Vì kiêm nhiệm nên có nơi giao phó hoàn toàn cho Ban điều hành và chỉ nắm hoạt động QTDND thông qua báo cáo của Ban điều hành. Ban điều hành chƣa chủ động tham mƣu, đề suất kịp thời cho HĐQT để có những chủ trƣơng, định hƣớng hoạt động cụ thể phù hợp với khả năng quản lý, tình hình phát triển kinh tế địa phƣơng. Việc HĐQT và BĐH kiêm nhiệm qua thanh tra đã đƣợc khắc phục, đến nay tại Vĩnh Phúc chỉ còn một vài QTDND là còn kiêm nhiệm.

Nghị quyết của HĐQT và BĐH của một số QTD hoạt động chƣa đều, chƣa đƣa ra định hƣớng các mặt hoạt động cho QTDND, phó thác hoạt động của QTDND cho BĐH. Nhƣng ngƣợc lại, cũng có một số QTDND, HĐQT còn làm thay việc của BĐH, từ việc xét duyệt cho vay đối với khách hàng cho đến việc chi tiêu hàng ngày. Nghị quyết HĐQT còn chung chung, chƣa thực sự sâu sát để kịp thời chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng.

- Công tác kiểm soát

Công tác kiểm soát hầu hết các quỹ còn yếu và mang tính hình thức, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả thực sự, chƣa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình, một số quỹ sử dụng kiểm soát nhƣ một cán bộ tín dụng; hàng tháng, hàng quý chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình công tác kiểm tra theo định kỳ. Ban kiểm soát còn thụ động trong công việc, chƣa mang tính phát hiện,hoặc chỉ ra các tồn tại của đơn vị mình, một số quỹ có tổ chức kiểm tra, song các lần kiểm tra kiểm soát còn chƣa đƣợc lập thành văn bản báo cáo HĐQT và NHNN về các tồn tại của đơn vị mình để kịp thời khắc phục, chỉnh sửa theo chế độ quy định.

Theo Quyết định số 45/2006/QĐ-NHNN, ngày 11/9/2006, của Thống đốc NHNN ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, BKS, bộ máy điều hành QTDND và Thông tƣ 08/2005/TT - NHNN, ngày 30/12/2005, của Thống đốc NHNN hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động QTDND và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP, ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ - CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động QTDND,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định Ban kiểm soát có tối thiểu 3 ngƣời, trong đó có ít nhất 1 Kiểm soát viên chuyên trách.

Qua thanh tra cho thấy hầu hết các QTDND trên địa bàn chƣa thực hiện đầy đủ theo quy định trên. Thực tế các quỹ mới chỉ có 1 Kiểm soát viên chuyên trách, thậm chí, một số QTDND kiểm soát viên còn kiêm nhiệm các chức danh khác thuộc chính quyền địa phƣơng, hoặc một số quỹ kiểm soát viên hoạt động nhƣ một thành viên Ban điều hành trái với chế độ quy định.

- Về công tác hạch toán, kế toán và hạch toán thu chi tài chính

Hầu hết số QTDND đƣợc thanh tra chƣa chấp hành nghiêm túc chế độ thu chi tài chính, ít nhiều các QTDND đều mắc phải những tồn tại hoặc sai chế độ quy định. Nhiều QTDND không hạch toán đầy đủ các khoản thu nhập chi phí trong năm tài chính, còn giữ lại ngoài sổ sách để dự phòng cho năm sau; Chi phí thiếu hóa đơn chứng từ, chứng từ gốc chƣa đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp; Chi phí hỗ trợ đoàn thể, công tác xã hội sai quy định; Chi phí sai nguồn, hạch toán sai tính chất tài khoản; Hoặc chi phí tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền ăn ca cho cán bộ, song Giám đốc QTD đã giữ lại một phần của cán bộ để tƣ lợi cho cá nhân...Thậm chí, một số QTDND đã vi phạm nghiêm trọng chế độ chi tiêu tài chính, đã đƣợc thanh tra Chi cục Thuế kiểm tra xử lý và truy thu thuế về các khoản chi sai chế độ, hoặc đƣợc thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc thanh tra phát hiện, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, đã đề nghị xử lý kỷ luật miễn nhiệm, cách chức đối với một số Giám đốc điều hành và Kế toán trƣởng của QTDND (Nhƣ QTD Tứ Trƣng, QTD An Tƣờng, QTD ND Tuân Chính).

- Về công tác xây dựng trụ sở làm việc

Trong những năm vừa qua, một số QTDND đã xây dựng trụ sở làm việc từ nguồn vốn của QTD. Tuy nhiên, qua thanh tra phát hiện một số QTDND đã xây dựng vƣợt mức vốn theo quy định (mức quy định cho QTDND cơ sở XDCB hoặc mua sắm tài sản cố định không vƣợt quá 50% vốn tự có), hoặc chi phí xây dựng nhỏ sai chế độ nhƣ: QTD Tam Hồng; QTD Thanh Lãng, QTD Bình Dƣơng... Một số QTDND chƣa có đủ các thủ tục pháp lý về xây dựng nhƣ Quyết định cấp đất của cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan có thẩm quyền, giấy phép xây dựng, các thủ tục về thẩm định và giám sát thi công; không lập dự toán, bản vẽ thiết kế XDCB; Khi xây dựng xong không trình và báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, dẫn đến thiếu hầu hết thủ tục hồ sơ chứng từ kế toán, hoặc vƣợt quá định mức quy định, không hạch toán vào sổ sách kế toán, khi tiến hành thanh tra tại chỗ phát hiện, ngoài việc xử lý chấn chỉnh, thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh mới hƣớng dẫn QTD có sai phạm, hoàn thiện thủ tục hồ sơ và hạch toán kế toán theo chế độ quy định.

- Về hoạt động tín dụng

Về thủ tục hồ sơ vay vốn: Qua thanh tra cho thấy một số QTD còn đơn giản, sơ sài về hồ sơ cho vay, thiếu phƣơng án, dự án sản xuất - kinh doanh (đối với các khách hàng vay kinh doanh); công tác thẩm định còn sơ sài thể hiện trên phiếu thẩm định ghi chung chung đối tƣợng vay vốn là kinh doanh hoặc chăn nuôi, phát triển sản xuất, hay phát triển kinh tế gia đình không ghi rõ là kinh doanh cái gì và chăn nuôi con gì; một số đơn vị không lập hợp đồng thế chấp tài sản đối với các khách hàng vay có tài sản thế chấp...

Cho vay vƣợt giới hạn quy định: Qua thanh tra cho thấy, một số QTDND vi phạm cho vay vƣợt giới hạn 15% vốn tự có nhƣ: QTD Tam Hồng; QTD Chấn Hƣng; QTD Văn Quán; QTD Tứ Trƣng; QTD Đồng Văn…, thủ tục hồ sơ tài sản bảo đảm cho món vay lại thực hiện không đúng quy định, dẫn đến khi rủi ro không thu hồi đƣợc vốn, không xử lý đƣợc tài sản bảo đảm, nợ xấu có khả năng không thu hồi đƣơc ngày một tăng, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, phải có sự kiểm soát hoạt động của Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh.

Việc chấp hành quy chế trong cho vay của các QTDND chƣa thực sự nghiêm túc, các sai phạm trong hoạt động tín dụng vẫn tiếp tục xảy ra ở hầu hết các khâu, các giai đoạn trong quy trình cho vay. Mặc dù, các sai phạm này đã đƣợc Thanh tra, giám sát NHNN phát hiện và kiến nghị các QTDND chấn chỉnh khắc phục liên tục trong nhiều năm qua, song các QTD vẫn mắc phải. Các dạng sai phạm nhƣ:

Sai phạm trong công tác thẩm định, kiểm tra trƣớc khi cho vay. Sai phạm về các điều kiện, thủ tục giải quyết cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sai phạm trong khâu kiểm tra tình hình sử dụng vốn của ngƣời vay và công tác theo dõi quản lý nợ vay.

Sai phạm trong việc cho gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn. Không hạch toán chuyển nhóm nợ theo quy định, nên tỷ lệ NQH của QTD chƣa phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng tín dụng của QTD.

Sai phạm trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hầu hết các QTDND chƣa thực hiện nghiêm túc Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN.

Sai phạm trong việc nhận các đảm bảo nợ vay, đặc biệt là các đảm bảo bằng tài sản.

Sai phạm trong việc chấp hành các giới hạn cho vay.

Các dạng sai phạm khác nhƣ: Cho khách hàng vay vốn QTDND đảo nợ; cán bộ QTDND vay ké, vay hộ, sâm tiêu tiền vay của khách hàng, thông đồng với khách hàng biển thủ, chiếm đoạt tiền vay của QTDND…

Việc tiếp thu và thực hiện các kiến nghị thanh tra của một số ít QTD chƣa đƣợc nghiêm túc, nguyên nhân là do việc đôn đốc theo dõi chỉnh sửa của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh chƣa đƣợc sát sao, bên cạnh đó bản thân các QTDND chƣa chỉnh sửa nghiêm túc, mặt khác về cơ chế chƣa có chế tài bắt buộc đối tƣợng thanh tra phải chấp hành nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra, giám sát NHNN.

Qua tình hình và kết quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các QTDND vừa nêu trên, có thể đánh giá rằng: Mặc dù thời gian qua, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đã đầu tƣ khá nhiều thời gian, lực lƣợng vào việc thanh tra đối với các QTDND, nhƣng hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng vẫn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý. Vì vậy, cần tìm ra đƣợc các nguyên nhân gây ảnh hƣởng để có đƣợc các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ đối với các QTDND.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 77 - 82)