Nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra,

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 82 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3.Nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra,

giám sát Ngân hàng đối với Quĩ tín dụng nhân dân

- Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chưa có quy trình thanh tra tại chỗ và sổ tay thanh tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cho đến nay, Thanh tra, giám sát Ngân hàng chƣa có đƣợc quy trình thanh tra tại chỗ đối với TCTD nói chung và QTDND nói riêng để hƣớng dẫn các Đoàn thanh tra thực hiện. Thực tế hiện nay, mỗi Đoàn thanh tra có một cách làm khác nhau và phụ thuộc vào kinh nghiệm của Trƣởng Đoàn thanh tra và của từng Thanh tra viên, trên cơ sở vận dụng quy trình thanh tra của Thanh tra Nhà nƣớc. Theo kinh nghiệm của Thanh tra Ngân hàng các nƣớc trên thế giới thì quy trình thanh tra và sổ tay thanh tra là hai tài liệu quan trọng, là “cẩm nang” nghề nghiệp quyết định chất lƣợng, hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ.

- Chưa có chế tài quy định các đối tượng thanh tra phải chấp hành nghiêm các kiến nghị của các Đoàn thanh tra

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các kiến nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng chƣa đƣợc các TCTD nói chung và QTDND nói riêng tiếp thu thực hiện một cách nghiêm túc, từ đó làm mất đi tính hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ. Theo các quy định hiện hành thì các Đoàn thanh tra chỉ có quyền đề xuất các kiến nghị còn việc thực hiện và thực hiện nhƣ thế nào phụ thuộc vào ý thức chấp hành của đối tƣợng thanh tra. Về phƣơng diện lý thuyết, hoạt động thanh tra tại chỗ chỉ mang lại hiệu quả đích thực khi có đƣợc hai điều kiện sau:

Một là, kiến nghị của đoàn thanh tra đảm bảo đƣợc tính chính xác, khách quan và phù hợp thực tế.

Hai là, các đối tƣợng thanh tra phải thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị của đoàn thanh tra.

Về điều kiện thứ nhất, quy chế hoạt động của các Đoàn thanh tra, ban hành kèm theo các Quyết định của Tổng thanh tra Chính phủ quy định Trƣởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện thứ hai, cho đến nay vẫn chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định, kể cả Nghị định 202/2004/NĐ-CP, ngày 10/12/2004, của Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng không quy định về nội dung xử phạt trong trƣờng hợp đối tƣợng thanh tra không thực hiện các kiến nghị của các Đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Chưa coi trọng đúng mức công tác xử lý sau thanh tra

Còn xem nhẹ công tác xử lý, chấn chỉnh sau thanh tra. Kết quả là, trong thời gian qua một số nội dung thanh tra mà các Đoàn thanh tra đã kết luận kiến nghị, nhƣng gần nhƣ bị “lãng quên” và điều này đã làm giảm đi hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng. Đối với các QTDND, việc coi trọng và làm tốt công tác xử lý sau thanh tra càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì một tồn tại, sai phạm có thể đƣợc phát hiện ở một QTDND này nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các QTDND khác trên cùng một địa bàn.

- Nội dung thanh tra chưa phù hợp lực lượng tham gia đoàn thanh tra

Đây là kết quả của việc chƣa làm tốt khâu chuẩn bị thanh tra. Nội dung thanh tra quy định trong đề cƣơng thanh tra thƣờng là rộng, so với lực lƣợng tham gia đoàn thanh tra. Bởi vì, ở chi nhánh NHNN số lƣợng thanh tra viên thƣờng rất ít, chỉ có Trƣởng Đoàn thanh tra là Thanh tra viên, còn lại , có 1 đến 2 cán bộ thanh tra là thành viên, điều đó làm giảm đi chất lƣợng công tác của các Đoàn thanh tra và giảm đi hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ đối với các QTDND.

- Chưa có được sự phối kết hợp một cách chặt chẽ và thường xuyên giữa các bộ phận trong nội bộ Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, cũng như với các tổ chức, cơ quan có liên quan

Sự phối kết hợp giữa bộ phận giám sát từ xa và bộ phận thanh tra tại chỗ còn rất mờ nhạt do hoạt động giám sát từ xa của chúng ta hiện nay mới đạt đƣợc ở mức độ tổng hợp để cung cấp tình hình số liệu một cách chung nhất, chƣa thực hiện đƣợc vai trò nhƣ một hệ thống cảnh báo sớm, tìm ra vấn đề cần quan tâm để “chỉ điểm” cho công tác thanh tra tại chỗ trọng tâm, trọng điểm thấy đƣợc các nội dung, lĩnh vực cần thiết phải thanh tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣa có sự phối hợp trong hoạt động một cách thƣờng xuyên và chủ động giữa Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh với bộ phận kiểm soát nội bộ của QTDND và với các các cơ quan pháp luật có liên quan. Thực hiện đƣợc tốt các mối quan hệ này, Thanh tra, giám sát Ngân hàng sẽ nắm đƣợc một cách kịp thời các thông tin có liên quan tới hoạt động của các QTDND, từ đó giúp cho công tác thanh tra tại chỗ có đƣợc hiệu quả cao hơn.

- Năng lực, trình độ của cán bộ Thanh tra, giám sát Ngân hàng còn hạn chế, còn thiếu đội ngũ cán bộ Thanh tra viên có kinh nghiệm và giỏi về nghiệp vụ

Năng lực, trình độ của cán bộ Thanh tra Ngân hàng tuy đã đƣợc nâng lên một bƣớc, nhƣng về cơ bản vẫn còn bị hạn chế về kỹ thuật nghiệp vụ thanh tra nhƣ hạn chế về phƣơng pháp thanh tra, phƣơng pháp tiếp cận đối tƣợng thanh tra, phƣơng pháp khai thác đối tƣợng thanh tra, cách thức thu thập thông tin, chứng cứ... Các hạn chế trên dẫn đến chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra của các đoàn thanh tra chƣa cao. Hiện tại, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có 03/18 cán bộ thanh tra chƣa là thanh tra viên; Chƣa có trƣờng hợp nào là thanh tra viên chính hoặc thanh tra viên cao cấp (trƣớc năm 2013 có 01 thanh tra viên chính, sau đó đã điều động công tác), dẫn đến còn thiếu đội ngũ cán bộ thanh tra có kinh nghiệm thực tế và giỏi về nghiệp vụ thanh tra.

- Thiếu đội ngũ cán bộ Thanh tra viên làm Trưởng Đoàn thanh tra

Nhìn chung hiện nay, Thanh tra, giám sát Ngân hàng đang còn thiếu đội ngũ cán bộ Thanh tra viên Ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đủ năng lực, trình độ đảm đƣơng đƣợc công tác làm Trƣởng Đoàn thanh tra. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ trong thời gian qua chƣa cao. Trƣởng Đoàn thanh tra có vị trí và vai trò quan trọng, quyết định đến chất lƣợng hoạt động của các Đoàn thanh tra. Thanh tra chi nhánh ngoài 03 cán bộ thanh tra, còn có 05/18 cán bộ mới đƣợc bổ nhiệm thanh tra viên (cuối năm 2012), số thanh tra viên này chƣa đƣợc giao làm trƣởng đoàn thanh tra lần nào, vì theo quy định Trƣởng đoàn thanh tra ít nhất phải là thanh tra viên đƣợc 3 năm, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thanh tra viên làm đƣợc trƣởng đoàn thanh tra chỉ có từ 3 đến 4 đồng chí, nên việc luân chuyển các trƣởng đoàn khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại các TCTD hoặc các QTDND còn gặp khó khăn… Ý thức đƣợc nội dung này, trong vài năm gần đây Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ Trƣởng đoàn thanh tra cho đối tƣợng là các thanh tra viên của Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh.

- Kết luận thanh tra chưa đảm bảo và đáp ứng được mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra

Tình trạng kết luận thanh tra nêu chung chung, thiếu cụ thể, chƣa xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các tồn tại, sai phạm vẫn còn xảy ra của một số Đoàn thanh tra, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với các QTDND. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do:

Còn có tƣ tƣởng né tránh, ngại va chạm trong việc kết luận và kiến nghị xử lý trong thanh tra. Đây là nguyên nhân chính và chủ yếu của tình trạng này.

Năng lực trình độ của cán bộ thanh tra mà đặc biệt là của Trƣởng Đoàn thanh tra còn bất cập, dẫn đến việc chƣa kết luận đƣợc cụ thể các vấn đề đã thanh tra.

Công tác chỉ đạo của Chánh Thanh tra, giám sát, hoặc của ngƣời ký Quyết định thành lập Đoàn thanh tra đối với các Đoàn thanh tra chƣa đƣợc sâu sát và chƣa đƣợc cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việt Nam đã gia nhập WTO, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn khi không chỉ đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh gấp rất nhiều lần so với hệ thống QTDND, với kinh nghiệm quản lý và trình độ công nghệ cao, nếu muốn tồn tại và phát triển, hệ thống QTDND cần phải có các giải pháp khắc phục những yếu kém. Bản thân QTDND phải tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng thanh khoản, đầu tƣ hơn nữa công nghệ thông tin, tăng cƣờng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng… để không chỉ đáp ứng vốn cho các thành viên và các hộ nghèo khu vực Nông nghiệp - Nông thôn và tiến tới đủ năng lực cung ứng vốn tín dụng cho khu vực kinh tế HTX.

Với những tồn tại, bất cập của hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng từ mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ còn nhiều điểm chƣa phù hợp với thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Basel). Chức năng, nhiệm vụ giám sát hoạt động an toàn hoạt động ngân hàng còn bị phân tán ở nhiều đơn vị, song cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động chƣa có hiệu quả, xung đột lợi ích còn tồn tại làm cho không phát huy tốt hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng. Cơ chế điều hành của Thanh tra, giám sát Ngân hàng còn bất hợp lý, chƣa đồng bộ. Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh chịu sự chỉ đạo, điều hành, quản lý hành chính bởi Giám đốc NHNN Chi nhánh và chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ thanh tra, giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Trung ƣơng (nay là Cơ quan thanh tra, Giám sát Ngân hàng). Điều này đôi khi dẫn đến những bất cập trên thực tế đối với hoạt động của Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh. Khung pháp lý còn nhiều hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự chủ, quyền lực và trách nhiệm của Thanh tra, giám sát NHNN đối với hoạt động nghiệp vụ. Hạ tầng cơ sở bảo đảm cho hệ thống giám sát Ngân hàng hữu hiệu về cơ bản còn nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát còn nhiều hạn chế đối với việc ứng dụng các công cụ và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Nội dung, phƣơng pháp thanh tra, giám sát ngân hàng đã có đổi mới, nhƣng chƣa đáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng hiện đại và thực hiện các thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thanh tra tại chỗ và thanh tra tuân thủ vẫn là phƣơng pháp chủ yếu. Thanh tra, giám sát NHNN còn hoạt động thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và các phƣơng pháp thanh tra, giám sát theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng đang đứng trƣớc những cơ hội phát triển và những thách thức to lớn đối với hệ thống Ngân hàng để hoàn thành nhiệm vụ và sứ mạng của nó. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra Ngân hàng là yêu cầu của thực tiễn khách quan trong công cuộc hội nhập Ngân hàng quốc tế và để thực hiện cải cách bộ máy hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ƣơng Đảng. Chƣơng IV của Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI

VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc (Trang 82 - 89)