Những thuận lợi và khó khăn, thách thức cơ bản

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 58 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Những thuận lợi và khó khăn, thách thức cơ bản

3.2.2.1. Những thuận lợi

Các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động QTDND đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung tƣơng đối đầy đủ tạo môi trƣờng và cơ sở pháp lý giúp cho các QTDND hoạt động thuận lợi hơn, nhƣ: Nghị định số 69/2005/NĐ-CP, ngày 26/5/2005 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP, ngày 13/8/2001, của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Quyết định số 127/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 và Quyết định số 783/2005/QĐ- NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sung một số Điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, Công văn số 299/CV-TDHT, ngày 30/9/2005, của Thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung công văn số 44/CV-TDHT, ngày 18/02/2003 của Thống đốc NHNN về hƣớng dẫn thực hiện quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN; Quyết định 493/QĐ- NHNN, ngày 22/4/2005, của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Các Quỹ tín dụng nhân dân đã dần từng bƣớc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Điều Hành, Ban kiểm soát QTDND có hiệu quả. Bộ máy hoạt động HĐQT, Ban điều hành ổn định, đã có kinh nghiệm thật sự trong điều hành kinh doanh tiền tệ.

Công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ QTDND đƣợc quan tâm thƣờng xuyên từ Ngân hàng Nhà nƣớc Trung ƣơng và NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc. Các văn bản mới đƣợc triển khai và sao gửi cho các QTDND kịp thời để tổ chức thực hiện.

Công tác thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời. Kể cả công tác kiểm tra, đôn đốc chỉnh sửa sau thanh tra đƣợc theo dõi thƣờng xuyên, kịp thời hơn. Vì vậy, các đơn vị đã thấy rõ trách nhiệm trong việc khắc phục, chỉnh sửa và từng bƣớc chấp hành tốt các nguyên tắc chế độ quy định.

Các QTDND luôn đƣợc các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở quan tâm giúp đỡ nhiều mặt hoạt động nhƣ mặt bằng trụ sở làm việc, giúp đỡ xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Chỉ thị 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động QTDND làm nền tảng. Thƣờng xuyên đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và bản thân các QTDND phải quan tâm thực hiện, chấn chỉnh thƣờng xuyên hơn.

Qua kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, các QTDND hoạt động đều có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trƣớc, chi trả lãi cổ phần cho thành viên bằng mức lãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

suất cho vay bình quân, qua đó đã tạo đƣợc lòng tin với khách hàng, với thành viên góp vốn.

3.2.2.2. Những khó khăn, thách thức

Hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện các yếu tố khách quan nhƣ thiên tai, dịch bệnh; Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới và trong nƣớc, dẫn đến giá cả thị trƣờng biến đổi không ngừng (giá xăng dầu, đôla, vàng và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu…), bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng có nhiều các Chi nhánh tổ chức tín dụng quốc doanh và ngoài quốc doanh, với nguồn vốn lớn, trình độ cán bộ đào tạo cơ bản chính quy, áp dụng công nghệ tin học, ngoại ngữ thành thạo và nắm bắt tình hình kinh tế nhanh, ngày càng mở rộng thị trƣờng và thị phần khách hàng rộng khắp để đầu tƣ vốn, sẵn sàng chuẩn bị xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

QTDND hoạt động trong phạm vi hạn hẹp về nhiều mặt nhƣ: Nguồn vốn ít, trình độ cán bộ không đồng đều, không đƣợc đào tạo cơ bản. Thị trƣờng hoạt động trong phạm vị khuôn khổ, khách hàng vay nhỏ lẻ. Đối tƣợng thành viên vay là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Một số quỹ khai thác nguồn vốn tại chỗ gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là đi vay để cho vay; Một số quỹ tín dụng do nhận thức chƣa đầy đủ, cán bộ đã vụ lợi, lợi dụng nhiệm vụ để xâm tiêu chiếm đoạt tiền vốn, cho vay trái chế độ quy định… dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, nợ xấu ngày một tăng, nguy cơ đổ vỡ quỹ tín dụng, thực tế trên địa bàn đã có 7 QTDND phải giải thể, rút giấy phép hoạt động, một số trƣờng hợp cán bộ xâm tiêu, chiếm đoạt tiền vốn bị cơ quan pháp luật xử lý đi tù.

3.2.2.3. Tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013

a. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, giữ vai trò chủ đạo, là nguồn đầu vào chủ yếu trong hoạt động của QTDND cơ sở. Trong những năm qua, từ năm 2009 - 2013, các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phúc luôn bám sát chỉ đạo của NHNN về lãi suất quy định trong từng thời kỳ để đƣa ra mức lãi suất huy động phù hợp, với nhiều kỳ hạn khác nhau, tăng cƣờng công tác thông tin tuyền truyền tới các thành viên trong và ngoài địa bàn hoạt động, nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động tại chỗ, nên nguồn vốn huy động của các QTDND cơ sở đã tăng đáng kể, góp phần tăng khả năng thanh khoản của QTDND cơ sở, thúc đẩy đầu tƣ cho vay giúp thành viên trong địa bàn phát triển kinh tế, số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2. Tình hình hoạt động huy động vốn các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2013 Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) Tổng vốn huy động 288.000 345.803 389.693 570.800 765.144 28,31 Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 286.155 345.024 388.181 562.914 761.774 28,35 Tiền gửi không kỳ hạn 1.845 779 1.512 7.886 3.370 100,005

(Nguồn: Số liệu Báo cáo thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến 2013)

Qua Bảng 3.2 ở trên cho thấy, nguồn vốn huy động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày một tăng trƣởng khá, mức tăng trƣởng bình quân hàng năm là 28,31%, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay phát triển kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cụ thể: Năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 288.000 triệu đồng; năm 2010 đạt 345.803 triệu đồng, tăng 57.803 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 20,07%; năm 2011 đạt 389.693 triệu đồng, tăng 43.890 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 12,69%; năm 2012 đạt 570.800 triệu đồng, tăng 181.107 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 46,47%; năm 2013 đạt 765.144 triệu đồng, tăng 194.344 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 34,04%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về cơ cấu nguồn vốn huy động: tỷ lệ vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể: năm 2009 chiếm 99,4%; năm 2010 chiếm 99,8%; năm 2011 chiếm 99,6%; năm 2012 chiếm 98,6% và năm 2013 chiếm 99,6% tổng vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tăng giảm thay đổi và không ổn định (từ 0,23% đến 1,38% tổng nguồn vốn huy động), điều này phù hợp với thực tế hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì hầu hết các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của các thành viên, tiền gửi thanh toán là rất ít hoặc không có. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn đã giúp các QTDND cơ sở sử dụng vốn một cách hợp lý, chủ động hơn trong việc cho vay đối với các thành viên.

Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam, về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng phƣơng án cơ cấu lại QTDND giai đoạn 2011 - 2015 theo hƣớng dẫn của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, theo hƣớng từng bƣớc cơ cấu lại nguồn vốn theo hƣớng ổn định, đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung, dài hạn, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, từng bƣớc cơ cấu lại nguồn vốn theo hƣớng tăng dần nguồn vốn có tính chất ổn định nhƣ nguồn tiền gửi dân cƣ, tiền gửi có kỳ hạn, hạn chế nhận tiền gửi, tiền vay thời hạn ngắn, tăng dần nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu tín dụng phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

b. Hoạt động tín dụng

Trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc, các QTDND cơ sở đã cho các thành viên vay vốn phát triển sản xuất, qua đó góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phƣơng, khôi phục đƣợc một số làng nghề truyền thống, giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn ngƣời lao động, cải thiện đời sống, vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất tinh thần của thành viên, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.

Thời gian từ năm 2000 trở về trƣớc, các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động gặp rất nhiều khó khăn thách thức: hoạt động lệch lạc, chƣa đúng mục đích tôn chỉ, hiệu quả hoạt động chƣa cao, dƣ nợ thấp, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao, hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn nhiểu rủi ro nhƣng chƣa có chính sách, cơ chế xử lý phù hợp, trình độ cán bộ yếu và thiếu, cán bộ QTDND cơ sở vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là còn ảnh hƣởng dƣ âm sự đổ vỡ của hợp tác xã tín dụng của những năm 1990 trƣớc đó. Trƣớc những khó khăn thách thức của QTDND cơ sở, ngày 10/10/2000 Bộ chính trị đã có Chỉ thị số 57/CT-TƢ, về củng cố hoàn thiện phát triển hệ thống QTDND; Ngày 28/11/2000 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg, về việc phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Từ sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, năm 2005 các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu kinh doanh có lãi báo hiệu thời kỳ phát triển hƣng thịnh của hệ thống QTDND cơ sở. Đến năm 2007 và 2008 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 05/30 QTDND cơ sở vinh dự đƣợc Hiệp hội QTDND Việt Nam tặng giải thƣởng “bông lúa vàng” giải thƣởng dành cho các QTDND cơ sở có sự phát triển nhanh và bền vững.

Thời gian từ năm 2009 - 2013, các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng trƣởng dƣ nợ, tích cực cho thành viên vay vốn để chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình góp phần quan trọng vào đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phƣơng, ngày một cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, cụ thể:

Bảng 3.3. Hoạt động cho vay các QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trƣởng BQ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(%) Tổng dƣ nợ cho vay 319.093 380.525 416.376 631.413 874.747 29,71 Trong đó:

Cho vay ngắn hạn 309.411 337.105 396.911 443.569 669.837 22,36 Cho vay trung hạn 9.682 43.420 19.465 187.844 204.910 291,85

(Nguồn: Số liệu báo cáo thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 - 2013)

Qua bảng số liệu 3.3 ở trên cho thấy, Tổng dƣ nợ của các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 tăng cao, mức tăng trƣởng bình quân hàng năm là 29,71% cao hơn mức tăng trƣởng bình quân nguồn vốn huy động (28,31%), cụ thể: Tổng dƣ nợ năm 2009 đạt 319.093 triệu đồng; năm 2010 đạt 380.525 triệu đồng, tăng 61.432 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 19,25%; năm 2011 đạt 416.376 triệu đồng, tăng 35.851 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 9,42%; năm 2012 đạt 631.413 triệu đồng, tăng 215.037 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 51,64%; năm 2013 đạt 874.747 triệu đồng, tăng 243.334 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 38,53%. Đến cuối năm 2013, dƣ nợ cho vay các QTDND cơ sở đạt 874.747 triệu đồng, trong đó cho vay Ngắn hạn đạt 669.747 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 76,57% tổng dƣ nợ cho vay, cho vay trung dài hạn đạt 204.910 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 23,43%.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, nhƣng dƣ nợ của các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có sự tăng trƣởng khá là do một số nguyên nhân sau:

Quy mô hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh nhỏ nên ít bị ảnh hƣởng hơn các TCTD khác (bình quân 01 QTDND cơ sở có nguồn vốn hoạt động 34 tỷ đồng).

Địa bàn hoạt động hẹp (trong một xã, phƣờng, Thị trấn), hơn nữa hoạt động chủ yếu ở địa bàn nông nghiệp nông thôn. Cán bộ làm việc ở QTDND là ngƣời trong một thôn, xóm nên gần dân, sát dân rất thuận tiện cho việc nhận tiền gửi và thẩm định cho thành viên vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khách hàng vay vốn chủ yếu là chăn nuôi và sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nếu có bị rủi ro trong kinh doanh thì cũng ít bị ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động chung của QTDND.

Thủ tục vay vốn của các QTDND cơ sở đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Trƣớc thời điểm năm 2009 có một số QTDND cơ sở, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu rất cao, do cán bộ xâm tiêu chiếm đoạt hoặc khách hàng vay vốn rủi ro, cố tình chây ỳ không trả nợ. Thời gian từ năm 2009 đến 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có chiều hƣớng giảm hơn, chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dƣ nợ, thấp hơn nhiều lần mức cho phép theo quy định của NHNN.

Bảng 3.4. Phân loại dƣ nợ tín dụng theo nhóm nợ các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 319.093 100 380.525 100 416.376 100 631.413 100 874.747 100 Trong đó: Nhóm 1 314.475 98,55 376.803 99,02 411.699 98,88 627.098 99,3 865.633 99 Nhóm 2 647 0,2 894 0,23 1.353 0,32 1.210 0,2 3.608 0,40 Nhóm 3 458 0,15 289 0,08 633 0,15 197 0,03 2.011 0,20 Nhóm 4 452 0,14 168 0,05 397 0,10 80 0,01 544 0,06 Nhóm 5 3.061 0,96 2.371 0,62 2.294 0,55 2.828 0,46 2.951 0,34 Nợ xấu (Từ N3-N5) 3.971 1,24 2.828 0,74 3.324 0,8 3.105 0,49 5.506 0,63

(Nguồn: Số liệu Báo cáo Thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 - 2013)

Qua số liệu bảng 3.4 nêu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND cơ sở tại

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 58 - 69)