L ời nói đầu
3.1.1.2 Địa hình
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình bề ngang hẹp và dốc
nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ,
bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 3 dạng địa hình sau:
Vùng núi: thuộc sườn Đông của dãy Trường Sơn, có nhiều dãy núi cao. Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp
Khê và một phần của huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Cho nên lợi thế của vùng là phát triển nuôi cá hồ chứa, nuôi cá lồng trên sông và nuôi cá nước chảy.
Vùng Trung du bán sơn địa: chạy dọc theo phía Tây nam đường 15, là vùng
đồng bằng có xen lẫn các đồi độ cao chủ yếu dưới 300 m, địa hình không bằng
phẳng. Gồm các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà có nhiều lợi thế cho phát triển
nuôi trồng thủy sản như nuôi ao hồ nhỏ, hồ chứa và nuôi lồng.
Vùng đồng bằng ven biển: chạy dọc giữa đường quốc lộ 15 và 1A, theo chân
núi Trà Sơn và ven biển. Địa hình vùng này tương đối bằng phẳng dân cư đông đúc. Vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích rộng lớn địa hình vùng ven biển được
tạo thành bởi các dãy đụn cát, các áng trũng được lấp đầy trầm tích, đầm phá hay
phù sa hình thành do các đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra vùng này còn xuất hiện các quả đồi riêng lẻ hay các dãy đồi lớn là tàn dư của kiến tạo thuộc
dãy Trường Sơn. Do có nhiều cửa sông cửa lạch tạo nên những bãi triều rộng lớn có
khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn; ở vùng cửa sông và các eo vịnh có khả năng phát triển NTTS lồng bè. Vùng có tiềm năng tốt nhất cho phát triển thủy sản mặn lợ, tạo sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.