Bài học kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 41 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Bài học kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các

QTDND ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 30 QTDND hoạt động, lực lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra có 18 ngƣời (tăng dần qua các năm, năm 2009 có 9 ngƣời) ngoài ra trên địa bàn có 21 Chi nhánh Ngân hàng và TCTD hoạt động. Thanh tra giám sát Chi nhánh bố trí cán bộ đan xen, không bố trí riêng mảng chuyên đề chuyên sâu về thanh tra đối với hệ thống QTDND, để có điều kiện hỗ trợ nhau trong công tác thanh tra đối với các mảng chuyên đề khác, trên quan điểm chỉ đạo của Ban giám đốc và lãnh đạo thanh tra là giỏi một việc, biết nhiều việc. Tuy nhiên có phân công bố trí riêng một tổ chuyên phân tích, giám sát hoạt động đối với hệ thống QTDND (gồm có 3 ngƣời); Ngoài việc phân tích giám sát hoạt động hàng tháng, thanh tra giám sát cũng xây dựng các Đề án quy định và hƣớng dẫn nghiệp vụ hoạt động cụ thể nhƣ NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình để các QTDND thực hiện và cũng làm căn cứ để quản lý thanh tra, giám sát. Hàng năm tập trung thanh tra các Ngân hàng thƣơng mại theo chỉ đạo của NHNN Trung ƣơng, sau đó mới tiến hành thanh tra hệ thống QTDND. Năm nào tập trung lực lƣợng thì thanh tra trực tiếp đƣợc từ 13 đến 15 QTDND, còn bình quân thanh tra đƣợc từ 9 đến 10 QTDND. Nếu thanh tra hết số QTDND trên địa bàn phải mất thời gian 3 năm, nghĩa là đến năm thứ 4 và thứ 5 mới quay lại thanh tra lần 2 các quỹ lần 1. Qua công tác phân tích giám sát hàng tháng một số chỉ tiêu hoạt động chính theo các Đề án hƣớng dẫn nghiệp vụ cụ thể của Chi nhánh, QTDND nào có tồn tại vi phạm thì đều đƣợc chấn chỉnh và tiến hành kiểm tra đột xuất, yêu cầu khắc phục chỉnh sửa kịp thời. Cơ bản các QTDND hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển theo quy định của NHNN VN. Tuy nhiên trong thực tế (từ năm 2010 trở về trƣớc), do ít triển khai thanh tra trực tiếp tại QTDND, nên có một số QTDND cán bộ lợi dụng nhiệm vụ đã tham ô, xâm tiêu chiếm đoạt tiền vốn, vay ké khách hàng, thu nợ không nộp vào quỹ. Khi tiến hành thanh tra phát hiện thì đã muộn, không có khả năng thu hồi, dẫn đến bị rủi ro thất thoát, một số cá nhân sai phạm bị pháp luật xử lý đi tù, một số QTD phải rút giấy phép giải thể. (Có 7 QTDND phải rút giấy phép hoạt động hoặc giải thể bắt buộc; có 6 cá nhân bị xử lý đi tù từ 3 năm đến 18 năm). Từ đầu năm 2011, Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh Vĩnh Phúc đã phân công mảng chuyên đề chuyên sâu, thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuyên giám sát phối hợp với thanh tra trực tiếp, khi phát hiện QTDND có sai phạm thì xử lý thật nghiêm kể cả về kinh tế và con ngƣời, nên các QTDND trên địa bàn đã đi vào nề nếp, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển.

Bài học kinh nghiệm cho thấy: Phải phân công bố trí mảng chuyên đề chuyên sâu về thanh tra đối với QTDND, cán bộ làm công tác thanh tra đối với hệ thống QTDND phải có trình độ năng lực am hiểu về hoạt động QTDND; Phải phối kết hợp giữa thanh tra giám sát từ xa với thanh tra trực tiếp, phải thƣờng xuyên giám sát kết hợp với kiểm tra đột xuất; Thời gian thanh tra trực tiếp tại QTDND không để quá lâu; Phải xây dựng các Đề án hƣớng dẫn nghiệp vụ cụ thể áp dụng chung cho các QTDND trên địa bàn tỉnh để các QTDND thực hiện cũng nhƣ làm căn cứ quản lý và thanh tra, giám sát; Khi thanh tra phát hiện QTDND có tồn tại sai phạm phải có biện pháp yêu cầu khắc phục dứt điểm ngay, ngoài ra phải xử lý thật nghiêm minh để dăn đe cán bộ khác cũng nhƣ các QTDND khác mắc phải, nhƣ vậy thì hoạt động của các QTDND mới đi vào nề nếp, an toàn hiệu quả và phát triển bền vững, công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với QTDND cũng mới có chất lƣợng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua các nội dung nghiên cứu ở Chƣơng 1, chúng ta xác định đƣợc thanh tra là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong công tác quản lý, giám sát của Nhà nƣớc đối với các tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Có rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét và đánh giá để tìm ra giải pháp giúp cho Thanh tra giám sát Ngân hàng đảm đƣơng đƣợc vai trò của mình trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự cần thiết đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng xuất phát từ vai trò nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng. Theo Luật NHNN, Thanh tra Ngân hàng có quyền yêu cầu đối tƣợng bị thanh tra và bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết; áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, theo quyền hạn đã đƣợc luật hoá này, vai trò của Thanh tra Ngân hàng dƣờng nhƣ chỉ là giám sát, thanh tra tại chỗ và kiến nghị các biện pháp xử lý. Từ vai trò chƣa đƣợc xác định đầy đủ thì nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng cũng bị hạn chế, mang nặng tính thanh tra tuân thủ, việc giám sát từ xa và cảnh báo sớm chƣa thực sự trở thành nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Ngân hàng.

Vai trò của Thanh tra, giám sát Ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng bao gồm việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, giám sát từ xa và cảnh báo sớm, thanh tra tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhƣ vậy, Thanh tra giám sát Ngân hàng có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của TCTD, cấp phép hoạt động cho tổ chức tín dụng, giám sát từ xa và cảnh báo sớm, thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm. Mặc dù vậy, công tác thanh tra của Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc vẫn còn có những điểm hạn chế và bất cập. Tại Chƣơng III, luận văn tiếp tục làm rõ thực trạng về công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu

:

2.1.1. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ra sao?; Những tồn tại, do nguyên nhân nào?

2.1.2. Cần có những giải pháp đổi mới gì về công tác thanh tra giám sát Ngân hàng đối với QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập từ chƣơng trình phần mềm ứng dụng của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác thanh tra hàng năm, báo cáo giám sát từ xa hàng tháng, các bản kết luận thanh tra của thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh Vĩnh Phúc đối với các QTDND; các thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nƣớc, Internet…Hệ thống các văn bản pháp quy về thanh tra giám sát Ngân hàng, văn bản hƣớng dẫn về hoạt động QTDND của Chính Phủ, của Bộ tài chính, và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đối với tài liệu từ Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi tác giả đang công tác, việc thu thập thông tin rất thuận lợi, tác giả có thể tiếp cận trực tiếp các tài liệu đó để phân tích đánh giá.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập, đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trạng tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cũng nhƣ thực trạng công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh Vĩnh Phúc đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện qua các bảng biểu số liệu và sơ đồ.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu thu thập sẽ đƣợc tính toán theo các chỉ tiêu khác nhau. Dựa trên những chỉ tiêu đó, tác giả phân tích thực trạng hoạt động của các QTDND cơ sở ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu này. Các dữ liệu phân tích sẽ đƣợc so sánh giữa các giai đoạn khác nhau. Việc áp dụng phƣơng pháp so sánh sẽ giúp làm nổi bật tình hình, kết quả họat động của các QTDND cơ sở ở Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc sử dụng nhiều ở chƣơng 3.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Luận văn sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số theo thời gian nhƣ tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, lƣợng tăng tuyệt đối, tốc độ tăng trƣởng bình quân… để đánh giá thực trạng phát triển, kết quả thanh tra, giám sát đối với hoạt động của QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Hiệu suất sử dụng vốn = Dƣ nợ cho vay

x 100% Nguồn huy động vốn

- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

x 100% Tổng dƣ nợ

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có

x 100% Tài sản “Có” rủi ro

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chỉ số về thanh khoản của tài sản Nợ: Tiền gửi có kỳ hạn

Và Tiền gửi Ngân hàng/TCTD khác

Tổng tiền gửi Tổng tiền gửi

- Tổng số vốn huy động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.

- Tổng số dƣ nợ cho vay của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân theo từng loại cho vay, loại hình khách hàng.

- Tình hình nợ xấu (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý). - Tình hình xử lý nợ xấu.

- Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Một số nét khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Về tổ chức

Tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có tỉnh Vĩnh Phú đƣợc chia thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau gần 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/1/1997. Đến thời điểm cuối năm 2013, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích là 1.236,5km2, dân số trên 1.020 ngàn ngƣời.

Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập và là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc; có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng Trung ƣơng theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều hành hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng.

Chi nhánh NHNN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của Thống đốc:

- Làm đầu mối tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, của Ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn đƣợc phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thƣờng về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn đƣợc phân công trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc để thực thi nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh; có ý kiến tham gia với cấp Uỷ, Chính quyền tỉnh, thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng khi đƣợc yêu cầu.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn kèm theo các đề xuất, kiến nghị, nếu có.

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; thực hiện việc kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn.

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nƣớc về ngoại hối trên địa bàn. - Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại Chi nhánh, khi giao nhận, trên đƣờng vận chuyển.

- Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của Chi nhánh gửi cấp trên.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 41 - 114)