Các yếu tố về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 121)

Chính sách phát triển KT-XH của địa phương chính là chủ trương, đường lôi, chính sách của Đàng và Nhà nước, của địa phương về phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội. Chính sách phát triển KT-XH của địa phương được cụ thể hóa trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trong từng giai đoạn phát triển.

Chính sách phát triển KT-XH địa phương có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, chính sách phát triển KT-XH của địa phương cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung, Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng. Nó tác động đến tất cả các khâu trong công tác tổ chức cán bộ như quy hoạch nguồn cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, xếp loại, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách và tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ.

Có thể khẳng định chính sách phát triển KT-XH của địa phương phù hợp, đạt kết quả tốt sẽ tác động tích cực và mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành GD&ĐT của địa phương.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chương 1 của đề tài, tác giả đã đề cập đến các vấn đề về lý luận quản lý, QLGD, đội ngũ và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là một bộ phận của phát triển nguồn nhân lực. Nội dung phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cũng tuân theo nguyên tắc của lý thuyết phát triển NNL. Bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển. Đối với cấp huyện, nội dung công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển; kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách tạo môi trường thuận lợi phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Các vấn đề lý luận trên là cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và đề xuất các biện pháp mang tính cấp thiết, có tính khả thi để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phát triển KT-XH của huyện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý, dân cư và truyền thống lịch sử

2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư

Huyện Chi Lăng nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, là huyện miền núi có 21 xã, thị trấn (06 xã, thị trấn vùng I; 11 xã vùng II và 04 xã, 10 thôn vùng III). Cách thành phố Lạng Sơn 35 km, với diện tích 7034 km², phía Bắc giáp với huyện Văn Quan và Cao Lộc, phía Tây giáp huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp huyện Lộc Bình, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Địa hình của huyện phần lớp là núi cao, dốc lớn, đất canh tác rất hạn chế; giao thông đi lại khó khăn.

Diện tích tự nhiên toàn huyện: trên 703 km2. Tài nguyên thiên nhiên của Huyện chủ yếu tài nguyên rừng, nguồn núi đá vôi sản xuất xi măng, đá xây dựng, hệ thống hang động thuận lợi phát triển du lịch.

Dân cư thưa thớt, chủ yếu tập trung đông tại 02 thị trấn; Dân số toàn huyện 75429 người. Trong huyện có các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Hoa... cùng chung sống.

2.1.1.2. Truyền thống lịch sử : Trong lịch sử, Chi Lăng được biết đến như mô ̣t cửa ải vững chắc ở cửa ngõ phía Bắc của Tổ quốc . Chi Lăng gắn liền với những chiến thắng: Lê Hoàn đã phá quân Tống (981), kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) của vua tôi nhà Trần, chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang (1427) của đội dân binh do Thủ lĩnh Lý Đa ̣i Huề chỉ huy cùng với nghĩa quân Lam Sơn đã góp phần làm nên chiến công hiển hách của quân dân cả nước quét sa ̣ch giă ̣c Minh ra khỏi bờ cõi.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta , Chi Lăng mô ̣t lần nữa trở thành đi ̣a phương tiêu biểu cho ý chí kiên cường chống quân xâm lược . Nổi bâ ̣t nhất là cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc Chi Lăng và các vùng lân cận do

Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) lãnh đạo. Trong cao trào Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.

Bước vào cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chi Lăng là mô ̣t trong những đầu mối giao thông quan tro ̣ng , mô ̣t tro ̣ng điểm bắn phá của giă ̣c Mỹ . Chi Lăng là huyê ̣n duy nhất trong tỉnh bi ̣ máy bay B -52 tàn phá. Dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng , nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng vẫn kiên cườ ng bám tru ̣ , tổ chức chiến đấu và phu ̣c vu ̣ chiến đấu ta ̣i chỗ , góp phần làm nên chiến thắng lịch sử thống nhất đất nước.

Trong cuô ̣c chiến tranh bảo vê ̣ biên giới phía Bắc, Chi Lăng trở thành mô ̣t trong những hâ ̣u cứ quan tro ̣ng của tỉnh. Với những đóng góp to lớn trong hai cuô ̣c kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ , Huyện Chi Lăng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tă ̣ng thưởng nhiều danh hiê ̣u cao quý. Nhà nước đã phong tă ̣ng danh hiê ̣u Anh hùng lực lượng vũ trang cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyê ̣n Chi Lăng , Huân chương Lao đô ̣ng ha ̣ng Nhì cho Đảng bô ̣ và nhân dân các dân tô ̣c huyê ̣n Chi Lăng trong thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế huyện Chi Lăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, vườn rừng, kinh doanh dịch vụ, thương mại. Việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh miền xuôi khá thuận lợi do có tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua. Tuy nhiên điều kiện phát triển KT-XH của các xã vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 12,7%, trong đó có xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo chiếm 60,4%. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Đường giao thông liên thôn, xã còn nhiều xã chưa có đường giải nhựa và bê tông hoá, nên khó khăn đi lại về mùa mưa. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao, đa số lao động trẻ, khoẻ là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, tuy nhiên số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5%) trong tổng

số lao động là cản trở lớn cho huyện trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện nhà.

Từ năm 2010 đến nay KT-XH của huyện đã có bước chuyển biến khá rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,5%. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 là 15,22 triệu đồng, tăng 10.32% so với năm 2005. Tuy nhiên còn thấp so với bình quân chung của toàn quốc và của tỉnh. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 61,76%; công nghiệp và xây dựng chiếm 11,75%, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 26,49% [22]. Bên cạnh đó Chi Lăng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả và cây công nghiệp. Đặc biệt là thích hợp với các cây trồng là cây na và cây hồi. Đây là những loại cây trồng đặc trưng của huyện đem lại lợi nhuận cao góp phần phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh.

2.1.2.2. Lĩnh vực Văn hoá- xã hội

Sự nghiệp GD&ĐT đã đạt những thành tựu nhất định. Chất lượng dạy và học được nâng lên, duy trì kết quả phổ cập 21/21 đơn vị xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTHĐĐT, PCGDTHCS, 10 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ năm tuổi, 11 trường đạt chuẩn quốc gia.Về thông tin, truyền thông toàn huyện có 98% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt được kết quả rất tích cực: tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,78%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 19,02% hàng năm giảm 1,73%[22].

Trong những năm qua, toàn huyện tích cực thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên đã đem lại diện mạo mới trong toàn huyện. Bên cạnh đó an ninh, quốc phòng cũng được giữ vững và ổn định, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của địa phương.

2.1.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015

2.1.3.1. Phương hướng và mục tiêu tổng quát

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chi Lăng khoá XXI, nhiệm kì 2010- 2015 đã đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015, đó là: “Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cao và bền vững theo cơ cấu nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ phát triển mạnh các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo...Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh”[22].

2.1.3.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 13- 14%. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 2-2,5%.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông - Lâm nghiệp: 42,49% + Công nghiệp - Xây dựng: 26,26% + Thương mại - Dịch vụ: 30,83% - Chỉ tiêu về GD&ĐT:

+ Huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lởp mẫu giáo. + Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1

+ Huy động 100% số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học ( HTCTTH) vào lớp 6.

+ Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm đạt 80-88%;

+ Tốt nghiệp THPT: 95% trở lên; tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên. + Hạn chế học sinh bỏ học dưới 2% đối với giáo dục phổ thông, giữ vững kết quả chất lượng phổ cập GDTH ĐĐT và PCGD THCS. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại 20/21 xã, thị trấn.

+ Giữ vững kết quả xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: 17 trường; (trong đó xây dựng mới từ 5-7 trường học đạt chuẩn Quốc gia từ cấp MN đến THPT).

+ Giáo viên các cấp học đạt chuẩn về trình độ đào tạo: 100% [22].

2.2. Khái quát về phát triển giáo dục huyện Chi Lăng

2.2.1. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1. Quy mô trƣờng lớp, học sinh trong 3 năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 Cấp học Số trƣờng Số lớp Học sinh 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Mầm non 18 20 21 198 198 199 3968 4273 4643 + Nhà trẻ 38 41 43 669 861 975 + Mẫu giáo 160 157 156 3299 3412 3668 + Riêng MG 5T 85 82 79 1091 1181 1120 Tiểu học 26 26 27 365 361 356 5807 5742 5802 THCS 17 17 18 18 18 18 TH&THCS; PTCS; PTDTBT; DTNT 6 6 6 194 192 190 4805 4552 4435 THPT 03 03 03 30 30 30 2545 2635 2624 TTGDTX 01 01 01 8 8 8 242 234 230 Tổng 71 73 75 795 793 791 17368 17436 17734

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng)

Trong đó, số trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học như sau: - Mầm non: 01/21 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1, chiếm 4,76%; - Tiểu học: 05/27 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1,chiếm tỷ lệ 18,51%; - THCS: 6/18 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 33,3%;

- THPT: chưa có trường đạt chuẩn quốc gia.

Chất lượng giáo dục các cấp học được nâng cao qua từng năm; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra nhóm trẻ hàng năm đạt 30%, mẫu giáo đạt 98%.

Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học (HTCTTH) vào học lớp 6 đạt 100%.

Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học là 100%; tốt nghiệp THCS đạt 99,3%; học sinh THCS tốt nghiệp vào học THPT đạt 86,3%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt 96,5%; Tỷ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm đều được giữ vững.

Các trường học được đầu tư về cơ sở vật chất bằng các nguồn kinh phí như Chương trình 135 của Chính phủ, chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 2008-2012 nên cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các nhà trường; Quy mô trường được phát triển (tăng các trường MN và tiểu học qua từng năm); các điểm trường đã được mở đến tận các thôn, bản, tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong huyện đến trường thuận lợi; đội ngũ CBQL, giáo viên từng bước được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; công tác XHHGD được quan tâm góp phần quan trọng trong việc phát triển giáo dục của huyện.

2.2.2. Chất lượng hai mặt giáo dục

Chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Chi Lăng trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua kết quả học tập của học sinh hàng năm: Năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh xếp loại thực hiện đầy đủ yêu cầu về đạo đức đạt 100%, không có học sinh thực hiện chưa đầy đủ. Chất lượng môn Toán, tỷ lệ đạt loại giỏi chiếm 46,5% (tăng 5,2% so với năm học trước), loại yếu còn 2,8% (giảm 0,5% so với năm học trước); môn Tiếng Việt, tỷ lệ đạt loại giỏi chiếm 38,1% (tăng 7,1% so với năm học trước), loại yếu còn 2,9% (giảm 0,1% so với năm học trước).

Giáo dục cấp TH của huyện cũng chú trọng tới chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, kĩ năng sống, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho học sinh ở tất cả các khối lớp; Triển khai dạy học theo tài liệu Tiếng việt

1 - Công nghệ giáo dục cho học sinh lớp 1 (TV1-CGD); tổ chức giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại tất cả các điểm trường lẻ. Triển khai thí điểm Mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN). Duy trì và giữ vững kết quả PCGDTH đúng độ tuổi, PCGD-XMC; Nâng cao chất lượng, tăng số lượng trường đạt chuẩn Quốc gia, trường đạt mức chất lượng tối thiểu (MCLTT).

Bảng 2.2. Xếp loại hai mặt GD của học sinh tiểu học huyện Chi Lăng năm học 2012 – 2013 (so sánh với năm học 2011-2012)

Xếp loại 2011-2012 Năm học Năm học 2012-2013 So sánh tăng, giảm SL % SL % % Tiếng Việt G 1317 31,0 1657 38,1 + 7,1 K 1697 40,0 1694 38,9 - 1,1 TB 1104 26,0 871 20,0 - 6,0 Y 125 3,0 128 2,9 - 0,1 Toán G 1754 41,3 2023 46,5 + 5,2 K 1280 30,2 1355 31,1 + 0,9 TB 1071 25,2 852 19,6 - 5,6 Y 138 3,3 120 2,8 - 0,5 Hạnh kiểm THĐĐ 4241 99,95 4350 100 + 0,05

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 121)