L ời nói đầu
2.6.4.1 Về Kinh tế, xã hội
Xem xét trên các mặt:
Các hình thức và phương pháp nuôi trồng thủy sản
Trong NTTS thì việc áp dụng hình thức và phương pháp nuôi trồng sẽ phản ánh đúng thực lực, trình độ của người tham gia NTTS hiện nay.
Qua đó ta cũng thấy được mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng
thủy sản, căn cứ theo hình thức và phương pháp nuôi, chia thành hai nhóm chính :
nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến: là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi,
cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên), cho ăn... nhưng chưa theo một
quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
Nuôi bán thâm canh và thâm canh: là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo
quy tắc kỹ thuật chặt chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ,
sạch bệnh, chất lượng,...); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo trước khi thả
giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử
dụng thức ăn công nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều
kiện môi trường phù hợp với sự phát triển của đối tượng nuôi.
Ta sẽ xem xét
DT nuôi QCCT *100% Tỷ lệ nuôi QCCT =
Tổng DT nuôi
DT nuôi thâm canh *100% Tỷ lệ nuôi thâm canh =
Tổng DT nuôi
DT nuôi bán thâm canh *100% Tỷ lệ nuôi bán thâm canh =
Tổng DT nuôi
Như vậy nếu nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong các hình thức và phương pháp nuôi trồng thì đó có thể là một hướng bền
vững, đồng thời chứng tỏ việc nuôi trồng đã theo hướng ngày càng đầu tư theo chiều sâu.
Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước NTTS
DT thả nuôi
Hệ số sử dụng DT nuôi =
Tổng DT có khả năng
Trong đó:
Hệ số sử dụng DT nuôi: cho biết trong tổng số diện tích mặt nước có khả năng
và sẵn sàng nuôi trồng thủy sản đã đưa vào nuôi thủy sản bao nhiêu, còn bao nhiêu
chưa đưa vào nuôi.
Diện tích thả nuôi: là diện tích thực tế đang sử dụng để nuôi thủy sản và có thu hoạch vào tháng điều tra.
Số Ao/hồ nhỏ/ruộng: kết hợp với thông tin về diện tích nuôi cho biết quy mô
nuôi trồng thủy sản.
Diện tích có khả năng nuôi: là tổng số diện tích mặt nước có khả năng nuôi
trồng thủy sản (bao gồm cả diện tích đang sử dụng để nuôi và diện tích không sử
dụng hoặc chưa sử dụng để nuôi).
Nếu hệ số này 1 chứng tỏ việc phát triển nuôi trồng hiện tại đã sử dụng cả diện
tích cho sự phát triển của tương lai, như vậy việc ngành NTTS đã không bền vững.
Nếu hệ số này < 1, để đánh giá đã thực sự bền vững hay chưa chúng ta phải
xem xét: Diện tích nuôi hiện tại là hoàn toàn trong quy hoạch của địa phương hay
người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng cát, các vùng trồng lúa,
làm muối, triệt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng.
DT thả nuôi năm sau
Tốc độ phát triển DT nuôi =
DT thả nuôi năm trước
Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được sự biến động diện tích nuôi của địa phương năm sau so với năm trước và khi đối chiếu với quy hoạch của địa phương chúng ta
sẽ biết được người dân có mở rộng diện tích một cách tràn lan, bừa bãi hay không. Ngoài ra, kết hợp với việc phân tích sản lượng nuôi ta sẽ thấy được việc sử dụng
diện tích nuôi có hiệu quả không.
Sản lượng và năng suất NTTS các năm
Khi xem xét sản lượng nuôi ta sẽ đi phân tích tốc độ tăng sản lượng qua các năm.
Sản lượng nuôi năm sau
Tốc độ phát triển sản lượng nuôi =
Nếu tốc độ phát triển sản lượng nuôi thấp hơn tốc độ phát triển diện tích thì có thể
thấy sản lượng tăng là do mở rộng diện tích chứ chưa phải là kết quả của việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới phương pháp nuôi trồng. Ngược lại, nếu như
tốc độ phát triển sản lượng nuôi cao hơn thì chứng tỏ hoạt động nuôi trồng của người dân đã có cải tiến do đó năng suất nuôi cũng sẽ tăng theo. Bởi như chúng ta đã biết:
Sản lượng nuôi thực tế
Năng suất NTTS bình quân =
DT thả nuôi
Năng suất nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như: chất lượng
con giống, hình thức, kỹ thuật, công nghệ nuôi, cơ sở hạ tầng, thiên tai, dịch bệnh… Do đó khi xem xét năng suất nuôi trồng qua các năm chúng ta sẽ nhìn thấy được
phần nào trình độ của người nuôi, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến đến đâu và
hơn nữa là thấy được việc NTTS có bền vững hay không.
Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng thủy sản (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập lao động nuôi trồng)
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản
xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động SXKD. Nếu như hiệu quả kinh doanh không những ổn định mà ngày
càng tăng thì chứng tỏ trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất càng cao và việc
kinh doanh cũng được coi là bền vững. Điều này càng đúng với hoạt động NTTS.
Việc làm và các vấn đề xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng
Một khi ngành NTTS phát triển thì khả năng giải quyết việc làm cho người lao động
cũng sẽ tăng. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người,
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu
cầu bức xúc của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó, điều đó có
nghĩa là nuôi trồng phát triển thì khả năng xảy ra những mâu thuẫn, những xung đột
cũng không phải là hiếm gặp. Vì vậy khi phân tích khía cạnh này chúng ta sẽ thấy đầy đủ những đóng góp và những tác động mà ngành nuôi trồng mang lại cho xã hội.