Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 102 - 104)

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, tác giả chỉ xin được đề xuất 4 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, trong mối tương quan mang tính biện chứng. Nếu được triển khai trong thực tế thì sẽ có tác động tích cực đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch. Căn cứ trên kết quả kiểm tra đánh giá đội ngũ để xây dựng tạo nguồn cán bộ. Qua đó tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn sẽ thuận lợi, hiệu quả, tránh được lãng phí công sức, thời gian, tiền của, đồng thời tạo được nguồn cán bộ có chất lượng để bổ nhiệm, sử dụng.

Trên cơ sở nguồn cán bộ đã quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng, sẽ lựa chọn, bổ nhiệm được cán bộ quản lý có phẩm chất, năng lực.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyến Hiệu trưởng các trường tiểu học trong địa bàn huyện Chi Lăng, nếu được thực hiện tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ cố gắng rèn luyện, phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu công tác; phát huy những nhân tố tích cực, đẩy lùi những nhân tố tiêu cực trong công tác phát triển đội ngũ của các nhà trường.

Việc thực hiện chế độ, chính sách, tạo sự đồng thuận có tác động tích cực tới công tác xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ và góp phần thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Ngược lại, công tác xây dựng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng nhằm thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giúp cán bộ phát triển khả năng của mình, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Phát triển ĐN HT trƣờng TH

Qua phân tích về mối liên hệ giữa các biện pháp, có thể phác hoạ mối quan hệ giữa 4 biện pháp này bằng sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng

trƣờng tiểu học huyện Chi Lăng

Có thể nhận thấy rằng, đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học (biện pháp 1- BP1) là tiền đề để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ gắn với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học (biện pháp 2 - BP2) là biện pháp cơ bản để thúc đẩy, phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển (biện pháp 3 - BP3) là biện pháp rất quan trọng để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; ttăng cường thực hiện chế độ, chính sách và tạo môi trường thuận lợi phát triển đội

BP3

BP4 BP2

ngũ Hiệu trưởng (biện pháp 4 - BP4) là biện pháp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Qua nhận định như đã nêu ở trên, cho thấy các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng đã được đề xuất ở trên có mối liên hệ và tương tác rất chặt chẽ. Chúng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau. Chính vì vậy, phải thực hiện đồng bộ cả 4 biện pháp này sẽ góp phần quan trọng để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Chi Lăng hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)