Kiến nghị với Chính phủ và Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 108 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.5.1.Kiến nghị với Chính phủ và Bộ, Ngành có liên quan

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).

Trình Quốc hội ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

Đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các Nghị định có liên quan thay thế các Nghị định cũ không còn phù hợp để tạo tính đồng bộ nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đề nghị với Chính phủ có mức thuế phù hợp với hệ thống QTDND. Hiện nay, với mức thuế 28% và 20% của QTDND là cao, chƣa phù hợp với mục tiêu hoạt động của các QTDND.

Cần có quy định hƣớng dẫn cụ thể đối với các QTDND về việc chia lãi cổ phần (Lợi tức góp vốn của thành viên), không nên khống chế mức lãi cổ phần chỉ đƣợc chi tối đa bằng lãi suất cho vay bình quân của QTDND. Nhƣ vậy, chƣa khuyến khích thành viên góp vốn để tăng cƣờng năng lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập của QTDND.

4.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước

Để công tác thanh tra, giám sát ngân hàng thực sự đổi mới cần sớm thành lập ban soạn thảo Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP, ngày 04/9/1999; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 và các thông tƣ hƣớng dẫn cho đồng bộ; Có văn bản quy định và hƣớng dẫn chi tiết về việc chi phí Lƣơng, các khoản thu nhập đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với cán bộ làm việc tại QTDND và các bƣớc xử lý tổ chức Đại Hội nhiệm kỳ bắt buộc đối với QTDND cơ sở để Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh thống nhất thực hiện.

Thanh tra, giám sát ngân hàng cần tổng kết, đánh giá để rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành, về nội dung và phƣơng pháp thanh tra tại chỗ đối với các TCTD nói chung và các QTDND nói riêng, trên cơ sở đó thực hiện đổi mới trong hoạt động về các nội dung này; Cần có kế hoạch, nội dung thanh tra thống nhất từ Trung ƣơng đến Chi nhánh; Có quy định và hƣớng dẫn cụ thể về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ có sai phạm làm việc tại QTDND cơ sở, để thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh thống nhất xử lý.

Đổi mới mô hình tổ chức của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc theo hƣớng tập trung, thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng. Thanh tra, giám sát NHNN cần có kế hoạch sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp, nhất là đối với Thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN. Trong đào tạo cần tập trung vào các nội dung thiết thực nhƣ các nghiệp vụ về ngân hàng, về kỹ thuật thanh tra và đặc biệt là nghiệp vụ Trƣởng đoàn thanh tra, vì hiện nay đang còn thiếu các chuyên gia giỏi, đảm đƣơng đƣợc công tác Trƣởng đoàn thanh tra.

Việc phong Thanh tra viên đối với cán bộ thanh tra cần có hƣớng dẫn cụ thể hơn. Bởi vì, theo nghị định số 121/2006/2006/NĐ - CP, ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2003/NĐ - CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc, thì cán bộ đƣợc cử đi đào tạo có trình độ Đại học hoặc tƣơng đƣơng đƣợc xếp vào ngạch chuyên viên tƣơng đƣơng. Nhƣng hiện nay, có nhiều cán bộ đã có trình độ Đại học, có thời gian công tác tại thanh tra gần 10 năm mà không đƣợc chuyển vào ngạch chuyên viên. Do vậy, không đƣợc phong Thanh tra viên, vì điều kiện để phong Thanh tra viên thì bắt buộc cán bộ thanh tra đó phải là chuyên viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác thanh tra đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Vĩnh Phúc. Trƣớc yêu cầu tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đặt ra hết sức cấp thiết và cũng là nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc phải đƣợc đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức; về nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra; về phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát; và về hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong tiến trình đổi mới và hội nhập, thực hiện cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc luôn tôn trọng, khuyến khích, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng là một công cụ thiết yếu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nêu trên. Trên thực tế thì chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng trong thời gian qua chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý các TCTD và QTDND trong điều kiện và tình hình mới của nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiêm cứu để đƣa ra các giải pháp nhằm đổi mới công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó có QTDND, tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với các QTDND là rất cần thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, luận văn đã có những đóng góp:

Nghiên cứu và phân tích đƣợc các vấn đề cơ bản về Thanh tra Ngân hàng và công tác thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với các TCTD nói chung và thanh tra đối với QTDND nói riêng trong nền kinh tế thị trƣờng.

Làm rõ đƣợc thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng, thực trạng và kết quả công tác của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đối với các QTDND. Trên cơ sở đó xác định đƣợc rõ những nguyên nhân yếu kém của công tác thanh tra đối với các QTDND.

Đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp và các biện pháp cụ thể để thực hiện đƣợc các mục tiêu đổi mới công tác thanh tra, của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó có QTDND. Những giải pháp của Luận văn có ý nghĩa về mặt thực tiễn và phù hợp với tình hình hoạt động của Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra QTDND năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 -Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Báo cáo tình hình cán bộ thanh tra chi nhánh NHNN các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 - Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Báo cáo tình hình hoạt động QTDND năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 - Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Bàn về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với các TCTD ở Việt Nam (Tài liệu hội thảo khoa học) - Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, tháng 8 năm 2001.

5. Công ty ERNST & YOUNG, khung sổ tay thanh tra tại chỗ dùng cho ngành ngân hàng, tháng 7/2002.

6. Hoàn thiện Pháp luật về QTD ND - giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của QTD ND - Tạp chí Ngân hàng, số 5 tháng 5 năm 2005. 7. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 8. Luật Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010

10. Lịch sử phát triển và đổi mới Thanh tra Ngân hàng Việt Nam tháng 5 năm 2006. 11. Nghị định số 61/1998/NĐ-CP, ngày 15/8/1998 về công tác thanh tra, kiểm

tra đối với doanh nghiệp.

12. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP, ngày 04/9/1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

13. Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

14. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND cơ sở và Nghị định 69/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP. 15. Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

16. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

17. Nghiệp vụ công tác thanh tra - Trƣờng cán bộ thanh tra, năm 2003.

18. Những giải pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống QTD ND - Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng 1999 - 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2000.

19. Những vấn đề cơ bản về Đoàn thanh tra và Trƣởng đoàn thanh tra Ngân hàng - Thanh tra Ngân hàng, tháng 3 năm 2001.

20. Những nguyên tắc và định hƣớng đổi mới hệ thống Thanh tra Ngân hàng đến năm 2010 và đến năm 2020 - tạp chí Ngân hàng số 20, năm 2006.

21. Những vấn đề cơ bản về Nhà nƣớc – một số văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thanh tra và nghiệp vụ thanh tra – Thanh tra nhà nƣớc, tháng 9 năm 2002.

22. Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

23. Quy trình thanh tra- vấn đề vẫn còn nóng bỏng - Tạp chí Ngân hàng, số 11 năm 2002.

24. Quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ số 2151/2006/QĐ-TTCP, ngày 10/11/2006 Ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra.

25. Số liệu giám sát từ xa các thời điểm 31/12/2009; 31/12/2010; 31/12/2011; 31/12/2012; 31/12/2013 - Thanh tra tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc Vĩnh Phúc. 26. Thủ tƣớng Chính phủ số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006, quyết định về

việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

27. Thủ tƣớng Chính phủ số 83/2009/QĐ-TTg, ngày 27/5/2009, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc NHNN VN.

28. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng và nâng cao vị thế thanh tra, giám sát Ngân hàng - Hội thảo khoa học Thanh tra giám sát Ngân hàng tháng 7/2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29. Thành công, thách thức và giải pháp phát triển hệ thống QTD ND trƣớc thềm hội nhập - Tạp chí Ngân hàng, số 20 tháng 10 năm 2006.

30. Tiếp tục đổi mới Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc - Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.

31. Nguyễn Đình Tự (2005), Thanh tra Ngân hàng với tiến trình hội nhập của hệ thống Ngân hàng Việt Nam - Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng - quyển 4 - NXBB Thống kê.

32. Nguyễn Đình Tự (2005), Tiếp tục đổi mới Thanh tra Ngân hàng đáp ứng yêu cầu chủ động, an toàn, minh bạch - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000-2010- NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 108 - 114)