Đảm bảo tính cụ thể, thiết thực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 88 - 121)

Đối với nguyên tắc này đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp phải có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cụ thể, rõ ràng, không chung chung.

Các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải có tác động tích cực tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý ở mỗi nhà trường tiểu học và trong toàn ngành giáo dục của huyện. Vì vậy trước khi đưa các giải pháp này vào thực hiện trong thực tế cần phải được xem xét một cách khoa học và có khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của chúng.

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học huyện Chi Lăng giai đoạn từ nay đến năm 2020

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Chuẩn Hiệu trưởng; kết hợp với kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng (theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học) nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học. Đồng thời, qua kiểm tra, đánh giá, rà soát để phân loại đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học làm cơ sở cho công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng một cách hợp lý, hiệu quả.

Việc đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học sẽ tạo sự chủ động, tích cực trong công tác tổ chức cán bộ của các trường tiểu học trong huyện và Phòng GD&ĐT.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên

địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Chuẩn Hiệu trưởng ban hành theo Thông tư 41/2011/TT-BGD&ĐT và phù hợp với thực tế địa phương;

Kiểm tra hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học; kiểm tra các hoạt động giáo dục của đối tượng dự nguồn để làm cơ sở xây dựng quy hoạch;

Đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và đánh giá các hoạt động giáo dục của đối tượng dự nguồn với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường và cấp Ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương. Sử dụng kết quả đánh giá này để làm tiêu chuẩn quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học được thực hiện theo nội dung của 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí quy định tại Thông tư 41/2011/ TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT, ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học đó là : - Về phẩm chất chính trị; - Về đạo đức nghề nghiệp; - Về lối sống, tác phong; - Về giao tiếp, ứng xử; - Học tập, bồi dưỡng;

- Nhóm các năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và năng lực phối hợp [7].

Để xây dựng được quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, ngoài các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Chuẩn Hiệu trưởng, cần phải theo dự báo kế hoạch trung hạn của ngành đến năm 2020. Gồm quy mô phát triển trường, lớp của toàn huyện; số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ nguồn và Hiệu trưởng đương nhiệm đã được sàng lọc qua kiểm tra, đánh giá hàng năm. Gồm có cơ cấu về trình độ, độ tuổi, giới tính, dân tộc. Về số lượng phải căn cứ Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Ban Tổ chức Trung ương về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” quy định: “Trong quy hoạch, mỗi

chức danh lãnh đạo cần ít nhất 2 đến 3 đồng chí dự bị; mỗi cán bộ có thề dự kiến đảm nhiệm từ 2-3 chức danh”.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ngành trong huyện tiếp tục học tập và quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 31/11/2004 của

Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

- Huyện uỷ và UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các nhà trường xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường học theo từng giai đoạn đến năm 2020. Phòng GD&ĐT tổng hợp và tham mưu trình UBND huyện phê duyệt.

- Phòng GD&ĐT của huyện xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng; xây dựng kế hoạchtăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng đương nhiệm, đội ngũ cán bộ dự nguồn 02 lần/năm học, để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch. Đồng thời giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng. Hàng năm chỉ đạo các nhà trường rà soát, bổ sung, thay thế nguồn cán bộ trong quy hoạch. Tổ chức đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng quy hoạch Hiệu trưởng trường tiểu học để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo các trường tiểu học, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng theo trình tự sau đây:

(i). Xác định quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của địa phương tại thời điểm xây dựng quy hoạch. Dự báo quy mô phát triển giáo dục trong giai đoạn xây dựng quy hoạch để đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn về cơ cấu, số lượng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng. Cụ thể:

+ Tổng số cán bộ nguồn kế cận cần phải quy hoạch xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện ít nhất là 60 người/30 trường (ít nhất là 02 người làm nguồn kết cận Hiệu trưởng/ một trường)

+ Cơ cấu về độ tuổi mang tính kế thừa, mỗi độ tuổi phải chiếm tỷ lệ cân đối. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ tuổi dưới 30 chiếm 20% tổng số Hiệu trưởng cần quy hoạch; Tỷ lệ từ 30 đến dưới 35 tuổi chiếm 35% ;

Tỷ lệ từ 35 đến dưới 40 tuổi chiếm 30% ; Tỷ lệ từ 40 đến dưới 45 tuổi chiểm 15%.

Bên cạnh đó yếu tố về giới tính cũng cần được quan tâm đúng mức khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng. Đặc thù của giáo dục tiểu học huyện Chi Lăng có tỷ lệ CB,GV nữ (chiếm trên 75%). Trong đó Hiệu trưởng là nữ chiếm 62,9%. Hiệu trưởng Nam chiếm 27,1%. Từ thực trạng về giới như vây, nên mỗi một trường tiểu học cần quy hoạch nguồn cán bộ ít nhất 01 nam vào chức danh Hiệu trưởng của nhà trường để đảm bảo sự cân đối về giới tính.

Đặc điểm của giáo dục tiểu học huyện Chi Lăng là đa số CBQL nói chung, Hiệu trưởng nói riêng là người dân tộc thiểu số, chiếm 88,8% (dân tộc Tày và Nùng). Tỷ lệ Hiệu trưởng là nguời dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 11,2%. Đây cũng là một lợi thế của các Hiệu trưởng trong công tác giáo dục tại địa bàn thuộc các vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên vẫn phải đưa vào quy hoạch đảm bảo 1/3 số cán bộ được quy hoạch nguồn Hiệu trưởng là người dân tộc Kinh, sẽ hạn chế được tư tưởng “cục bộ địa phương” vốn vẫn đang tồn tại ở huyện Chi Lăng.

(ii). Tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực của Hiệu trưởng trong giai đoạn đã qua. Đồng thời tìm ra những hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Lấy kết quả kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng và cán bộ dự nguồn làm một tiêu chuẩn để đưa vào xây dựng quy hoạch chính thức.

(iii). Tiến hành quy trình xây dựng quy hoạch phát triển nguồn Hiệu trưởng của nhà trường dựa trên các quy định của Chuẩn hiệu trưởng và Điều lệ trường tiểu học.

(iv). Tổng hợp kết quả của quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng của đơn vị và báo cáo Phòng GD&ĐT.

(v). Đối với phòng GD&ĐT, căn cứ kết quả xây dựng quy hoạch của các nhà trường dự báo về quy mô phát triển giáo dục, đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện. Trên cơ sở thực tế nhu cầu về số lượng, cơ cấu,

trình độ, phẩm chất năng lực và nhu cầu phát triển của ngành để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cho toàn huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, trình UBND huyện phê duyệt.

- Trong từng năm học Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch phối hợp với Phòng Nội Vụ và Đảng ủy, UBND xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, đánh giá các nhà trường về thực hiện quy trình xây dựng quy hoạch nguồn đội ngũ Hiệu trưởng. Đồng thời chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý. Qua kiểm tra đánh giá và tiếp thu những thông tin phản hồi, Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cho phù hợp và hiệu quả.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Để khắc phục thực trạng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của ngành GD&ĐT huyện Chi Lăng trong thời gian vừa qua là chỉ quan tâm đến đối tượng là Hiệu trưởng đương nhiệm để cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chưa tạo điều kiện quan tâm nhiều đến đối tượng cán bộ kế cận trong nguồn đã được quy hoạch. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ yếu thực hiện theo chỉ tiêu, kế hoạch của Sở GD&ĐT và UBND huyện.

Điều đó cho thấy rõ hạn chế là việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Thực hiện biện pháp này chính là khắc phục hạn chế đó để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tùy tiện, không theo kế hoạch, không gắn với việc bố trí, sử dụng cán bộ, gây lãng phí, thậm chí nảy sinh tiêu cực. Đồng thời chuẩn bị thật tốt nguồn cán bộ bổ sung, thay thế kịp thời đội ngũ Hiệu trưởng sẽ nghỉ hưu hoặc miễn nhiệm.

Mục tiêu đề ra từ năm 2015 và đến năm 2020, phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng đủ số lượng (không giao cho phó Hiệu trưởng điều hành nhà trường), đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Phấn đấu 100% Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện đều đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp; trình độ đào tạo đạt 100% trình độ đại học; 100% Hiệu trưởng có trình độ tin học B và tương đương; 70% Hiệu trưởng có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; 100% Hiệu trưởng được bồi dưỡng về QLGD.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường tiểu học phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dựỡng dài hạn, ngắn hạn gắn với quy hoạch của nhà trường, trình Phòng GD&ĐT của huyện phê duyệt.

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung sau: + Đào tạo, bồi dưỡng về những chủ trương đổi mới của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về phát triển KT-XH và đổi mới sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

+ Kiến thức và năng lực quản lý giáo dục, quản lý hành chính, quản lý tài chính và tài sản; quản lý tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; khả năng phân tích, tổng hợp và dự báo; kĩ năng xây dựng kế hoạch, tầm nhìn chiến lược, trình độ LLCT, ngoại ngữ, tin học...

- Quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn chặt với quy hoạch, ưu tiên tạo điều kiện cho cán bộ nguồn kế cận đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học tham gia học tập, bồi dưỡng.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND huyện phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của ngành theo giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo hướng gắn với quy hoạch, kế hoạch bố trí sử dụng đội ngũ.

- Tham mưu với Sở GD&ĐT và UBND huyện để cử Hiệu trưởng và cán bộ trong diện quy hoạch học các lớp trung cấp lý luận chính trị tại trường Chính trị Hoàng Văn Thụ của tỉnh; phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Chi Lăng tổ chức bồi dưỡng về LLCT; phối hợp với Ban tuyên giáo của Huyện uỷ mở lớp bồi dưỡng chính trị trong dịp hè hàng năm; phối hợp với Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ QLGD; phối hợp với trường Trung cấp Kinh tế của tỉnh mở các lớp bồ dưỡng và cấp chứng chỉ cho Hiệu trưởng và cán bộ nguồn về kiến thức quản lý tài chính; cử cán bộ trong diện quy hoạch đi học các lớp đại học chính quy, tại chức, liên thông để nâng cao trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan học tập về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn Hiệu trưởng và Hiệu trưởng đương nhiệm; khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng; tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của ngành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT cần tích cực tham mưu với UBND huyện xây dựng chính sách hỗ trợ của địa phương đối với người được cử đi học; chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách đối với người đi học, đặc biệt những CBQL thuộc đối tượng được thụ hưởng chế độ ưu đãi, thu hút của Chính phủ theo Nghị định 116/2006/NĐ- CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 23/2013/ QĐ- UBND tỉnh Lạng Sơn về chính sách hỗ trợ cho CB, CC, VC sự nghiệp đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Sau khi Hiệu trưởng trường tiểu học và cán bộ nguồn đã được đào tạo, bồi dưỡng, Phòng GD&ĐT theo dõi mức độ tiến bộ để đánh giá đúng trình độ, năng lực cán bộ. Từ đó bổ nhiệm, bố trí sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Tiến tới chỉ bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học là người đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và đảm bảo đủ các tiêu chuẩn theo Chuẩn hiệu trưởng và Điều lệ trường tiểu học.

- Phòng GD&ĐT tăng cường công tác kiểm tra công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch của nhà trường. Kiểm tra đánh giá về xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn kế cận Hiệu trưởng của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá năng lực của cán bộ sau khi đã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn bị cho bổ nhiệm, bố trí

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 88 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)