Biện pháp 3: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 96 - 99)

luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm chọn được người thực sự có tài, có tâm và xứng tầm để bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học. Tạo động lực mạnh mẽ phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học hợp lý về cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục của huyện trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Đổi mới công tác bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học: Xây dựng và thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng theo hướng tổ chức thi tuyển.

- Thực hiện việc bổ nhiệm lại và miễn nhiệm: Đây là một khâu quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung, Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng. Theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU của Ban tổ chức Tỉnh uỷ Lạng Sơn về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kì 2015-2020 và Hướng dẫn số 21/HD-HU ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Huyện uỷ Chi Lăng thực hiện công tác Quy

hoạch cán bộ lãnh đạo, nhiệm kì 2015-2020. Kiên quyết không bổ nhiệm lại những Hiệu trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực quản lý hạn chế. Trên cơ sở đó kiên quyết miễn nhiệm những Hiệu trưởng vi phạm khuyết điểm. Từ đó sẽ tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ Hiệu trưởng các nhà trường và nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản lý nhà trường của các Hiệu trưởng.

- Đổi mới công tác luân chuyển Hiệu trưởng các trường tiểu học: Sự phát triển của mỗi nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không thể không gắn liền với năng lực và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường tiểu học. Vì vậy việc luân chuyển Hiệu trưởng của các trường học có năng lực đến các trường Hiệu trưởng còn nhiều hạn chế có tác động rất tích cực đến công tác quản lý của các nhà trường. Tuy nhiên, việc luân chuyển còn gặp phải những “rào cản”, do tư tưởng cục bộ địa phương, do tâm lý ngại thay đổi, sự can thiệp từ cấp trên, mối quan hệ cá nhân... Của một số Hiệu trưởng. Để thực hiện giải pháp này cần phải xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt để tạo ra nhận thức mới trong đội ngũ và phát huy hiệu quả của việc luân chuyển.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp * Bổ nhiệm Hiệu trưởng:

Để đổi mới công tác bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học, Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm bằng hình thức thi tuyển Hiệu trưởng. Nội dung và tiêu chuẩn theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học. Kết hợp với kết quả kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ nguồn trong quy hoạch để làm tiêu chuẩn bổ nhiệm.

* Bổ nhiệm lại và miễm nhiệm:

- Phòng GD&ĐT tiến hành rà soát các Hiệu trưởng trường tiểu học khi đã kết thúc nhiệm kì để tiến hành bổ nhiệm lại, theo quy trình sau:

- Phòng GD&ĐT chủ trì với Phòng Nội vụ, Ban tổ chức Huyện uỷ và Đảng uỷ, chính quyền địa phương nơi có Hiệu trưởng phải bổ nhiệm lại, trực tiếp chỉ đạo và giám sát nhà trường thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

- Phòng GD&ĐT quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng các trường tiểu học.

- Hiệu trưởng là đối tượng bổ nhiệm lại phải trình bày trước Hội đồng nhà trường kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kì, đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kì tiếp theo (nếu đủ các điều kiện để bổ nhiệm lại).

- Căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của nhà trường, tham khảo ý kiến của Đảng uỷ, chính quyền địa phương; kết quả đánh giá xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thành tích của đơn vị, Phòng GD&ĐT trình UBND huyện bổ nhiệm lại, hoặc miễn nhiệm.

- Nếu Hiệu trưởng trong 02 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ và kết quả đánh giá xếp loại Chuẩn Hiệu trưởng (nếu trong 02 năm không đạt từ loại khá trở lên) sẽ đề nghị miễn nhiệm và không bổ nhiệm lại. Trường hợp bổ nhiệm lại phải đạt từ 60% số phiếu tín nhiệm và nếu đạt dưới 60% thì sẽ không bổ nhiệm lại mà là miễn nhiệm, (đối với Hiệu trưởng đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn thì phải đạt từ 55% số phiếu tín nhiệm trở lên mới xem xét bổ nhiệm lại). Việc miễn nhiệm còn được thực hiện trong trường hợp, một Hiệu trưởng trong quá trình công tác để phong trào thi đua, các Hội thi, cuộc thi nhà trường liên tục từ 2 năm trở lên không có sự chuyển biến tích cực, nhà trường luôn xếp loại trung bình hoặc dưới trung bình. Hiệu trưởng vi phạm kỉ luật và không còn uy tín với đơn vị, với ngành thì cũng kiên quyết không bổ nhiệm lại.

* Công tác luân chuyển Hiệu trưởng:

- Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện ban hành Quy chế luân chuyển Hiệu trưởng trường tiểu học của huyện giai đoạn 2015- 2020;

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển Hiệu trưởng giữa các trường học trong từng năm và giai đoạn để trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện; Tiến hành luân chuyển theo những Hiệu trưởng đã hết nhiệm kì, luân chuyển giữa nhiệm kì quản lý đối với một số Hiệu trưởng không đáp ứng và phát huy được khả năng tại đơn vị đang công tác. Luân chuyển Hiệu trưởng

từ vùng đặc biệt khó khăn ra vùng thuận lợi và ngược lại, để thay đổi môi trường công tác, tạo điều kiện, thời cơ cho các Hiệu trưởng phát triển.

* Kiểm tra đánh giá thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển Hiệu trưởng:

- Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá các nhà trường về thực hiện công tác này bằng hình thức kiểm tra lồng ghép với kiểm tra công tác quản lý nhà trường vào cuối, hoặc giữa năm học đảm bảo ít nhất 1 lần/ năm học.

- Nội dung kiểm tra về việc triển khai các văn bản hướng dẫn quy trình bổ nhiệm, luân chuyển; việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng. Đồng thời tiếp nhận những thông tin phản hồi của nhà trường về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 96 - 99)