Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 31 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng

1.3.1. Yêu cầu đổi mới đối với công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước

Trong điều kiện hiện nay, xu hƣớng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh trên phạm vi toàn thế giới, hội nhập quốc tế trở thành vấn đề tất yếu của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cũng nhƣ các lĩnh vực khác của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nền kinh tế, để gia nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải thực hiện những cam kết và tuân theo những lộ trình cụ thể trong các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Đó là những cơ hội rất lớn và cũng là những thách thức hết sức khó khăn đặt ra cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho ngân hàng nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, tạo điều kiện để hệ thống Ngân hàng Việt Nam tranh thủ đƣợc các nguồn vốn, tiếp thu công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, môi trƣờng và điều kiện để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế buộc các Ngân hàng Việt Nam phải tự vƣơn lên để tồn tại và phát triển, tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống Ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực thi chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là sự tham gia mạnh mẽ của các Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, làm tăng mức độ cạnh tranh và rủi ro đối với khu vực tài chính. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phong phú, trình độ quản lý tiên tiến và nguồn tài chính dồi dào, các ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều ƣu thế hơn và tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn đối với các Ngân hàng Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam còn nhiều yếu kém cả về năng lực tài chính và năng lực hoạt động, quản lý. Do đó rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn. Trong khi đó, khả năng trích lập dự phòng rủi ro lại rất hạn chế, nhiều TCTD trích lập dự phòng rủi ro còn dƣới mức rủi ro thực tế. Điều này làm tăng khả năng dễ bị tổn thƣơng của các TCTD trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn chƣa ổn định vững chắc, môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ trong nƣớc chứa đựng nhiều rủi ro, hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc còn yếu kém về năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, khiến các tổ chức tín dụng phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng không nhỏ. Điều này cũng trở thành nguy cơ đe doạ sự an toàn và phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đồng thời, khi xâm nhập vào thị trƣờng tài chính Việt Nam, các Ngân hàng nƣớc ngoài sẽ từng bƣớc tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam theo cam kết xoá bỏ dần các hạn chế đối với các Ngân hàng nƣớc ngoài của Chính phủ Việt Nam và cũng đồng nghĩa với việc các Ngân hàng nƣớc ngoài sẽ sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng một số loại hình nghiệp vụ ngân hàng mới chƣa đƣợc thực hiện tại Việt Nam hoặc chƣa có quy định điều chỉnh nhƣng đã đƣợc cam kết cho phép trong các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Nhƣ vậy, buộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam khẩn trƣơng xây dựng một cơ chế quản lý và điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt là hệ thống Thanh tra, giám sát phải đƣợc củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động thì mới có thể làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc trên lãnh thổ Việt Nam.

Trƣớc đòi hỏi cấp bách của xu thế hội nhập và thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam, cần có một tổ chức Thanh tra, giám sát đủ mạnh, thực sự là công cụ quản lý nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý của nhà nƣớc đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thế nhƣng, trong thực tế mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của Thanh tra , giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với các thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn hoạt động ngân hàng còn bị phân tán ở nhiều đơn vị, song cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động chƣa hiệu qủa. Mô hình tổ chức Thanh tra, giám sát Ngân hàng phân tán và các chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động giám sát ngân hàng nhƣ cấp phép, ban hành các quy định an toàn và quản lý hoạt động ngân hàng … còn nằm rải rác ở các Vụ, Cục khác.

Trong cơ chế điều hành của Thanh tra, giám sát Ngân hàng còn nhiều bất cập. Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh vừa chịu sự chỉ đạo, điều hành, quản lý hành chính của Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh, vừa chịu sự chỉ đạo về mặt thanh tra, giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các hoạt động nghiệp vụ thanh tra, giám sát. Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho các hoạt động thanh tra, giám sát còn nhiều điểm bất cập, hạn chế trong việc ứng dụng các công cụ và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và các nguyên tắc, kỷ luật của thị trƣờng cũng nhƣ các giới hạn an toàn tối thiểu của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, mặc dù nội dung, phƣơng pháp thanh tra, giám sát ngân hàng đã có những đổi mới nhất định, song chƣa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, giám sát hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống ngân hàng hiện đại và thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, kể cả một số quy định an toàn và biện pháp thận trọng đã đƣợc áp dụng ở Việt Nam, nhƣng chƣa đồng bộ và không triệt để nên việc đánh giá hệ thống ngân hàng phản ánh chƣa đúng tình trạng thực tế. Thanh tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là phƣơng pháp chủ yếu, thiếu khả năng giám sát toàn bộ thị trƣờng tiền tệ. Đặc biệt, việc phát hiện cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Với phƣơng thức thanh tra tại chỗ thì các biện pháp nghiệp vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng chủ yếu là phát hiện các vi phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện đƣợc, các rủi ro, biến cố đã xảy ra. Đôi khi, còn can thiệp quá mức cần thiết vào công việc nội bộ của các tổ chức tín dụng thông qua những đợt thanh tra đến tận chi nhánh của tổ chức tín dụng. Trong khi đó, lại chƣa sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập nhƣ một công cụ quan trọng cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Ngoài ra, Thanh tra giám sát Ngân hàng còn chƣa triển khai áp dụng các biện pháp giám sát hợp nhất hoạt động ngân hàng và các hoạt động phi ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Đặc biệt là việc thanh tra, giám sát hoạt động của các Công ty do các Ngân hàng Thƣơng mại thành lập hoặc góp vốn đầu tƣ nhƣ: Công ty chứng khoán; Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý; Công ty kinh doanh bất động sản;… Đồng thời, hoạt động giám sát vĩ mô là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giám sát ngân hàng hiện nay chƣa đƣợc Thanh tra, giám sát Ngân hàng quan tâm triển khai để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát vi mô.

Năng lực và trình độ cán bộ Thanh tra, giám sát Ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trong hiện tại và còn thấp so với yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và các phƣơng pháp thanh tra, giám sát theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Chính vì những lý do trên mà đổi mới Thanh tra, giám sát Ngân hàng là yêu cầu cấp bách của xu thế hội nhập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2. Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với Quỹ tín dụng nhân dân

1.3.2.1. Đổi mới công tác Thanh tra, giám sát Ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động đối với hệ thống QTDND

Ngày 2/6/1993,Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 260/TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ƣơng thí điểm thành lập QTDND với chức năng giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo triển khai kế hoạch thành lập hệ thống QTDND theo mô hình mới. Để giúp việc Ban chỉ đạo Trung ƣơng, ngày 14/6/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ra Quyết định số 111/QĐ-NH9 về việc thành lập Ban điều hành thí điểm thành lập QTDND. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 154/QĐ-NH9 ngày 16/8/1993. Qua quá trình hoạt động, một vài Quỹ tín dụng đã phát sinh biểu hiện lệch lạc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành một số quỹ tín dụng mâu thuẫn nhau về quyền lợi; có Giám đốc quỹ tín dụng đã sử dụng tiền công quỹ vào mục đích riêng gây thất thoát rồi bỏ trốn.

Trƣớc yêu cầu mới về chỉ đạo, quản lý và bảo đảm an tàn hoạt động của hệ thống QTDND, ngày 11/7/1995 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ra quyết định số 196/QĐ-NH9 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của vụ quản lý các TCTD Hợp tác, thành lập phòng Thanh tra, giám sát thuộc bộ máy tổ chức của Vụ. Đến ngày 22/2/1997, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ra quyết định số 43/QĐ-NHg chính thức chuyển giao nhiệm vụ thanh tra, giám sát các QTDND từ Vụ quản lý các TCTD Hợp tác về Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng vai trò và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân. Từ đây, công tác thanh tra đối với QTDND đƣợc chú trọng hơn và chuyên môn hoá hơn.

1.3.2.2. Nội dung đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD nói chung và đối với QTDND nói riêng

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và của QTDND nói riêng trong điều kiện hội nhập và phù hợp với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc phải đƣợc đổi mới một cách căn bản nhƣ sau:

a. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng

Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc hiện nay theo hƣớng nâng cao tính độc lập, thống nhất về nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Trung ƣơng đối với Thanh tra Ngân hàng ở địa phƣơng. Trƣớc mắt, thành lập cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức của bộ máy Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công chúng. Về lâu dài, xây dựng Cơ quan Giám sát tài chính hợp nhất, độc lập và trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng giám sát an toàn hoạt động của toàn bộ các hoạt động tài chính (Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm) trên lãnh thổ Việt Nam.

Trƣớc mắt, cần tăng cƣờng quyền hạn thanh tra đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, chú trọng chỉ đạo bảo đảm thông tin phục vụ thanh tra giám sát các QTDND. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đối với các QTDND

Đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Trong đó bao gồm:

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với QTDND. Trong đó, giám sát từ xa đƣợc coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Sử dụng kết quả và hoạt động của kiểm tra, kiểm soát nội bộ làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Nội dung giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc cũng phải bao gồm việc nhận dạng - đo lƣờng - quản lý - xử lý rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức tín dụng, toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện sớm, chính xác rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng và QTDND có vấn đề;

Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tín dụng nói chung và các QTDND nói riêng;

Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL(S);

Tăng cƣờng vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng.

Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và QTDND, bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; hệ thống quản lý tài sản Nợ, tài sản Có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động.

Bổ sung, chỉnh sửa phù hợp các quy định, chính sách về bảo hiểm tiền gửi để buộc các tổ chức tín dụng, QTDND và các tổ chức khác có huy động tiền gửi theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nâng cao vai trò, năng lực tài chính và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Bảo

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 31 - 114)