Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 45 - 47)

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế huyện Chi Lăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, vườn rừng, kinh doanh dịch vụ, thương mại. Việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh miền xuôi khá thuận lợi do có tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua. Tuy nhiên điều kiện phát triển KT-XH của các xã vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 12,7%, trong đó có xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo chiếm 60,4%. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Đường giao thông liên thôn, xã còn nhiều xã chưa có đường giải nhựa và bê tông hoá, nên khó khăn đi lại về mùa mưa. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao, đa số lao động trẻ, khoẻ là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, tuy nhiên số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5%) trong tổng

số lao động là cản trở lớn cho huyện trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện nhà.

Từ năm 2010 đến nay KT-XH của huyện đã có bước chuyển biến khá rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,5%. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 là 15,22 triệu đồng, tăng 10.32% so với năm 2005. Tuy nhiên còn thấp so với bình quân chung của toàn quốc và của tỉnh. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 61,76%; công nghiệp và xây dựng chiếm 11,75%, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 26,49% [22]. Bên cạnh đó Chi Lăng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả và cây công nghiệp. Đặc biệt là thích hợp với các cây trồng là cây na và cây hồi. Đây là những loại cây trồng đặc trưng của huyện đem lại lợi nhuận cao góp phần phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh.

2.1.2.2. Lĩnh vực Văn hoá- xã hội

Sự nghiệp GD&ĐT đã đạt những thành tựu nhất định. Chất lượng dạy và học được nâng lên, duy trì kết quả phổ cập 21/21 đơn vị xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTHĐĐT, PCGDTHCS, 10 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ năm tuổi, 11 trường đạt chuẩn quốc gia.Về thông tin, truyền thông toàn huyện có 98% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt được kết quả rất tích cực: tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,78%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 19,02% hàng năm giảm 1,73%[22].

Trong những năm qua, toàn huyện tích cực thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên đã đem lại diện mạo mới trong toàn huyện. Bên cạnh đó an ninh, quốc phòng cũng được giữ vững và ổn định, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 45 - 47)