1,7 -> 1, 9. Trong đó công tác kiểm tra, đánh giá, được đánh giá cao nhất ( X = 1, 9 ) công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá thấp nhất (X = 1, 7 )
Kết quả đánh giá chung cũng ở mức trung bình (X = 1,82), phù hợp với kết quả đánh giá các nội dung trong công tác này. Theo thứ bậc, công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ công tác đánh giá xếp loại được xếp thứ nhất; công tác bổ nhiệm, luân chuyển xếp thứ hai; công tác xây dựng quy hoạch phát triển Hiệu trưởng các trường tiểu học xếp thứ ba. Xếp theo thứ bậc như vậy là hợp lý, đánh giá đúng thực trạng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học của huyện hiện nay.
Theo từng nội dung phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học được phân tích theo các nội dung cụ thể sau đây:
2.4.1. Xây dựng quy hoạch, tạo nguồn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học
Bằng thực tế quá trình công tác quản lý giáo dục và qua tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ công tác tổ chức cán bộ, trao đổi với lãnh đạo Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT của huyện. Tác giả nhận thấy trong những năm gần đây, công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Chi Lăng đã được thực hiện theo Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước; Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XI) Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ có những chuyển biến tích cực góp phần tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động. Các cấp Ủy, tổ chức Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc về công tác xây dựng quy hoạch là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới.
Từ quan điểm chỉ đạo đó hàng năm Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT tiến hành khảo sát, đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học bằng các hình thức lấy phiếu tín nhiệm của tập thể CB,GV, NV của nhà trường về phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của từng Hiệu trưởng tại các trường học; tham khảo ý kiến của lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền các xã, thị trấn nơi công tác và nơi cư trú; kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Căn cứ kết quả phiếu tín nhiệm, ý kiến tham khảo, kết quả thực hiện nhiệm vụ để xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng cho toàn cấp học .
Hiện nay, Phòng GD&ĐT huyện đã xây dựng quy hoạch tạo nguồn đội ngũ CBQLGD của huyện giai đoạn 2015- 2020 (các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS và cơ quan phòng GD&ĐT). Tuy nhiên, thực tế khi triển khai thực hiện công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng cũng còn khá nhiều hạn chế, cần khắc phục cho giai đoạn hiện nay, đó là:
(i). Quy trình xây dựng quy hoạch Hiệu trưởng các trường học trong huyện chưa hợp lý còn nặng về cơ cấu vùng miền, cục bộ địa phương, độ tuổi và thâm niên công tác...Nhiều đơn vị không có nguồn cán bộ đáp ứng được các tiêu chuẩn nhưng vẫn đưa vào quy hoạch để đủ chỉ tiêu về số lượng.
(ii). Hàng năm chưa rà soát, sàng lọc để kịp thời bổ sung, thay thế cán bộ nguồn trong quy hoạch. Chưa kiên quyết đưa ra khỏi nguồn quy hoạch những cán bộ không phát huy được năng lực bản thân. Một số cán bộ trong nguồn quy hoạch nhưng không đáp ứng được yêu cầu để lựa chọn bổ nhiệm, có trường hợp được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhưng không đủ khả năng lãnh đạo nhà trường;
(iii). Xây dựng quy hoạch cán bộ thiếu linh hoạt vẫn chỉ trong phạm vi hẹp của một đơn vị trường học,chưa mở rộng đối tượng ra các đơn vị khác.
Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng quy hoạch Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chi Lăng hiện nay.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện có chất lượng chưa đồng đều, hiệu quả công tác chưa đảm bảo, điều này phải được khắc phục ngay trong thời gian tới.
2.4.2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học
Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ với các bước như sau:
(i). Phòng GD&ĐT rà soát, thống kê nhu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của các nhà trường; đối chiếu với Quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt;
(ii). Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, trình UBND huyện phê duyệt;
(iii). Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ làm việc với trường tiểu học có nhu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường; làm việc với cấp ủy, chính quyền xã (thị trấn) lấy ý kiến nhận xét đánh giá về đối tượng dự kiến bổ nhiệm;
(iv). Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ thống nhất báo cáo bằng văn bản với UBND huyện về kết quả phiếu tín nhiệm và kết quả làm việc với nhà trường, cấp ủy, chính quyền xã, (thị trấn) và trình UBND huyện xem xét bổ nhiệm;
(v). Lãnh đạo UBND huyện thống nhất ý kiến, nếu đủ các điều kiện để bổ nhiệm thì Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định bổ nhiệm.
Có thể thấy quy trình bổ nhiệm trên đây là khá chặt chẽ, đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. Đa số Hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay của huyện đều được bổ nhiệm từ nguồn cán bộ trong quy hoạch, sau khi bổ nhiệm cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện vẫn còn có những hạn chế, đó là:
(i). Hiệu trưởng được bổ nhiệm chủ yếu từ nguồn nhân sự của chính đơn vị sở tại, không có sự lựa chọn, nên không phải trường nào cũng chọn được những người đủ năng lực, “tâm và tầm” để lãnh đạo nhà trường.
(ii). Một số ít Hiệu trưởng được bổ nhiệm nhưng năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, cá biệt một số Hiệu trưởng trước khi được bổ nhiệm chưa nằm trong quy hoạch vì vậy phải được bổ sung vào nguồn khi có nhu cầu cấp bách, nên không có thời gian để rèn luyện, phấn đấu;
(iii). Một số cán bộ, giáo viên vẫn còn mang nặng tư tưởng “cục bộ địa phương”, không thích “người lạ” làm lãnh đạo mình nên không khách quan, công tâm trong việc việc lựa chọn cán bộ nơi khác để bổ nhiệm; cá biệt có trường hợp còn có sự “can thiệp” của lãnh đạo cấp trên.
Công tác bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng các trường tiểu học còn gặp khó khăn. Đặc biệt là việc miễn nhiệm, luân chuyển Hiệu trưởng các trường học chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Một số Hiệu trưởng biết được sẽ phải luân chuyển hoặc miễn nhiệm đã tìm mọi mối quan hệ để can thiệp xin kéo dài thêm một năm, chờ điều kiện, thời cơ cá nhân.
Trong khi đó đến thời điểm này UBND huyện Chi Lăng chưa xây dựng được Quy chế về luân chuyển CBQL và giáo viên, do vậy việc việc luân chuyển đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu thực hiện luân chuyển theo nguyện vọng cá nhân, sau mới đến nhu cầu công tác.
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng các trường tiểu học chính là:
(i). Công tác tham mưu của phòng GD&ĐT chưa kiên quyết, còn ngại va chạm khi đối tượng cần miễn nhiệm, luân chuyển có mối quan hệ, can thiệp từ cấp trên. Chưa tham mưu để UBND huyện ban hành Quy chế về luân chuyển CBQL và giáo viên trong huyện.
(ii). Trưởng phòng GD&ĐT chưa được ra Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng như quy định trong Điều lệ trường tiểu học.
(iii). Công tác xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ kế cận chưa thật sự đáp ứng với nhu cầu thực tế. Nguồn Hiệu trưởng trường tiểu học của một số đơn vị vùng đặc biệt khó khăn chưa có người kế cận là người tại địa phương, nên khi luân chuyển Hiệu trưởng từ vùng thuận lợi đến đã gặp phải rào cản, sức ép của chính quyền địa phương.
(iv). Đặc điểm về địa lý của huyện có sự phân chia thành 3 vùng miền nên gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến luân chuyển đội ngũ Hiệu trưởng giữa các vùng trong huyện.
Từ những hạn chế, khó khăn đã nêu trên, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện trong thời gian tới phải được đổi mới và thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khách quan hơn. Đó là kết hợp đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng; kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ (đánh giá công chức) và tổ chức thi tuyển.
Công tác luân chuyển Hiệu trưởng cũng phải được Phòng GD&ĐT tham mưu quyết liệt hơn để UBND huyện ban hành Quy chế luân chuyển và giao thẩm quyền cho Trưởng phòng GD&ĐT chủ động thực hiện luân chuyển. Có như vậy mới đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với đặc thù của ngành.
Trước thực trạng đó thì việc đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển sẽ có tác động thiết thực đến việc phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
2.4.3. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học
Để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học thì quản lý đào tạo, bồi dưỡng là một yếu tố rất quan trọng, nhưng thực tế cũng có lúc các cấp quản lý và chính các CBQL cũng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác này. Vẫn còn tồn tại tư tưởng học tập, bồi dưỡng là để đủ văn bằng, chứng chỉ, để thăng tiến... Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác này nên các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT Lạng Sơn, Huyện ủy, UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện đang hết sức quan tâm.
Trong những năm gần đây cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, LLCT, ngoại ngữ và CNTT của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện đã được nâng lên đáng kể:
- Năm học 2009- 2010 mới có 08/27 (29,6%) Hiệu trưởng có trình độ Đại học, 5/27 (18,5%) có trình độ Cao đẳng, 15/27 (55,5%) có trình độ Trung cấp sư phạm.
- Năm học 2012-2013 đã có 18/27 (66,6%) Hiệu trưởng đạt trình độ Đại học và 08/27 (29,6%) đạt trình độ Cao đẳng và chỉ còn 04 Hiệu trưởng có trình độ Trung cấp.
- Về bồi dưỡng Lý luận chính trị (LLCT): Năm học 2009- 2010 mới có 01/27 (3,7%) Hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận. Đến năm học 2012- 2013 có 5/27 (18,5%) Hiệu trưởng đạt trình độ trung cấp lý luận.
- Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ: Năm học 2009 - 2010 mới có 01/27 (3,7%) Hiệu trưởng có trình độ Tiếng anh chứng chỉ A. Năm học 2012-2013 có 9/27 (33,3%) Hiệu trưởng đạt trình độ Tiếng anh từ chứng chỉ A trở lên.
- Bồi dưỡng trình độ Tin học: Năm học 2009-2010 mới có 6/27 (22,2%) Hiệu trưởng có trình độ tin học chứng chỉ A. Năm học 2012-2013 đã có 26 /27 (96,3%) Hiệu trưởng đạt trình độ từ A trở lên.
- Bồi dưỡng QLGD: Năm học 2009 - 2010 mới có 1 /27 (3,7%) Hiệu trưởng có trình độ Đại học và 01 (3,7%) người có chứng chỉ QLGD. Năm học 2012-2013 đã có 05/27 (18,5%) Hiệu trưởng có trình độ ĐH và 9/27 (33,3%) người có chứng chỉ QLGD.
Điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục huyện Chi Lăng và của cá nhân Hiệu trưởng các trường tiểu học trong việc học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những hạn chế:
- Phòng GD&ĐT huyện chưa tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung, Hiệu trưởng cấp tiểu học nói riêng theo lộ trình dài hạn, vẫn phụ thuộc vào kế hoạch của Sở GD&ĐT.
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với Hiệu trưởng đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn gặp nhiều khó khăn, do kinh phí có hạn. Một số Hiệu trưởng đi học bằng nguồn kinh phí tự túc.
- Số lượng Hiệu trưởng trường tiểu học được cử đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị (LLCT), QLGD còn quá ít. Mỗi năm chỉ có từ 1-2 người được cử đi học (theo chỉ tiêu kế hoạch của Sở GD&ĐT và UBND huyện). Vì vậy, số lượng Hiệu trưởng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về LLCT còn 21/27 người (77,7%), nghiệp vụ QLGD còn 13/27 người (48,1%).
- Đối tượng là cán bộ trong nguồn quy hoạch ít được cử đi học tập. Chủ yếu là các Hiệu trưởng mới được đi học tập, bồi dưỡng.
- Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là học tại chức, vừa học, vừa làm nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng đúng nhu cầu công tác, nhất là các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức QLGD chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hiện nay.
2.4.4. Thực hiện chế độ chính sách và tạo môi trường thuận lợi phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học trong huyện đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định của Đảng, nhà nước và hướng dẫn của cấp trên các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành giáo dục nói chung và Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng. Cụ thể:
- Về chế độ tiền lương được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Các chế độ phụ cấp như phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD ĐT ngày 08/12/2005 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sớ giáo dục công lập; Phụ cấp ưu đãi thực hiện theo Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Liên Bộ GD&ĐT - Nội vụ - Tài chính về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống GDQD; Nghị định 116/2006/NĐ - CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 19/2013/NĐ- CP ngày 23 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Đặc biệt đối với tỉnh Lạng Sơn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 23/2013/QĐ- UBND về chính sách hỗ trợ cho CB, CC, VC sự nghiệp đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những CBQL, GV, NV đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh sẽ được hưởng nguyên lương, phụ cấp khác khi đi học tập bồi dưỡng, đồng thời còn được hỗ trợ kinh phí học tập như học phí, tiền tài liệu, sinh hoạt cá nhân...
Từ những chế độ, chính sách đó, đã tạo điều kiện cho Hiệu trưởng các