Quy trình thanh tra

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 75 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Quy trình thanh tra

- Kết quả đạt đƣợc

Ngay từ đầu những năm 1990 và đặc biệt là khi triển khai thực hiện Luật NHNN năm 1997, Thanh tra Ngân hàng đã xác định đƣợc rõ chất lƣợng hoạt động của các đoàn thanh tra quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng nhằm hoàn thiện hoạt động của các Đoàn thanh tra. Cho đến nay, về cơ bản hoạt động của các Đoàn thanh tra đã thực hiện bài bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn trƣớc; đã nâng cao trách nhiệm của Đoàn thanh tra, của các thành viên Đoàn thanh tra và đặc biệt là của Trƣởng Đoàn thanh tra theo nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc pháp luật về các kết luận, kiến nghị thanh tra; bƣớc đầu thực hiện quy trình thanh tra gồm 03 giai đoạn trên cơ sở vận dụng quy trình thanh tra của Thanh tra Nhà nƣớc; thực hiện việc ký ban hành kết luận thanh tra thay thế việc lập biên bản thanh tra nhƣ trƣớc kia... Hiện nay còn mới bổ sung việc ra quyết định cử ngƣời giám sát Đoàn thanh tra; Trƣởng Đoàn thanh tra phải ghi nhật ký của Đoàn thanh tra trong suốt quá trình thanh tra… Nhìn chung, chất lƣợng công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh đã đƣợc nâng lên một bƣớc.

- Những hạn chế

Xuất phát từ việc Thanh tra, giám sát Ngân hàng chƣa có quy trình thanh tra tại chỗ và sổ tay thanh tra để hƣớng dẫn các Đoàn thanh tra thực hiện, nên việc tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra của các Đoàn thanh tra chƣa theo một quy trình cụ thể, mỗi Đoàn thanh tra có một cách làm và bƣớc đi khác nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng tổ chức của Trƣởng Đoàn thanh tra, trên cơ sở vận dụng quy trình của Thanh tra Nhà nƣớc. Việc thực hiện không dựa theo quy trình cụ thể nêu trên đã dẫn đến các sai sót không đáng để xảy ra, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc thanh tra và cuối cùng làm mất đi sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của hệ thống Thanh tra Ngân hàng.

Trong quy trình thanh tra, vẫn chƣa chú trọng và làm tốt khâu chuẩn bị thanh tra, dẫn đến việc xác định nội dung thanh tra chƣa đƣợc phù hợp với thời gian thanh tra, đồng thời việc bố trí lực lƣợng tham gia đoàn thanh tra cũng chƣa phù hợp với nội dung và yêu cầu của cuộc thanh tra. Việc chƣa phù hợp thể hiện ở chỗ thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng vì việc bố trí cán bộ dựa trên cơ sở năng lực, sở trƣờng và trình độ chuyên môn của cán bộ.

Hạn chế về phƣơng pháp thanh tra, đặc biệt là về phƣơng pháp và tiếp xúc, làm việc với đối tƣợng thanh tra, phƣơng pháp thu thập các chứng cứ, tài liệu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phƣơng pháp mở rộng điều tra xác minh bên ngoài để củng cố thêm các chứng cứ làm cơ sở kết luận thanh tra sau này.

Đối với một số đoàn thanh tra, Kết luận thanh tra vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra. Kết luận thanh tra còn nêu chung chung thiếu cụ thể, chƣa xác định đƣợc rõ nguyên nhân, trách nhiệm các tồn tại, sai phạm, chƣa đƣa ra đƣợc những đề xuất, kiến nghị cụ thể giúp đối tƣợng thanh tra sửa chữa, khắc phục các sai phạm.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 75 - 77)