Kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78 - 121)

Trong phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, kiểm tra, đánh giá là yếu tố không thể thiếu được. Nó là một khâu quan trọng để tạo động lực thúc đẩy cho công tác này đạt hiệu quả. Chính vì vậy công tác này được các cấp quản lý giáo dục từ Sở đến Phòng GD&ĐT quan tâm thực hiện.

Đối với Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng, cơ quan quản lý trực tiếp các Hiệu trưởng trường tiểu học, năm học 2012-2013 đã tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:

- Kiểm tra, đánh giá xây dựng quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học: 27/27 trường. Kết quả đánh giá đạt yêu cầu trở lên: 100%.

- Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng; 16/27 trường. Kết quả đánh giá đạt yêu cầu trở lên: 100%.

- Kiểm tra, đánh giá việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng: 20/27 trường. Kết quả 5/20 đơn vị đạt mức độ Tốt; 12/20 đơn vị đạt Khá; 03/ 20 đơn vị đạt yêu cầu.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học: 27/27 trường. Kết quả 12/27 đơn vị đạt mức độ Tốt; 15/27 đơn vị đạt Khá; 03/ 27 đơn vị đạt yêu cầu.

- Việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường học trong huyện từ năm 2013 được thực hiện theo Nghị định số 42/2013/NĐ- CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của phòng GD&ĐT năm học 2012-2013 (theo Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT): Thanh tra toàn diện được 08/27 (30%) trường tiểu học và kiểm tra chuyên đề 08/27 (30%) trường về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng các trường học trong huyện theo Chuẩn hiệu trưởng (Theo TT 41/2011/TT-BGD&ĐT) các trường tiểu học cuối năm học 2012-2013. Kết quả: Tổng số Hiệu trưởng được kiểm tra, đánh giá: 27/27. Xếp loại Xuất sắc: 7/27 (26%); Khá: 16/27 (59,3%); Trung bình: 4/27 (18,7%); Yếu: không có.

Từ những kết quả trên cho thấy kiểm tra đánh giá phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng trong những năm qua đã tạo đà thúc đẩy phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng

Qua khảo sát thực trạng, kiểm tra, đánh giá đã cho thấy, công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường trường tiểu học của huyện Chi Lăng hiện nay đã thực hiện tương đối hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít những mặt hạn chế. Đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trường tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa đạt hiệu quả cao, chậm đổi mới; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện triệt để. Việc thực hiện chế độ, chính sách, tạo môi trường cho phát triển đội ngũ Hiệu trưởng đôi khi chưa kịp thời. Công tác tham mưu của phòng GD&ĐT về công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa quyết liệt và kịp thời.

Từ thực trạng đó về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, tác giả đã phân tích chỉ ra các mặt mạnh, yếu, thời cơ và thách thức đối với công tác này như sau:

- Mặt mạnh

Các cấp lãnh đạo từ Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND&UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện luôn quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có đủ phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, uy tín cao để quản lý, chỉ đạo các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND& UBND huyện và Phòng GD&ĐT đã từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học bằng các giải pháp, biện pháp tích cực. Đó là tạo điều kiện và khuyến khích các Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng thường xuyên, tự học, tự bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, cử Hiệu trưởng các trường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo; bồi dưỡng trình độ LLCT, nghiệp vụ quản lý giáo dục, trình độ tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số của địa phương.

Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Cá nhân các Hiệu trưởng tự nêu cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm và uy tín của mình, đã có nhiều cố gắng trong công tác và học tập để nâng cao trình độ;

Trình độ đào tạo của đội ngũ Hiệu trưởng đạt chuẩn trở lên: 100%. Trong đó trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 85,2%, (ĐH: 15 người, chiếm 55,6%, CĐ: 08 người, chiếm 29,6%).

Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện tương đối hiệu quả. Kết quả đánh giá xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng trong năm học 2012-2013, xếp loại Xuất sắc: đạt 25,9%; Khá: 55,5%; không có Hiệu trưởng xếp loại yếu.

Việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ Hiệu trưởng được thực hiện kịp thời, đặc biệt là các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Hiệu trưởng đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Môi trường công tác, làm việc được các cấp và phòng GD&ĐT quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho Hiệu trưởng yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngoài những điểm mạnh như đã nêu, thực trạng cho thấy công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chi Lăng vẫn còn có những mặt yếu cần kiên quyết khắc phục.

- Mặt yếu:

Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT trên địa bàn huyện nhưng chưa quyết liệt và chủ động trong công tác tham mưu cho UBND huyện rà soát, điều chỉnh Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực ngành GD&ĐT của huyện một cách kịp thời.

Phòng GD&ĐT chưa kịp thời xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể cho Hiệu trưởng trường tiểu học để đưa vào quy hoạch cho sát với điều kiện của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Phòng GD&ĐT chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn; chưa chú trọng đúng mức việc bồi dưỡng kiến thức trình độ lý luận, QLGD, quản lý tài chính và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ trong nguồn quy hoạch.

Phòng GD&ĐT chưa tham mưu cho UBND huyện ban hành được Quy chế luân chuyển, điều động CBQL, GV trong địa bàn huyện, nên công tác luân chuyển Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa được thực hiện quyết liệt, chưa khắc phục được nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Một số Hiệu trưởng trường tiểu học thiếu sự chủ động, sáng tạo, ngại va chạm, ngại đổi mới, thiếu kiên quyết và chưa thể hiện được vai trò của người lãnh đạo, quản lý đơn vị trong công tác phát triển đội ngũ của nhà trường.

Quy trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch tạo nguồn Hiệu trưởng chưa đáp ứng được với điều kiện thực tế của địa phương; Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng chưa thực hiện được triệt để.

Từ những điểm yếu và điểm mạnh của công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng như đã nêu và đánh giá ở trên. Công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Chi Lăng đang có những thời cơ vô cùng thuận lợi.

- Thời cơ:

Từ khi hội nhập quốc tế đến nay, đất nước ta đang tạo được đà phát triển, kinh tế, có những chuyển biến khá tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chính trị, an ninh, quốc phòng được ổn định. Vị thế của Việt Nam ngày một được nâng cao trên trường Quốc tế. Việt Nam đã thuộc nhóm các nước đang phát triển trên thế giới.

Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Lạng Sơn nói chung, huyện Chi Lăng nói riêng đã có những thay đổi tích cực về KT-XH. Toàn huyện tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chi Lăng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010- 2015: “Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Chi Lăng tăng cường đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Chi Lăng lần thứ XXI” [22]. Đây cũng là sự quyết tâm chung và động lực mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GD&ĐT nói chung và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện nói riêng.

Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (TTsố 14/2011/TT-BGĐT ngày 08 tháng 04 năm 2011)[7]. Đây là công cụ và là cơ hội tốt để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong cả nước nói chung và huyện Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Căn cứ vào Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, Hiệu trưởng các trường thực hiện quy trình đánh giá chặt chẽ, khách quan. Từ kết quả tự đánh giá, đánh giá của tập thể và của Phòng GD&ĐT, bản thân các Hiệu trưởng sẽ tự xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém để hoàn thiện bản thân theo Chuẩn quy định.

Đồng thời căn cứ vào các quy định của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, phòng GD&ĐT huyện có cơ sở để tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sử dụng, đánh giá và đãi ngộ đối với đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện.

Tại Hội nghị BCHTW lần thứ VIII, BCHTW khoá XI đã ban hành Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế. Nghị quyết đã khẳng định:

“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế” [4, tr.9].

Nghị quyết ra đời là một cơ hội lớn cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nước ta, trong tình hình đổi mới và hội nhập ngày nay.

- Thách thức:

(i). Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn Hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Đây là một trong những giải pháp quan trọng và cũng là thách thức lớn để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học, đồng thời cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với phòng GD&ĐT và chính đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Chi Lăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo tinh thần đổi mới của NQ 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế. Nội dung Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế” [4, tr.9]. Chính vì vậy cần phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời điều chỉnh, bố

trí lại đội ngũ cán bộ QLGD từ Phòng GD&ĐT đến các nhà trường theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng cán bộ để đáp ứng với nhu cầu đổi mới.

(ii). Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI): “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học..., phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm...Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý” [4, tr.9].

Với thách thức này tiếp tục đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học một cách toàn diện cả về lí luận và nghiệp vụ quản lý theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện trong xu thế hội nhập của đất nước.

(iii). Những yếu tố về chế độ đãi ngộ, phân cấp quản lý

Theo nội dung Nghị quyết 29/NQ-TW: “Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Khuyến khích cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực quản lý giáo dục là việc đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp quản lý

nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các nhà trường”[4, tr.10].

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, việc phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường học ở huyện Chi Lăng tiếp tục được triển khai thực hiện. Chính vì vậy đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học về nghiệp vụ quản lý giáo dục và những kiến thức về quản lý tài chính, chính trị, kinh tế - xã hội, trình độ CNTT, ngoại ngữ phục vụ cho công tác quản lý. Đây là thách thức đòi hỏi sự chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học cơ quan QLGD huyện Chi Lăng hiện nay.

(iv). Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng giai đoạn 2013- 2015 và những năm tiếp theo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở mỗi địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH và góp phần ổn định an ninh – quốc phòng. Từ thực tiễn đó cho thấy phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo phải tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu sự phát triển của xã hội .

Chính vì vậy, sự phát triển KT-XH của huyện Chi Lăng giai đoạn 2013- 2015 và những năm tiếp theo đã đặt ra cho sự nghiệp giáo dục của huyện những thách thức phải luôn phát triển và đi trước một bước, đón đầu sự phát triển của địa phương. Đây cũng chính là thách thức đối với chính đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành, trong đó có đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện.

Kết luận Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)