Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là một bộ phận của phát triển NNL. Vì vậy, nội dung phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cũng tuân theo lý thuyết phát triển NNL. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học gắn liền với giáo dục và đào tạo, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ Hiệu trưởng phát triển.
Phát triển NNL
Giáo dục và Đào tạo
NNL Sử dụng NNL Tạo môi trường
cho NNL phát triển
- Giáo dục, đào tạo - Bồi dưỡng - Tự bồi dưỡng - Tuyển dụng - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Môi trường pháp lý - Môi trường làm việc
Trong công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm: (i). Xây dựng quy hoạch và tạo nguồn đội ngũ Hiệu trưởng;
(ii). Đào tạo, bồi dưỡng;
(iii). Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển và điều động; (iv). Thực hiện các chế độ chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng.
Để làm tốt công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, Phòng GD&ĐT cần thực hiện đầy đủ các chức năng của quản lý đó là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện các mục tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng và sự đồng thuận của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học.
Mục tiêu phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1.3. Mục tiêu phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
Để đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cần phải đảm bảo các yếu tố, đó là phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và tạo được sự đồng thuận xã hội. Trong đó các yếu tố này có mối quan hệ tương tác, tạo sự thúc đẩy lẫn nhau. Muốn đạt được mục tiêu về số lượng đội ngũ Hiệu trưởng cần phải thực hiện xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý có tính kế cận và phát triển (tạo nguồn, bổ nhiệm,
Số lượng
Cơ cấu đội ngũ HT Phát triển Đồng thuận
luân chuyển...); đảm bảo về cơ cấu đội ngũ Hiệu trưởng (thực hiện quy hoạch về độ tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên quản lý, giới tính ...) cần phải thực hiện theo quy hoạch đội ngũ cán bộ, luân chuyển kịp thời và hợp lý; nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng cần đào tạo lại, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học; để tạo đựợc sự đồng thuận cần thực hiện tốt chế độ, chính sách và tạo môi trường phát triển...
Có thể sơ đồ hoá các yếu tố để đạt mục tiêu phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học như sau:
-
Hình 1.4. Các yếu tố phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là khâu đột phá mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách chiến lược rất đúng đắn, chuẩn bị cho phát triển nguồn nhân lực lâu dài. Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu”[2].
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm
- Xây dựng quy hoạch, - Tạo nguồn cán bộ, - Bổ nhiệm - Thực hiện quy hoạch - Bố trí, - Luân chuyển - Đào tạo, bồi dưỡng; - Kiểm tra, đánh giá... - Chế độ, chính sách, - Môi trường làm việc...
Số lƣợng Cơ cấu Chất lƣợng Đồng thuận
Mục tiêu PTĐN HT Trƣờng TH
2012, tiếp tục đề cao việc Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015...Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên” [13, tr.11].
Số lượng đội ngũ phải đảm bảo theo định mức quy định; cơ cấu đội ngũ biểu hiện ở tỷ lệ giữa các nhóm trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính; chất lượng đội ngũ đó là đạo đức nghề nghiệp, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đây là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phát triển đội ngũ.
Chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đánh giá qua phẩm chất và năng lực theo các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đổi mới QLGD trong từng giai đoạn phát triển. Chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học phụ thuộc rất lớn vào công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ của từng nhà trường, từng địa phương.