Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 35)

chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà trường; lý luận chính trị; nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ, tin học.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát yêu cầu phát triển đội ngũ Hiệu trưởng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết thực: Ai yếu, thiếu và cần trang bị kiến thức nào thì đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và trang bị kiến thức ấy.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng: Hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng nội dung nào thì phải được vận dụng và phát huy trong quá trình công tác.

- Đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học phải căn cứ vào chủ trương, chiến lược phát triển của ngành GD&ĐT và phát triển KT-XH của địa phuơng, vì mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường tiểu học là phục vụ cho chiến lược phát triển đội ngũ của ngành GD&ĐT và phát triển KT-XH của địa phương.

1.4.4. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học

Bổ nhiệm là khâu quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.Việc bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học phải xuất phát từ nhu cầu công tác của đơn vị và của ngành, phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định trong Điều lệ trường tiểu học và phải tuân theo các nguyên tắc, thủ tục và quy trình một cách chặt chẽ. Việc bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học vẫn phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung dưới sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đó là:

- Đảng thống nhất lãnh đạo. Tập thể lãnh đạo ở các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

- Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Mặt khác phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, sở trường của cán bộ;

- Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Khi Hiệu trưởng trường tiểu học hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Những Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ vẫn đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, cơ quan đơn vị tín nhiệm, đủ sức khỏe thì được cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm lại nhiệm kì tiếp theo. Những Hiệu trưởng còn thời gian chưa đủ 5 năm công tác, không đủ một nhiệm kỳ, đến tuổi nghỉ hưu nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thì được kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu. Hiệu trưởng khi hết nhiệm kì công tác, thực hiện quy trình bổ nhiệm lại mà không đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ không được bổ nhiệm lại và sẽ được bố trí công tác khác.

Hiệu trưởng trường tiểu học được Phòng GD&ĐT xem xét, trình UBND huyện miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm trong các trường hợp sau:

- Nguyện vo ̣ng cá nhân; - Sức khỏe không đảm bảo; - Không hoàn thành nhiệm vụ;

- Không còn tín nhiệm tại đơn vị, địa phương nơi công tác.

- Vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Trong công tác phát triển đội ngũ, việc luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học cũng rất cần thiết. Căn cứ vào các quy định của công tác tổ chức và thực tế của địa phương, của ngành, nhất thiết phải có sự luân chuyển Hiệu trưởng trên cơ sở quy hoạch cán bộ, nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, từ đó giúp cán bộ

trưởng thành nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài của ngành GD huyện.

Trong thực tế quản lý giáo dục trong địa bàn một huyện, công tác luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học đã tạo động lực đột phá, xoá bỏ những yếu tố tiêu cực như: khuynh hướng cục bộ địa phương; tâm lý thoả mãn chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định vị trí, không nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ; công việc trì trệ, hiệu quả công tác thấp, cán bộ uy tín giảm sút.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ Hiệu trưởng trường học nói chung, trường tiểu học nói riêng có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của mỗi nhà trường. Tuy nhiên công tác này cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố tiêu cực đó là: tư tưởng “cục bộ địa phương”, “chủ nghĩa kinh nghiệm”, sự “can thiệp” và những quan niệm bảo thủ cản trở với xu thế phát triển hiện nay của một bộ phận cán bộ lãnh đạo.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công tác cán bộ. Người đã chỉ ra những tác động tiêu cực và nhắc nhở cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần tránh:

“Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.

Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình” [38].

Lựa chọn và sử dụng cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực đáp ứng với nhiệm vụ được giao vừa là một yêu cầu, vừa là một nguyên tắc sử dụng cán bộ của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta. Đặc biệt, trước tình hình cấp bách của đất nước trong giai đoạn đổi mới, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu

chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn. Có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút chức để nhận công việc thích hợp. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài”[19].

Từ thực tế của đại phương, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 35)