Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương áp dụng đối vớ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 94 - 135)

L ời nói đầu

3.3.3.2 Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương áp dụng đối vớ

ngành NTTS Hà Tĩnh

 Chính sách sử dụng đất và mặt nước

Các tổ chức hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài

tỉnh có nhu cầu sử dụng đất NTTS đều được giao hoặc cho thuê, đấu thầu đất, mặt

định, lâu dài theo nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/08/1999 của chính phủ và luật đất đai đã quy định.

Các địa phương được chuyển đổi ruộng lúa nhiễm mặn, đất làm muối kém hiệu

quả sang NTTS trên cơ sở quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt theo Nghị

quyết 09/2000/CP. Nhưng hiện nay ở Hà Tĩnh việc thực hiện giao đất ở các huyện, xã còn tùy tiện, chưa có sự thống nhất trong toàn Tỉnh. Hầu hết các huyện chưa giao đất ổn định lâu dài cho người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất. Có nơi chỉ cho đấu thầu ao

nuôi trong vòng 2 – 3 năm, nên chủ đầm chỉ có ra sức bóc lột địa tô (ao, đầm) chứ

không quan tâm tu sửa, đầu tư xây dựng ao đầm và cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi.

Việc chuyển đổi ruộng lúa nhiễm mặn năng suất thấp sang NTTS còn gặp nhiều

khó khăn trong nhận thức tư tưởng của một số cán bộ và nông dân, khó khăn trong

việc bố trí sắp xếp lại việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội, nên các địa phương còn rất dè dặt thậm chí là bảo thủ.

 Chính sách vay vốn

Quyết định 224/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình NTTS 1999 – 2010 đã tiếp tục mở rộng chính sách đầu tư phát triển cho chương trình NTTS trong toàn quốc, tạo điều kiện cho các địa phương phát

triển cơ sở hạ tầng thủy lợi cho NTTS mà nếu để người dân tự làm thì rất khó khăn, đã tạo điều kiện cho các địa phương mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu sản

xuất, tăng năng suất NTTS. Tuy vậy, sau những năm thực hiện chương trình nói trên của Chính phủ còn nổi lên một số vấn đề tồn tại như:

Đầu tư các dự án chưa đồng bộ (chưa có các nguồn vốn vay để xây dựng nội đồng, mua thiết bị), việc xây dựng hạ tầng thủy lợi chưa gắn được với xây dựng hệ

thống giao thông, điện, trạm bơm và hệ thống cấp nước ngọt trong nuôi tôm.

Thiết kế, xây dựng hệ thống hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo để NTTS bền vững

vì hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng cho vùng nuôi, ao nuôi chưa đảm bảo.

Cơ chế cho vay và hỗ trợ lãi suất được thực hiện theo nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với

các dự án NTTS đến nay mới cho vay được một dự án (mức vay 800 triệu đồng). Theo điều 15 của nghị định về bảo đảm tiền vay khi vay vốn tín dụng đầu tư phát

ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay”. Với điều kiện này các chủ đầu tư ở Hà Tĩnh chủ yếu là nông – ngư dân nghèo nên không thể tiếp cận được chương trình.

 Chính sách đầu tư

Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc

mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào

lĩnh vực phát triển NTTS.

Vốn đầu tư cho NTTS được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách Nhà nước;

vốn tự có của các chủ đầu tư; vốn tín dụng ngắn, trung và dài hạn; vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài.

Tất cả các chính sách trên đã phần nào động viên, khuyến khích người dân, các

tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế quan tâm, đầu tư vào phát triển NTTS.

Chính sách về giao đất, mặt nước là một hành lang pháp lý giúp người dân có điều kiện để vay các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và giúp họ an tâm sản xuất. Tuy

nhiên các chính sách nhìn chung chưa được cụ thể hóa nên áp dụng vào thực tế sản

xuất chưa mạnh. Việc giao đất, mặt nước NTTS lâu dài vẫn còn nhiều lúng túng,

triển khai chậm. Vấn đề vốn vay đầu tư cho NTTS cũng còn nhiều vướng mắc trong

cơ chế chính sách nên vốn vẫn còn ứ đọng trong các tổ chức cho vay mà người dân

thì thiếu vốn cho sản xuất.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành nuôi trồng Hà Tĩnh. 3.4.1. Những thành tựu nổi bật.

 Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn,

lợ. Diện tích nuôi thâm canh và BTC có xu hướng tăng lên, cơ cấu đối tượng nuôi

trong những năm qua đã có biểu hiện thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Phong trào nuôi thủy sản nước ngọt cũng phát triển mạnh ở một số địa phương: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân. Đặc biệt hình thức nuôi cá kết hợp, cá - lúa, cá - vịt, được ứng dụng rộng

rãi. Các mô hình khuyến ngư đạt kết quả tốt được phổ biến mở rộng sản xuất: nuôi

 Việc phát triển NTTS mang lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội. Trước

hết NTTS đưa hiệu quả canh tác tăng lên nhiều lần so với nghề trồng lúa, làm muối.

NTTS tận dụng được cả ruộng hoang hóa, diện tích đồng muối năng suất thấp, làm

tăng đáng kể tổng sản phẩm của ngành thủy sản và nông nghiệp chuyển đổi, tức là

tăng nhanh sản phẩm cho xã hội.

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động.

3.4.2. Những vấn đề đặt ra với sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản

Hà Tĩnh.

 Hiện tại, trình độ nghề nuôi trồng của tỉnh còn ở mức thấp, chủ yếu là các hình thức nuôi quảng canh cải tiến, chỉ mới vài năm trở lại đây ngư dân đã mạnh dạn

vay vốn xây dựng nội đầm để nuôi bán thâm canh và thâm canh nhưng kết quả vẫn chưa xứng với tiềm năng.

 Việc nuôi trồng vẫn còn tiến hành theo kinh nghiệm, thiếu sự am hiểu cặn kẽ

kỹ thuật nuôi và thậm chí còn bảo thủ, không tuân thủ đúng lịch, thời vụ nuôi mà Sở đã ban hành, nên năng suất nuôi còn thấp.

 Chưa có nhiều mô hình nuôi hiệu quả và bền vững, đặc biệt chưa có mô hình nào được công nhận là mô hình thực hành nuôi tốt (GAP). Do vậy Sở thủy sản cần

có nhiều hơn nữa các chương trình trình diễn các mô hình nuôi hiệu quả, tăng cường công tác tuyên truyền tập huấn cho người nuôi về việc xác định đối tượng

nuôi có giá trị kinh tế và áp dụngđúng kỹ thuật nuôi an toàn, hiệu quả.

 Một số điểm dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên.

 Nguồn vốn đầu tư hàng năm quá nhỏ bé nên việc xây dựng các vùng nuôi mang tính chắp vá, không đồng bộ.

 Quy hoạch NTTS hiện tại được triển khai ở mức “tổng quan”, “tổng thể”, thiếu

các quy hoạch chi tiết để định hướng phát triển sản xuất NTTS cho từng tiểu vùng cụ thể. Hay nói cách khác là chưa có quy hoạch chi tiết phù hợp nên việc khai thác

tiềm năng diện tích chưa hợp lý, một số nơi xung đột với sản xuất nông nghiệp,

sản xuất muối, trồng rừng ngập mặn, một số vùng còn lãng phí trong việc sử dụng

 Các địa phương đã tiến hành việc đấu thầu giao đất lâu dài nhưng vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Vì vậy vẫn chưa tạo được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ xuất khẩu.

 Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho NTTS hầu như chưa có, hệ thống

giao thông ở các vùng nuôi, hệ thống điện, hệ thống nước ngọt cho nuôi trồng còn

rất kém. Thu nhập và mức sống của người dân thấp nên có những tác động không

có lợi cho NTTS: bởi trình độ tiếp thu kỹ thuật, khuyến ngư thấp, khả năng đầu tư

vốn để phát triển sản xuất không có, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và địa

phương còn rất hạn hẹp.

 Hệ thống dịch vụ như thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, chưa đáp ứng với

yêu cầu phát triển NTTS.

 Các trại giống của tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức sinh sản và cung ứng giống cho các hộ nuôi, nhưng chưa đảm bảo số lượng và chất lượng

giống, đang bị động về thời vụ. Vấn đề kiểm dịch con giống hiện nay chưa đáp ứng được cho NTTS, đang mang tính hình thức, thủ tục, chất lượng kiểm dịch chưa được chú trọng.

 Việc phát triển NTTS vẫn chưa chú ý bảo vệ môi trường, một số vùng nuôi đã

gây ô nhiễm môi trường nước mặt, làm chế độ thủy văn thay đổi, hạ thấp mức nước ngầm.

 Việc tổ chức sản xuất ở các vùng nuôi trong cộng đồng còn nhiều lúng túng,

vận hành điều tiết còn bất cập chưa phù hợp cho sản xuất, vấn đề hợp tác cùng nhau hỗ trợ để phát triển sản xuất, giữ vững an ninh trật tự vùng nuôi và ý thức

cộng đồng của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa có.

 Việc chuyển đổi ruộng lúa nhiễm mặn năng suất thấp sang NTTS còn gặp

nhiều khó khăn trong nhận thức tư tưởng của một số cán bộ và nông dân, khó khăn

trong việc bố trí sắp xếp lại việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội.

 Năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên môn như Trung tâm khuyến ngư,

chi cục bảo vệ nguồn lợi còn yếu và thiếu cả trang thiết bị làm việc, dụng cụ kiểm

tra kiểm soát môi trường, dịch bệnh.

 Ngoài ra, đối với nuôi nước ngọt còn gặp nhiều khó khăn trong việc dồn điền, đổi thửa.

Có thể tóm tắt những thành tựu và hạn chế như sau:

Phương

diện Chỉ tiêu Thành tựu Tồn tại Nguyên nhân

Các hình thức & phương pháp nuôi Diện tích nuôi thâm canh và BTC có xu hướng tăng lên Diện tích thâm

canh chưa nhiều

Trình độ nghề nuôi trồng còn ở mức thấp Người dân còn nghèo, vốn tự có thấp. Tiềm năng & việc sử dụng diện tích mặt nước NTTS Tiềm năng rất lớn, diện tích chưa sử dụng còn nhiều. Sử dụng diện tích chưa đúng quy

hoạch,chưa hiệu quả.

Sản lượng và

năng suất NTTS

Sản lượng tăng lên năm sau cao hơn năm trước

Năng suất còn thấp. Dịch bệnh

vẫn hay xảy ra.

Hiệu quả kinh

doanh NTTS

Hiệu quả tăng lên nhiều lần so với

nghề trồng lúa, làm muối. Mô hình nuôi hiệu quả chưa nhiều, chưa bền vững.

Nuôi theo kinh nghiệm, thiếu am

hiểu kỹ thuật, chưa ứng dụng công

nghệ tiên tiến, thức ăn, giống không đảm bảo. Kinh tế, xã hội Việc làm và các vấn đề xã hội Góp phần giải quyết công ăn việc làm. Dịch vụ giống, thức ăn chưa đáp ứng kịp. Xung đột trong việc sử dụng đất, nước. Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

Ô nhiễm môi trường gia tăng, mặn hóa nước ngầm.

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa có.

Môi trường và

nguồn lợi Các mô hình

thực hành nuôi tốt ( GAP)

Đã có mô hình nuôi tương đối ổn định, sạch bệnh. Chưa có mô hình được công nhận GAP. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTTS Đã có quy hoạch tổng thể.

Thiếu quy hoạch

chi tiết. Triển khai

quy hoạch chưa tốt. Do kinh phí để thực hiện quy hoạch còn ít. Chưa giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Thể chế Các CS, quy định của Nhà nước và

địa phương đối

với ngành NTTS Hà Tĩnh Đã có sự quan tâm đến việc phát triển NTTS. Việc giao đất còn tùy tiện, chưa giao đất ổn định, thiếu thống nhất. Mức đầu tư ngân sách thấp.

Tóm lại những tồn tại trên là rào cản cho việc phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh.

Chương 4: Phương Hướng Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu

Nhằm Phát Triển Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hà Tĩnh

4.1 Phương hướng chung.

4.1.1 Phương hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam

Đẩy mạnh NTTS, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước

ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý, kết hợp với

phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu.

NTTS phải gắn liền với bảo vệ nguồn lợi, môi trường, phòng chống dịch

bệnh, nhằm đảm bảo phát triển NTTS bền vững, lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao

và ổn định.

Phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền với chế biến tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản và trở thành ngành sản xuất chính, góp phần đáng kể chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói

giảm nghèo, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng nuôi trồng ở vùng ven biển

và nông thôn.

Đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và nhập tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới gắn

liền với tổng kết nâng cao các kinh nghiệm sáng tạo trong dân, nhằm từng bướcđưa ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp phù hợp với đặcđiểm của từng

vùng nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị

trường trong nước và quốc tếđối với sản phẩm NTTS.

Khẳng định vai trò mang tính chiến lược của nghề cá nhân dân, trong đó hộ gia đình là đơn vị kinh tế chủ lực, là lực lượng chính, trực tiếp tham gia nuôi trồng thủy sản. Quốc doanh giữ vai trò nòng cốt, hậu cần dịch vụ cho dân, phát

triển nuôi trồng có hiệu quả. Đồng thời phải phối hợp các ngành kinh tế quốc

phòng an ninh thực hiện đồng bộ chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm phát

Các mục tiêu cụ thể:

Tốc độ gia tăng sản lượng bình quân hàng năm là 5 – 6%; kim ngạch xuất khẩu

gia tăng với tốc độ bình quân 11%. Lao động hoạt động trong ngành thủy sản tăng

trung bình 3%. Đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu

Tổng sản lượng thủy sản: 3,500,000 tấn. Trong đó Sản lượng nuôi trồng:

2,000,000 tấn; khai thác 1,500,000 tấn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 4,500 – 5,000 triệu USD.

Số lao động được thu hút hoạt động trong ngành thủy sản 4,700,000 người.

4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh

Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa

nhiều thành phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Tiếp tục đẩy

mạnh xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho nông nghiệp nông

thôn và các vùng kinh tế trọng điểm. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật và công nghệ vào sản xuất vào đời sống.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy truyền thống cách mạng và

bản sắc văn hóa, quan tâm đến nhân tố con người. Chăm lo các vấn đề xã hội như

giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ vững chính trị xã hội. Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và có bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống.

Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo được một số bước đột

phá, phấn đấu thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, vươn lên giàu mạnh.

4.1.3 Định hướng phát triển NTTS Hà Tĩnh

Trên chủ trương định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh sớm thoát khỏi

tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách về GDP trên đầu người

so với cả nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực và tiềm lực

của tỉnh. Trong đó, đấy mạnh phát triển thủy sản với tốc độ cao, hướng mạnh khai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 94 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)