Quy trình thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.8.Quy trình thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng

1.2.8.1. Thanh tra Ngân hàng theo phương thức Giám sát từ xa

Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá nội dung hoạt động của ngân hàng và tổ chức tín dụng. Về cơ bản, giám sát từ xa là một hệ thống thông tin, đó là việc sử dụng bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu thống kê định kỳ của TCTD để phân tích, đánh giá giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nƣớc nắm một cách thƣờng xuyên tình hình, từ đó có các thông tin cảnh báo cho các nhà lãnh đạo TCTD những vấn đề cần thiết, hoặc kiến nghị biện pháp khắc phục thích hợp, kịp thời; đồng thời là kênh thông tin “chỉ điểm” cho thanh tra tại chỗ để xác định những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

Quy trình giám sát từ xa, gồm các nội dung công việc sau đây: - Tiếp nhận thông tin từ TCTD qua mạng truyền tin của NHNN; - Xử lý thông tin theo chƣơng trình đã đƣợc cài đặt về giám sát từ xa;

- Vận hành chƣơng trình phần mềm giám sát để cho các mẫu biểu phân tích, biểu phân tổ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu, gồm:

Bảng phân tổ tài sản Nợ, tài sản Có bằng VND và ngoại tệ; Bảng phân tích nợ quá hạn;

Biểu phân loại cho vay;

Biểu tính toán khả năng chi trả;

Biểu tính toán các chỉ số về thực trạng hoạt động của ngân hàng, TCTD; Biểu giám sát các chỉ số về quy chế.

- Tiến hành phân tích để đánh giá sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính theo các nội dung sau:

Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có;

Chất lƣợng tín dụng và bảo lãnh, trong đó phân tích những món tín dụng và bảo lãnh lớn; tình hình hùn vốn, liên doanh, góp vốn cổ phần đầu tƣ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc đảm bảo khả năng thanh toán;

Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Việc thực hiện các quy chế an toàn của NHNN; Đánh giá chung.

- Xác định những vấn đề cần chú trọng qua giám sát và thực hiện các yêu cầu khắc phục qua giám sát.

- Chuyển kết quả phân tích, giám sát cho thanh tra tại chỗ để sử dụng trong thanh tra tại chỗ, định kỳ, hoặc có thể tổ chức thanh tra đột xuất nếu cần.

Các Thanh tra viên giám sát từ xa liên hệ trực tiếp với Ban Giám đốc và các phòng ban chuyên trách của các tổ chức tín dụng. Công việc của Thanh tra viên còn bao gồm cả việc tổ chức các buổi làm việc định kỳ tại tổ chức tín dụng.

1.2.8.2. Thanh tra Ngân hàng theo phương thức thanh tra tại chỗ

Thanh tra tại chỗ là phƣơng thức thanh tra trực tiếp để kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của TCTD, thông qua việc xem xét trực tiếp các sổ sách, hồ sơ, tài liệu của từng lĩnh vực thanh tra, đƣa ra những kết luận, kiến nghị trên cơ sở những chứng cứ cụ thể nhằm đƣa hoạt động của TCTD đi theo các mục tiêu quản lý đã xác định.

Theo phƣơng thức này, trƣớc khi tiến hành thanh tra tại chỗ phải tiến hành thành lập Đoàn Thanh tra. Đoàn Thanh tra đƣợc thành lập theo Quyết định của Chánh Thanh tra hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Hoạt động của Đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.

Đoàn Thanh tra phải tuân thủ Luật thanh tra, các văn bản pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đoàn Thanh tra có Trƣởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra; trong trƣờng hợp cần thiết, Đoàn Thanh tra có phó Trƣởng đoàn thanh tra. Phó Trƣởng Đoàn thanh tra giúp Trƣởng Đoàn thanh tra tổ chức thực hiện nhiệm vụ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đoàn thanh tra, thay mặt Trƣởng Đoàn thanh tra chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra khi đƣợc Trƣởng Đoàn giao.

Quy trình thanh tra tại chỗ là trình tự, thủ tục và các bƣớc tiến hành của Đoàn thanh tra khi tiến hành một cuộc thanh tra tại đối tƣợng thanh tra. Quy trình thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác thanh tra tại chỗ, bởi nó là khung pháp lý, là cơ sở để các Đoàn thanh tra hoạt động. Các giai đoạn trong quy trình thanh tra tại chỗ có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trƣớc tạo tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện các công việc của giai đoạn trƣớc, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt đƣợc mục đích, yêu cầu. Việc xác định đƣợc rõ các công việc cần phải thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình thanh tra góp phần nâng cao đƣợc hiệu quả và chất lƣợng công tác thanh tra tại chỗ. Quy trình thanh tra gồm các bƣớc sau:

a. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra

- Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra

Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình Ngƣời ra quyết định thanh tra phê duyệt. Kế hoạch tiến hành thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra; phƣơng pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện.

- Phổ biến kế hoạch thanh tra

Trƣởng Đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các đoàn viên; tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho đoàn viên khi cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Căn cứ vào nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã đƣợc Ngƣời ra quyết định thanh tra phê duyệt, Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo.

b. Giai đoạn tiến hành thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra

Chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra. Trƣớc khi công bố Quyết định thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông báo với đối tƣợng thanh tra về thời gian, thành phần tham dự, địa điểm công bố quyết định.

Thành phần tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra, Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự.

Khi công bố Quyết định thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra đọc toàn văn Quyết định thanh tra, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng thanh tra; thông báo chƣơng trình làm việc giữa Đoàn thanh tra với đối tƣợng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

Việc công bố Quyết định thanh tra phải đƣợc lập thành biên bản.

- Thu nhận báo cáo của đối tượng thanh tra, nghe đối tượng thanh tra báo cáo

Trƣởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập đƣợc; tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin tài liệu đó khi cần thiết làm cơ sở kết luận các nội dung thanh tra.

- Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra:

Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với Trƣởng Đoàn thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với Ngƣời ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện thanh tra, báo cáo này phải đƣợc thực hiện bằng văn bản.

- Nhật ký Đoàn thanh tra

Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, ghi chép đầy đủ theo quy định vào nhật ký và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc Ngƣời ra quyết định thanh tra về tính chính xác, trung thực của nội dung nhật ký Đoàn thanh tra.

c. Giai đoạn kết thúc thanh tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra biết.

- Xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra

Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra.

Trong trƣờng hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo báo cáo kết quả thanh tra thì Trƣởng Đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Ngƣời ra quyết định thanh tra về quyết định của mình.

- Báo cáo kết quả thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra.

Trong trƣờng hợp phát hiện có hành vi tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu TCTD đƣợc thanh tra.

Trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định tích chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý.

Báo cáo kết quả thanh tra đƣợc gửi tới Ngƣời ra quyết định thanh tra. Trong trƣờng hợp Ngƣời ra quyết định thanh tra là Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc thì báo cáo kết quả thanh tra còn đƣợc gửi cho Thủ trƣởng cơ quan thanh tra cùng cấp.

- Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra

Khi đƣợc giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Ngƣời ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Ngƣời ra quyết định thanh tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trƣờng hợp Ngƣời ra quyết định thanh tra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tƣợng thanh tra và đối tƣợng thanh tra có văn bản giải trình thì Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với Ngƣời ra quyết định thanh tra hƣớng xử lý nội dung giải trình của đối tƣợng thanh tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong trƣờng hợp ngƣời ra quyết định thanh tra quyết định công bố Kết luận thanh tra và uỷ quyền cho Trƣởng Đoàn thanh tra thì Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố kết luận thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố kết luận thanh tra gồm Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại buổi công bố Kết luận thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra đọc toàn văn Kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Kết luận thanh tra. Việc công bố Kết luận thanh tra đƣợc lập thành biên bản.

- Rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra

Sau khi có Kết luận thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra, bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để đề nghị Ngƣời có thẩm quyền khen thƣởng (nếu có).

- Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Kết luận thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Trƣờng hợp vì trở ngại khách quan thì bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhƣng không quá 90 ngày.

Hồ sơ thanh tra đƣợc bàn giao cho cơ quan quản lý trực tiếp Trƣởng đoàn thanh tra; trƣờng hợp mà Ngƣời ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trƣởng cơ quan trực tiếp quản lý Trƣởng Đoàn thanh tra, thì Trƣởng Đoàn thanh tra báo cáo Ngƣời ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải đƣợc lập thành biên bản.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 26 - 31)