Biện pháp 1: Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 93)

Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Chuẩn Hiệu trưởng; kết hợp với kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng (theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học) nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học. Đồng thời, qua kiểm tra, đánh giá, rà soát để phân loại đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học làm cơ sở cho công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng một cách hợp lý, hiệu quả.

Việc đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học sẽ tạo sự chủ động, tích cực trong công tác tổ chức cán bộ của các trường tiểu học trong huyện và Phòng GD&ĐT.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên

địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Chuẩn Hiệu trưởng ban hành theo Thông tư 41/2011/TT-BGD&ĐT và phù hợp với thực tế địa phương;

Kiểm tra hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học; kiểm tra các hoạt động giáo dục của đối tượng dự nguồn để làm cơ sở xây dựng quy hoạch;

Đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và đánh giá các hoạt động giáo dục của đối tượng dự nguồn với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường và cấp Ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương. Sử dụng kết quả đánh giá này để làm tiêu chuẩn quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học được thực hiện theo nội dung của 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí quy định tại Thông tư 41/2011/ TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT, ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học đó là : - Về phẩm chất chính trị; - Về đạo đức nghề nghiệp; - Về lối sống, tác phong; - Về giao tiếp, ứng xử; - Học tập, bồi dưỡng;

- Nhóm các năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và năng lực phối hợp [7].

Để xây dựng được quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, ngoài các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Chuẩn Hiệu trưởng, cần phải theo dự báo kế hoạch trung hạn của ngành đến năm 2020. Gồm quy mô phát triển trường, lớp của toàn huyện; số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ nguồn và Hiệu trưởng đương nhiệm đã được sàng lọc qua kiểm tra, đánh giá hàng năm. Gồm có cơ cấu về trình độ, độ tuổi, giới tính, dân tộc. Về số lượng phải căn cứ Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Ban Tổ chức Trung ương về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” quy định: “Trong quy hoạch, mỗi

chức danh lãnh đạo cần ít nhất 2 đến 3 đồng chí dự bị; mỗi cán bộ có thề dự kiến đảm nhiệm từ 2-3 chức danh”.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ngành trong huyện tiếp tục học tập và quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 31/11/2004 của

Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

- Huyện uỷ và UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các nhà trường xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường học theo từng giai đoạn đến năm 2020. Phòng GD&ĐT tổng hợp và tham mưu trình UBND huyện phê duyệt.

- Phòng GD&ĐT của huyện xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng; xây dựng kế hoạchtăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng đương nhiệm, đội ngũ cán bộ dự nguồn 02 lần/năm học, để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch. Đồng thời giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng. Hàng năm chỉ đạo các nhà trường rà soát, bổ sung, thay thế nguồn cán bộ trong quy hoạch. Tổ chức đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng quy hoạch Hiệu trưởng trường tiểu học để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo các trường tiểu học, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng theo trình tự sau đây:

(i). Xác định quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của địa phương tại thời điểm xây dựng quy hoạch. Dự báo quy mô phát triển giáo dục trong giai đoạn xây dựng quy hoạch để đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn về cơ cấu, số lượng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng. Cụ thể:

+ Tổng số cán bộ nguồn kế cận cần phải quy hoạch xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện ít nhất là 60 người/30 trường (ít nhất là 02 người làm nguồn kết cận Hiệu trưởng/ một trường)

+ Cơ cấu về độ tuổi mang tính kế thừa, mỗi độ tuổi phải chiếm tỷ lệ cân đối. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ tuổi dưới 30 chiếm 20% tổng số Hiệu trưởng cần quy hoạch; Tỷ lệ từ 30 đến dưới 35 tuổi chiếm 35% ;

Tỷ lệ từ 35 đến dưới 40 tuổi chiếm 30% ; Tỷ lệ từ 40 đến dưới 45 tuổi chiểm 15%.

Bên cạnh đó yếu tố về giới tính cũng cần được quan tâm đúng mức khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng. Đặc thù của giáo dục tiểu học huyện Chi Lăng có tỷ lệ CB,GV nữ (chiếm trên 75%). Trong đó Hiệu trưởng là nữ chiếm 62,9%. Hiệu trưởng Nam chiếm 27,1%. Từ thực trạng về giới như vây, nên mỗi một trường tiểu học cần quy hoạch nguồn cán bộ ít nhất 01 nam vào chức danh Hiệu trưởng của nhà trường để đảm bảo sự cân đối về giới tính.

Đặc điểm của giáo dục tiểu học huyện Chi Lăng là đa số CBQL nói chung, Hiệu trưởng nói riêng là người dân tộc thiểu số, chiếm 88,8% (dân tộc Tày và Nùng). Tỷ lệ Hiệu trưởng là nguời dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 11,2%. Đây cũng là một lợi thế của các Hiệu trưởng trong công tác giáo dục tại địa bàn thuộc các vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên vẫn phải đưa vào quy hoạch đảm bảo 1/3 số cán bộ được quy hoạch nguồn Hiệu trưởng là người dân tộc Kinh, sẽ hạn chế được tư tưởng “cục bộ địa phương” vốn vẫn đang tồn tại ở huyện Chi Lăng.

(ii). Tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực của Hiệu trưởng trong giai đoạn đã qua. Đồng thời tìm ra những hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Lấy kết quả kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng và cán bộ dự nguồn làm một tiêu chuẩn để đưa vào xây dựng quy hoạch chính thức.

(iii). Tiến hành quy trình xây dựng quy hoạch phát triển nguồn Hiệu trưởng của nhà trường dựa trên các quy định của Chuẩn hiệu trưởng và Điều lệ trường tiểu học.

(iv). Tổng hợp kết quả của quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng của đơn vị và báo cáo Phòng GD&ĐT.

(v). Đối với phòng GD&ĐT, căn cứ kết quả xây dựng quy hoạch của các nhà trường dự báo về quy mô phát triển giáo dục, đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện. Trên cơ sở thực tế nhu cầu về số lượng, cơ cấu,

trình độ, phẩm chất năng lực và nhu cầu phát triển của ngành để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cho toàn huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, trình UBND huyện phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong từng năm học Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch phối hợp với Phòng Nội Vụ và Đảng ủy, UBND xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, đánh giá các nhà trường về thực hiện quy trình xây dựng quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng. Đồng thời chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý. Qua kiểm tra đánh giá và tiếp thu những thông tin phản hồi, Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cho phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 89 - 93)