Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 104 - 121)

Để khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp trên địa bàn huyện, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với tổng số 50 người, gồm: Lãnh đạo và chuyên viên Ban tổ chức Huyện ủy (05 người), lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nội vụ (05 người), lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT (10 người), CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện (30 người); tổng hợp kết quả tổng hợp:

Bảng 3.1.Thống kê tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cần Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1 SL 44 6 0 41 7 2 % 88 12 0 82 14 4 Biện pháp 2 SL 46 4 0 39 8 3 % 92 8 0 78 16 6 Biện pháp 3 SL 40 8 2 37 10 3 % 80 16 4 74 20 6 Biện pháp 4 SL 41 9 0 36 11 3 % 82 18 0 72 22 6

Từ bảng thống kê trên biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây: 0 20 40 60 80 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4

Rất cấp thiết Rất khả thi 82% 88 % 92 % 78 % 80 %% 74% 82% 72 %

Hình 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua tính toán, như vậy mối tương quan về mặt nhận thức giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất là mối tương quan thuận và rất chặt chẽ. Khẳng định, các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng giai đoạn từ nay đến năm 2020 đã đề xuất là cần thiết và khả thi.

Kết luận Chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu định hướng phát triển giáo dục và phát triển KT-XH của tỉnh và của huyện. Tác giả luận văn đã đề xuất 4 biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Với kết quả việc khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, cả 4 biện pháp đề xuất đều cần thiết và khả thi. Các biện pháp đề ra có mối liên hệ tương tác rất chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng cần phải thực hiện đồng bộ cả 4 biện pháp, sẽ góp phần thúc đẩy triển giáo dục tiểu học của huyện trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Có thể khẳng định đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là một nhân tố có vai trò quyết định chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường. Chính vì vậy, việc phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi ngành đang đổi mới mạnh mẽ giáo dục tiểu học nói riêng và đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung.

Đối với đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây đã có những nỗ lực, cố gắng nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện. Một số mặt mạnh cơ bản của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đã được bộ lộ rõ rệt. Đó là đa số đội ngũ này có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nhà giáo, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; có năng lực quản lý và chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ của ngành; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, gắn bó với nghề, phối hợp có hiệu quả với chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tại địa phương.

Bên cạnh những mặt mạnh đó thì đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong thời kì hội nhập, đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng còn có những hạn chế, bất cập về cơ cấu và chất lượng; một số Hiệu trưởng còn hạn chế về năng lực quản lý nhà trường; chưa chủ động trong việc tự bồi dưỡng, để nâng cao trình độ và năng lực của bản thân.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế đang tồn tại, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính từ công tác xây dựng quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng chưa đảm bảo yêu cầu, thiếu tính thống nhất. Để khắc phục những hạn chế đó, cần thiết phải có những biện pháp thực hiện một cách đồng bộ, nhưng hết sức cụ thể và thiết thực. Như vậy mới xây dựng và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Bằng cách đặt vấn đề như vậy, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng theo lý thuyết quản lý hiện đại. Trên cơ sở sử dụng các luận chứng, luận cứ và thực tế công tác quản lý trong ngành, tác giả đã đề xuất được 4 biện pháp manh tính đặc thù cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả khảo sát đã cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Nếu được đưa vào vận dụng trong thực tế công tác xây dựng và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện, cùng với sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời các ý kiến của đồng nghiệp thì các giải pháp đã đề xuất trong luận văn này sẽ đạt hiệu quả thiết thực cao. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế thi tuyển chức danh Hiệu trưởng các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo trường CĐSP Lạng Sơn tăng chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD hàng năm để tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch của các nhà trường tiểu học được tham gia học tập.

- Sở GD&ĐT tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, cấp chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong toàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị về CNTT và ngoại ngữ cho các nhà trường vùng đặc biệt khó khăn.

2.2. Với UBND huyện Chi Lăng

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức kì thi tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục hàng năm vào thời điểm trước năm học mới, để kịp thời bổ sung giáo viên cho các nhà trường.

- Ban hành Quy chế luân chuyển đội ngũ CBQL và giáo viên các nhà trường trên địa bàn huyện.

- Xây dựng Quy chế về đào tạo bồi dưỡng cán bộ QLGD trong nguồn quy hoạch của các nhà trường.

- Chỉ đạo phòng Nội vụ thường xuyên phối hợp với phòng GD&ĐT trong việc thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ của ngành giáo dục huyện.

- Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học cho các đơn vị vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

2.3. Với các đơn vị trường tiểu học trong huyện

- Thực hiện nghiêm túc quy trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng và đổi mới công tác đánh giá, tạo điều kiện tối đa cho công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động hội nghị, hội thảo theo chuyên đề, xây dựng quy định về bồi dưỡng tự bồi dưỡng.

- Tích cực tham mưu cho lãnh đạo các cấp Uỷ, chính quyền địa phương để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng tại địa phương.

- Có chế độ khen thưởng kịp thời, khuyến khích đội ngũ CB,GV tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Thực hiện tốt công tác XHHGD để huy động nguồn lực của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư xây dựng nhà trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Afanaxex (1997), Con người trong quản lý xã hội, tập 2. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc

xây dụng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.

3. Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần

thứ sáu (Khóa XI) của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

4. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết số 29/NQ – TW, Khoá XI “Đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học.

6.Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới GD-ĐT.

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ban

hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học.

8. Đặng Quốc Bảo (1997), Quản lý, quản lý giáo dục, tiếp cận từ những mô hình. Trường cán bộ quản lý Giáo dục Đào tạo, Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng

tới tương lai - Vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia.

10. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường - Bài giảng lớp cao học

chuyên ngành QLGD.

11. Đặng Quốc Bảo (2009), Phát triển con người và chỉ số phát triển con người- Bài giảng lớp cao học chuyên ngành QLGD.

12. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006),Nghị định số 43/2006/NĐ-

CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo

14. C.Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập/tập 25. Nxb Chính trị Quốc gia.

15. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục

đào tạo - Bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

16. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về

quản lý - Tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

17. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Những quan điểm giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dục hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X. Nxb Chính trị Quốc gia.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội XI. Nxb Chính trị

Quốc gia.

21. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV.

22. Đảng bộ huyện Chi Lăng (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

huyện Chi Lăng lần thứ XXI.

23. Trần Khánh Đức (2009), Một sổ vấn để quản lý và quản trị nhân sự trong giáo dục và đào tạo - Tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

24. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thể kỳ

X X I. Nxb Giáo dục.

25. Vũ Cao Đàm(2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỳ thuật.

26. Đặng Xuân Hải (2011), Quản lý sự thay đổi - Tập bài giảng cho học viên

cao học chuyên ngành QLGD.

27. Harold Koontz, Cyril Odonnell -Heinz Weihrich(1992), Những vấn đề

cốt lõi trong quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Quy hoạch phát triển giáo dục

29. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục, khoa học giáo dục.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Chính trị Quốc gia.

31. Nguyễn Trọng Hậu (2011), Đại cưong khoa học quản lý giáo dục - Tập

bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

32. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục nhà trường. Viện Khoa học Giáo

dục, Hà Nội.

33. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại írong quản lý giáo dục. Nxb Đại

học Sư phạm.

34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008). Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu hội nhập

quốc tế.

35. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Tâm lý quản lý - Tập bài giảng cho học viên

cao học chuyên ngành QLGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011). Quản lý nguồn nhân lực -Tập bài giảng cho học viên

cao học chuyên ngành QLGD.

37. Đặng Huỳnh Mai (đồng chủ biên) (2006), Một số vấn đề về đổi mới quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bển vững. Nxb Giáo dục.

38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia.

39. M.I.Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận khoa học Quản lý giáo dục. Viện

Khoa học Giáo dục.

40. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Chi Lăng, Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2015.

41. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Chi Lăng, Báo cáo tổng kết năm học

2011- 2012;2012-2013.

42. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam – Luật Giáo dục số

38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

44. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm

2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.

45. Tỉnh ủy Lạng Sơn, Chương trình hành động số 77-CTr/TU của Tỉnh ủy

Lạng Sơn về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu ( Khóa XI) của Ban chấp hành Trưng ương Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

46. Tỉnh ủy Lạng Sơn, Quyết định số 281/ QĐ –TU của Tỉnh uỷ Lạng Sơn V/v triển

khai Đề án số 09/2005/ĐA-CP của Thủ Tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

47. Từ điển Tiếng việt (1997). Nxb Văn hóa, Hà Nội.

48. UBND huyện Chi Lăng, Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo huyện Chi Lăng giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho Lãnh đạo, chuyên viên BTC Huyện ủy,

Phòng Nội vụ, Phòng GD-ĐT, HT các trường Tiểu học của huyện Chi Lăng)

Họ và tên (Có thể ghi hoặc không ghi): Đơn vị công tác (Có thể ghi hoặc không ghi):

Địa chỉ:

Chức vụ: ...; Thời gian giữ chức vụ hiện nay: ...

Cảm ơn đồng chí đã đồng ý trả lời phiếu điều tra này! Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực tế, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 104 - 121)