Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 47 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà

nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Một số nét khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Về tổ chức

Tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có tỉnh Vĩnh Phú đƣợc chia thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau gần 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/1/1997. Đến thời điểm cuối năm 2013, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích là 1.236,5km2, dân số trên 1.020 ngàn ngƣời.

Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập và là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc; có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng Trung ƣơng theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều hành hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng.

Chi nhánh NHNN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của Thống đốc:

- Làm đầu mối tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn đƣợc phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thƣờng về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn đƣợc phân công trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc để thực thi nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh; có ý kiến tham gia với cấp Uỷ, Chính quyền tỉnh, thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng khi đƣợc yêu cầu.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn kèm theo các đề xuất, kiến nghị, nếu có.

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; thực hiện việc kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn.

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nƣớc về ngoại hối trên địa bàn. - Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại Chi nhánh, khi giao nhận, trên đƣờng vận chuyển.

- Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của Chi nhánh gửi cấp trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

Trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc Thống đốc uỷ quyền thực hiện trên địa bàn, tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNN tỉnh Vĩnh Phúc theo quyết định số 2989/QĐ - NHNN, ngày 14/12/2009 (nay là Quyết định 290/QĐ-NHNN, ngày 25/2/2014) của Thống đốc NHNN quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, gồm các đơn vị:

- Phòng Hành chính - Nhân sự;

- Phòng Nghiên cứu tổng hợp và Kiểm soát Nội bộ; - Phòng Kế toán - Thanh toán;

- Thanh tra, Giám sát Ngân hàng; - Phòng Tiền tệ - Kho quỹ;

Thanh tra, Giám sát Ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

3.1.1.2. Về kết quả hoạt động

Trong những năm qua, chi nhánh NHNN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình làm tốt trên các mặt hoạt động:

- Công tác chỉ đạo điều hành:

Thƣờng xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và NHTW, bám sát những định hƣớng mục tiêu đã đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đạo để cụ thể hoá đối với các Ngân hàng, các QTDND trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả theo sự chỉ đạo của NHTW về cơ cấu lại ngân hàng, cụ thể là các Quyết định nâng cấp chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I của các NHTM trên địa bàn.

Tham mƣu với tỉnh chỉ đạo chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nƣớc đạt hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động QTDND theo tinh thần chỉ đạo của Bộ chính trị, NHTW, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, chỉ đạo xử lý nợ đối với các QTDND bị rút giấy phép hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mở rộng mạng lƣới hoạt động, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ nền kinh tế nhanh chóng, thuận lợi

Hệ thống Ngân hàng Vĩnh Phúc từ chỗ chỉ có 4 Chi nhánh NHTM Nhà nƣớc hoạt động, đến nay mạng lƣới hoạt động Ngân hàng đã đƣợc mở rộng với trên 20 Chi nhánh NHTM cấp I, bao gồm: Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và PT Vĩnh Phúc; Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và PT Phúc Yên; Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng Vĩnh Phúc; Chi Nhánh Ngân hàng Công thƣơng Vĩnh Phúc; Chi Nhánh Ngân hàng Công thƣơng Bình Xuyên; Chi Nhánh Ngân hàng Công thƣơng Phúc Yên; Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế (VIBBank); Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng (TeckcomBank); Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng (VPBank); Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBank); NHTMCP Hàng Hải (Mari Time Bank); NHTMCP An Bình; NHTMCP Đông á; NHTMCP Quân Đội; NHTMCP á Châu; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Vĩnh Phúc; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phúc Yên; Chi nhánh NHTM Cổ phần Đông Nam Á (Seabank); Chi nhánh Ngân hàng hợp tác xã Vĩnh Phúc. Hệ thống các Ngân hàng thƣong mại trên địa bàn đƣợc mở thêm các điểm giao dịch tại Huyện Vĩnh Tƣờng, Huyện Yên Lạc; điểm Giao dịch Mê Linh Plaza; điểm giao dịch Honda … với mục tiêu là mở rộng quy mô hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các thành phần kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn có 21 Chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại cấp I, trên 20 Chi nhánh NHTM cấp II, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng Chi nhánh Vĩnh Phúc nay gọi là Ngân hàng hợp tác xã và 30 QTDND cơ sở.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tranh thủ vốn uỷ thác đầu tƣ; vốn từ các dự án tài chính - tín dụng quốc tế và nhận điều hoà từ Ngân hàng Trung ƣơng cùng một số nguồn vốn khác để chủ động vốn đầu tƣ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đến 31/12/2013 đạt

25.609 tỷ đồng, tăng hơn 30 lần so thời điểm tái lập tỉnh năm 1997; số tiền tăng bình quân 1 năm trên 2.523 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác cho vay vốn: Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt

22.435 tỷ đồng, tăng hơn 36 lần so thời điểm tái lập tỉnh năm 1997; tăng bình quân 1 năm trên 3.036 tỷ đồng.

- Về thực hiện lãi suất: Căn cứ vào báo cáo tình hình thực hiện chính sách lãi

suất của các Ngân hàng trên địa bàn cho thấy các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc biên độ giao dịch theo chỉ đạo của từng hệ thống, nhìn chung các mức lãi suất huy động và cho vay không có sự chênh lệch lớn.

- Công tác kho quỹ: Đƣợc đảm bảo an toàn tuyệt đối, đáp ứng đầy đủ nhu

cầu tiền mặt, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh - đời sống - an ninh quốc phòng của tỉnh. Hàng năm, công tác kho quỹ của NHNN tiếp tục tập trung vào các mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu tiền mặt phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh - đời sống - an ninh quốc phòng của tỉnh, thực hiện tốt việc đƣa tiền mới vào lƣu thông theo chỉ đạo của NHTW. Thực hiện nghiêm túc chế độ thu - chi tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Triển khai thực hiện tốt hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và phát triển

thanh toán không dùng tiền mặt: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai

chƣơng trình thanh toán tập trung, thanh toán điện tử cho các NH, Tổ chức tín dụng trên địa bàn; Tập huấn, cài đặt chƣơng trình thanh toán bù trừ ngày 2 phiên cho các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ, cài đặt chƣơng trình thanh toán bù trừ cho các đơn vị thành viên mới và thực hiện tốt công tác chuyển tiền điện tử nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn.

- Thực hiện các bƣớc nhằm đổi mới cơ bản và toàn diện công tác thanh tra - kiểm soát

Công tác kiểm soát của NHNN, luôn đƣợc chú trọng, bám sát chƣơng trình kiểm soát của NHTW và xây dựng kế hoạch, thực hiện kiểm soát thƣờng xuyên, đột suất theo chỉ đạo của Giám đốc NHNN chi nhánh. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng ngày, tháng, quí đúng nguyên tắc chế độ.

Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt kế hoạch hàng năm về phân tích giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ đối với hệ thống NHTM và hệ thống QTDND trên địa bàn. Nội dung thanh tra đã tập trung vào các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lĩnh vực: tín dụng, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, ngoại hối, an toàn kho quỹ; hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ; việc chấp hành chế thông tin báo cáo. Ngoài việc tập trung thanh tra tính tuân thủ pháp luật, hoạt động thanh tra trực tiếp đã tập trung vào việc đánh giá những tồn tại của kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các chi nhánh NHTM và các QTDND trên địa bàn.

3.1.2. Tổ chức hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

Ban Thanh tra Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ ban hành Nghị định thành lập số 900.TTg ngày 26/5/1956. Theo đó, Ban Thanh tra chỉ có tại NHNN Trung ƣơng. Ngày 24/5/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh số 37/LCT/HĐNN8, công bố Pháp lệnh NHNN Việt Nam đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc thông qua ngày 23/5/1990. Theo đó, Thanh tra NHNN thực hiện việc thanh tra các TCTD trong cả nƣớc và quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan đơn vị thuộc NHNN theo nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Pháp lệnh Thanh tra. Ngày 10/10/1990, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra NHNN. Theo quy chế, Hệ thống tổ chức thanh tra NHNN gồm:

- Thanh tra NHNN Trung ƣơng;

- Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ƣơng.

Ngày 01/1/1997, Vĩnh Phú đƣợc chia tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc cũng đƣợc thành lập theo các cơ quan hành chính của tỉnh và trong bộ máy của chi nhánh NHNN tỉnh Vĩnh Phúc có Thanh tra Ngân hàng. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phú đƣợc thành lập từ đó.

Từ khi triển khai thực hiện Luật NHNN Việt Nam, các văn bản hƣớng dẫn Luật NHNN đã xác định đƣợc rõ tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng. Vì vậy, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng kể từ khi thực hiện Luật NHNN Việt Nam đến nay.

Triển khai thực hiện Luật ngân NHNN, Chính Phủ ban hành Nghị định số 91/1999/NĐ -CP, ngày 04/9/1999, quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngân hàng, Thống đốc NHNN ban hành Thông tƣ số 04/2000/TT-NHNN3, ngày 28/3/2000, hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 91 nêu trên của Chính Phủ. Các văn bản nêu trên đã cụ thể hoá các Điều 50, 51, 52 và 53 của Luật NHNN về lĩnh vực thanh tra ngân hàng, trong đó khẳng định rõ Thanh tra Ngân hàng là Thanh tra Nhà nƣớc chuyên ngành về ngân hàng, đƣợc tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và có con dấu riêng.

3.1.2.1. Tổ chức hoạt động của Cơ quan thanh tra Giám sát Ngân hàng

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, và mới đây là QĐ số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam gồm:

- Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng - NHNN VN. (Có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở đặt tại Thành Phố Hà Nội)

- Thanh tra, giám sát Ngân hàng - NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (Trực thuộc và đặt tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng).

- Các chức vụ điều hành hoạt động Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng có Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra. Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng theo đề nghị của Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng và quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố có Chánh Thanh tra, giám sát chi nhánh, các Phó Chánh Thanh tra, giám sát chi nhánh. Chánh Thanh tra, giám sát chi nhánh do Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đề nghị Thống

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 47 - 114)