Số lượng, cơ cấu và trình độ đội ngũ Hiệu trưởng trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 51 - 57)

Bảng 2.4. So sánh số lƣợng đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học huyện Chi Lăng (giữa hai năm học 2009-2010 và 2012-2013)

STT Trường tiểu học

Năm học 2009-2010 Năm học 2012-2013 Tăng/ Giảm Sô lớp lớp HT Thiếu Sổ lớp HT Thiếu 1 TT.Đồng Mỏ 13 1 10 1 2 Lê Lợi 13 1 10 1 3 Quang Lang 12 1 10 1 4 Quang Lang 1 12 1 12 1 5 TT. Chi Lăng 1 14 1 14 1 6 TT. Chi Lăng 2 10 1 10 1 7 Xã Chi Lăng 15 1 15 1 8 Mai Sao 1 10 1 10 1 9 Mai Sao 2 8 1 8 1 10 Nhân Lý 12 1 12 1 11 Bắc Thuỷ 14 1 14 1

12 Vân Thuỷ 14 1 12 1 13 Vân An 28 0 1 28 0 +1 14 Chiến Thắng 28 0 1 28 0 +1 15 Quan Sơn 1 12 1 12 1 16 Quan Sơn 2 8 1 8 1 17 Hữu Kiên 1 18 1 18 1 18 Hữu Kiên 2 10 1 10 1 19 Thượng Cường 15 1 15 1 20 Hoà Bình 15 1 15 1 21 Vạn Linh 1 15 1 15 1 22 Vạn Linh 2 10 1 10 1 23 Vạn Linh 3 10 1 10 1 24 Y Tịch 15 1 15 1 25 Bằng Hữu 15 1 15 1 26 Gia Lộc 15 1 15 1 27 Lâm Sơn 10 1 10 1 Cộng 373 25 2 361 27 2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng)

2.3.2.1. Tổng số Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện: Theo số liệu được

tổng hợp so sánh trong bảng trên, thì năm học 2009-2010 toàn cấp tiểu học có 25 Hiệu trưởng/27 trường (thiếu 02 Hiệu trưởng nên UBND huyện đã giao quyền điều hành nhà trường cho 02 Phó Hiệu trưởng). Đến năm học 2012- 2013 có 27 Hiệu trưởng, đủ về số lượng 27 người/27 trường (tăng 02 Hiệu trưởng). Không còn tình trạng phân công Phó Hiệu trưởng điều hành nhà trường. Điều này cho thấy công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng của huyện đã thực hiện theo TT 35//2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên Bộ GD&ĐT - Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viêc chức các cơ sở giáo dục công lập, quy định:

- Trường tiểu học hạng 1 (từ 28 lớp trở lên): có 01 Hiệu trưởng và không quá 02 phó Hiệu trưởng.

- Trường tiểu học hạng 2 và hạng 3 (từ 18 lớp trở xuống): có 01 Hiệu trưởng và không quá 01 phó Hiệu trưởng.

2.3.2.2. Cơ cấu đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

Cơ cấu về độ tuổi và số năm làm công tác quản lý giáo dục của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, được biểu diễn theo biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 <30 31 > 40 41 > 50 50> <5 5 > 10 11 >15 15> Độ tuổi Số năm công tác QL 37% 0.1 % 37 % 25.9 % 7.04% 29.6% 48.14% 15.2%

(Nguồn : Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng)

Hình2.1. Độ tuổi và số năm làm công tác quản lý của đội ngũ Hiệu

trƣởng trƣờng tiểu học năm học 2012-2013

Qua số liệu thống kê (phụ lục 2.3) cho thấy cơ cấu về độ tuổi của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Chi Lăng có độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi chiếm 74% (trong đó độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 37%, độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 37%). Hiệu trưởng trên 50 tuổi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (chiếm 22,6%), Hiệu trưởng trẻ độ tuổi 30 có 01 (3,7%), không có Hiệu trưởng dưới 30 tuổi.

Tỷ lệ Hiệu trưởng trong độ tuổi từ 31 đến 40 khá cao là điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà trường, vì đối tượng này dễ tiếp cận với những vấn đề mới, được đào tạo cơ bản, có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, có sức khỏe, có kinh nghiệm thực tế, tinh thần trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo.

Tỷ lệ Hiệu trưởng ở độ tuổi trên 50 thấp cũng là một lợi thế, vì nếu tỷ lệ này cao sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý hiện nay, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay của giáo dục tiểu học. Tuy nhiên cơ cấu độ tuổi Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện vẫn chưa hoàn toàn hợp lý: Toàn huyện thiếu đội ngũ Hiệu trưởng trẻ dưới 30 tuổi; nhiều trường Hiệu trưởng có cùng một độ tuổi từ 40-50 sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà trường khi có sự chuyển giao giữa các thế hệ quản lý, không có sự tiếp nối, kế thừa để duy trì sự ổn định giúp cho nhà trường phát triển bền vững, vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm trong công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay của huyện Chi Lăng.

Về số năm làm công tác quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng, cũng là vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ Hiệu trưởng có số năm làm công tác quản lý từ 5 năm trở xuống còn thấp, chiếm 7,04%. Qua đó khẳng định công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện trong những năm qua chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm Hiệu trưởng trẻ. Từ thực tế công tác và kết quả tìm hiểu khảo sát, tác giả đã được biết công tác xây dựng quy hoạch và bổ nhiệm Hiệu trưởng trường học của huyện chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ một cách chặt chẽ, chủ yếu dựa vào uy tín của cán bộ trong tập thể đơn vị. Vì vậy những giáo viên trẻ và phó Hiệu trưởng trẻ dù rất có năng lực, nhưng ít trường hợp có đủ uy tín đối với tập thể để được quy hoạch vào nguồn để đào tạo, bổ nhiệm. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các cấp học khác trong huyện, phải có giải pháp khắc phục để công tác phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung, phát triển đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng đạt hiệu quả thiết thực.

Theo thống kê cho thấy cơ cấu về giới tính trong đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng có sự chênh lệch tương đối. Trong toàn huyện, Hiệu trưởng nam có 10 người, chiếm 37,0%, Hiệu trưởng nữ có 17 người, chiếm 62,9%. Tỷ lệ Hiệu trưởng nam thấp hơn tỷ lệ Hiệu trưởng nữ, phù hợp với cơ cấu về giới trong của toàn cấp học (nam: 25%; nữ chiếm: 75,%). Sự chênh lệch về giới của đội ngũ Hiệu trưởng cũng khó khăn trong công tác quản lý. Đa số trường có Hiệu trưởng là nữ thì thường khó khăn trong công tác điều hành vì tính quyết đoán không cao, bên cạnh đó áp lực công việc và hoàn cảnh gia đình làm giảm phần nào hiệu lực quản lý. Cơ cấu về giới được biểu thị trong mô hình sau:

Nam Nữ

(Nguồn : Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng)

Hình 2. 2. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học huyện Chi Lăng (năm học 2012-2013)

Một yếu tố nữa về cơ cấu đó là tỷ lệ Hiệu trưởng là người dân tộc thiểu số (Tày và Nùng) chiếm tỷ lệ rất cao: 88,9%, người dân tộc Kinh chiếm 11,1%. Đây là một lợi thế trong công tác quản lý. Vì theo đặc trưng vùng miền của huyện có trên 85% dân cư là dân tộc thiểu số, thì Hiệu trưởng là người dân tộc thiểu số sẽ rất thuận lợi trong công tác ở địa phương, am hiểu phong tục tập quán của nhân dân, sử dụng tiếng dân tộc khi giao tiếp với phụ huynh và với nhân dân. Góp phần tích cực vào sự thành công của các nhiệm vụ của nhà trường.

2.3.2.3. Trình độ đội ngũ Hiệu trưởng

Trình độ chuyên môn, đào tạo của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng được biểu diễn trong biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60

Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chứng chỉ

Chuyên môn LLCT QLGD 14.8% 55.6 % 29.6 % 14.8%15.8% 29.6% 33.3%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng)

Hình 2.3. Trình độ đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học huyện Chi Lăng năm học 2012-2013

62,9%

Từ số liệu thống kê được minh hoạ bằng biểu đồ trên cho thấy, trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng tương đối cao: Hiệu trưởng có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt: 85,2%, trong đó trình độ đại học có 15 người, chiếm 55,6%, trình độ cao đẳng có 08 người, chiếm 29,6%. Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ Hiệu trưởng có trình độ đào tạo đạt chuẩn (Trung cấp sư phạm) vẫn còn chiếm 14,8% (Đây là số Hiệu trưởng có thâm niên công tác lâu năm, sắp đến tuổi nghỉ hưu).

Về trình độ LLCT còn nhiều hạn chế, trình độ trung cấp LLCT mới có 05 người, chiếm 18,0%, trình độ sơ cấp LLCT có 08 người, chiếm 29,6%; Tỷ lệ Hiệu trưởng chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị còn 18 người, chiếm tỷ lệ: 66,7%. Đây là số đối tượng cần phải tiếp tục bồi dưỡng để đến năm 2018, 100% số Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện có trình độ từ trung cấp LLCT trở lên.

Về trình độ QLGD cũng là một nội dung đáng quan tâm. Toàn cấp học mới có 13 người được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục chiếm 47% (trong đó trình độ Đại học QLGD: 04 người, chiếm 14%; có Chứng chỉ bồi dưỡng: 9 người, chiếm 33%), số còn lại 14 Hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng, chiếm 53%.

Từ thực trạng trên cho thấy tỷ lệ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng được bồi dưỡng kiến thức QLGD thấp hơn tỷ lệ toàn tỉnh (Toàn tỉnh là 58,5% - theo báo cáo Tổng kết năm học 2012-2013 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn).

Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) của đội ngũ Hiệu trưởng: có 09 người có chứng chỉ (32,4%), trong đó chứng chỉ A có 07 người chiếm 25%, chứng chỉ B có 02 người 7,4%. Tỷ lệ Hiệu trưởng trường tiểu học của toàn tỉnh có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A trở lên là 38,8%, (theo báo cáo Tổng kết năm học 2012-2013 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn).

Về trình độ tin học, có 26 người đạt trình độ từ A trở lên, chiếm 96,%, Trong đó trình độ A có 16 người, chiếm 59%, trình độ B có 10 người chiếm 37%, không có người nào có trình độ cao hơn, thấp hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh (98%).

Từ thực trạng trên, xét tổng thể về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện đã cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đã được quan tâm, nhưng vẫn còn một số bất cập. Các cấp quản lý mới chỉ quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, còn các mặt khác như trình độ lý luận chính trị, QLGD và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học chưa được quan tâm kịp thời. Đây là một hạn chế lớn của công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Chi Lăng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)