Kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND ở

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND ở

một số tỉnh

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có gần 40 QTDND, Thanh tra giám sát Ngân hàng

tỉnh Phú Thọ đã bố trí phân công nhiệm vụ cán bộ thanh tra giám sát theo mảng thanh tra theo chuyên đề, tập trung lực lƣợng cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn, chuyên sâu đối với hoạt động của Hệ thống QTDND. Chủ động xây dựng chƣơng trình kế hoạch thanh tra, phân công cán bộ thanh tra theo dõi cụ thể hoạt động của từng QTDND, khi phát hiện số liệu hoạt động tăng, giảm bất thƣờng, hoặc một số chỉ tiêu hoạt động chính không đảm bảo…thì tiến hành thành lập Đoàn Thanh tra trực tiếp tại QTDND với thời gian ngắn và chỉ tập trung 1 hoặc 2 nội dung để có trọng tâm trọng điểm. Khi phát hiện QTDND có tồn tại sai phạm thì lập biên bản kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Thanh tra và Lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh có biện pháp xử lý nhanh, kịp thời và hiệu quả, giúp QTDND vừa sửa chữa kịp thời đƣợc các sai phạm, vừa đảm bảo hoạt động an toàn theo quy định, tránh mất nhiều thời gian tập trung con ngƣời vào việc thanh tra trực tiếp tại QTDND. Việc bố trí thanh tra theo mảng chuyên đề đƣợc nhanh, kịp thời, tuy nhiên cũng còn hạn chế là chƣa có tính hỗ trợ các mảng chuyên đề thanh tra khác.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Địa bàn tỉnh Thái Bình có 85 QTDND, Thanh tra giám sát cũng phân công bố trí mảng thanh tra theo chuyên đề, tập trung lực lƣợng cán bộ có trình độ chuyên môn, chuyên sâu đối với hoạt động của Hệ thống QTDND, để tiến hành giám sát, phân tích đánh giá hoạt động đối với từng QTDND trên địa bàn. Ngoài các văn bản quy định của Pháp luật, của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định và hƣớng dẫn hệ thống QTDND thực hiện, Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Thái Bình giao cho Thanh tra giám sát Chi nhánh xây dựng Đề án hƣớng dẫn cụ thể (nhƣ: Đề án về quản lý tiền lƣơng và các khoản thu nhập đối với cán bộ làm việc tại QTD; Đề án hƣớng dẫn chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động; Đề án tăng cƣờng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND…) vừa là để các QTDND trên địa bàn thực hiện thống nhất vừa làm căn cứ để quản lý giám sát và thanh tra đối với hệ thống QTDND. Thực tế các QTDND trên địa bàn tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bình đã chấp hành rất nghiêm chỉnh, hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Thái Bình ít phải tổ chức các cuộc thanh tra trực tiếp tại QTDND. Với việc bố trí thanh tra theo mảng chuyên đề, cán bộ chuyên sâu, ban hành các văn bản quản lý trên địa bàn nhƣ vậy là hiệu quả và phù hợp, tiết kiệm đƣợc thời gian, lao động khi thanh tra trực tiếp, tuy nhiên cũng có hạn chế là chƣa hỗ trợ đƣợc các mảng chuyên đề thanh tra khác, khi phải xử lý các QTD có sai phạm qua thanh tra, thì các văn bản, đề án mà Chi nhánh ban hành trƣớc đó chƣa đủ tính pháp lý để xử lý.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định

Địa bàn tỉnh Bình Định có 27 QTDND, do lực lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra ít, trên địa bàn tỉnh lại có nhiều Chi nhánh Ngân hàng và TCTD hoạt động. Do vậy thanh tra giám sát Chi nhánh bố trí cán bộ đan xen, không bố trí riêng mảng chuyên đề chuyên sâu về thanh tra đối với hệ thống QTDND. Ngoài việc tổ chức giám sát, phân tích đánh giá hoạt động định kỳ 10 ngày và 1 tháng một lần. Hàng tháng vào ngày mùng 5, Ban giám đốc NHNN tỉnh cùng Lãnh đạo thanh tra giám sát tổ chức cuộc họp giao ban với tất cả Giám đốc QTDND trên địa bàn, để nghe báo cáo phản ánh tình hình hoạt động cũng nhƣ những tồn tại sai phạm (đây là kênh thanh tra giám sát chủ yếu thông qua thông tin phản ánh). Sau đó Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh chấn chỉnh phê bình và chỉ đạo khắc phục chỉnh sửa ngay. Cơ bản các QTDND trên địa bàn thực hiện theo các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nƣớc. Nhƣng các nghiệp vụ cụ thể chi tiết của từng QTDND khó giám sát đƣợc, khi có vụ việc sai phạm phát sinh ở QTDND nào đó thì mới thành lập Đoàn thanh tra trực tiếp xác minh xử lý, lúc đó vừa phải tập trung con ngƣời, thời gian để kiểm tra làm rõ, vừa phải yêu cầu ngƣời vi phạm khắc phục chỉnh sửa, nhất là vi phạm về xâm tiêu tiền vốn, vay mƣợn nhập nhằng, huy động vốn không nhập sổ sách…thì sẽ mất rất nhiều thời gian vào khâu khắc phục, thậm chí khó khắc phục đƣợc, dẫn đến hoạt động của QTDND có sai phạm không an toàn, có nguy cơ rủi ro và đổ vỡ. Việc sắp xếp bố trí thanh tra giám sát này đối với các QTD hoạt động an toàn, ổn định thì rất hiệu quả, nhƣng đối với các QTD hoạt động không an toàn thì rất dễ có các sai phạm, vì chỉ thông qua báo cáo phản ánh, khi phát hiện đƣợc thì thƣờng là đã muộn, khó xử lý, nguy cơ rủi ro là cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 39 - 41)