L ời nói đầu
2.6.3 Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta
Trong phạm vi cả nước, ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách rộng
rãi và đang từng bước chuyển từ sản xuất tự nhiên sang sản xuất hàng hóa. Giống
loài và phương thức nuôi ngày càng phong phú đa dạng.
Năm 2005 đã có 959,900 ha (năm 1996 là 600,000 ha; 2001 là 840,000 ha) diện
tích nuôi trồng (chiếm 51% diện tích tiềm năng), trong đó có 619,598 ha nuôi nước
mặn và lợ (chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu), tăng gấp 2 lần so với năm 2000; với
tổng sản lượng đạt 1,437 nghìn tấn tăng gần 45% so với năm 2000. Đến năm 2006
sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đạt 1.67 triệu tấn với giá trị xuất khẩu đạt 1.7 tỷ USD (năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành đạt 3.35
tỷ USD).
Hiện nay việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã phần nào tác động
không thuận đến NTTS ven biển bền vững. Mặc dù Bộ Thủy sản đã xây dựng chiến
lược SAPA - “Phát triển bền vững NTTS phục vụ xoá đói giảm nghèo”, song, tỷ lệ
hộ nghèo ở vùng ven biển còn khá lớn. Do vậy, phát triển NTTS ven biển sẽ tác động trực tiếp, gián tiếp, có tính tích cực hoặc tiêu cực đến xoá đói giảm nghèo vùng ven biển. Ai cũng biết, nuôi tôm là nghề siêu lợi nhuận, song, độ rủi ro rất cao.
Bên cạnh đó, việc NTTS ven biển không theo quy hoạch khiến cho dịch bệnh bùng phát và tác động ngược trở lại môi trường, như làm thay đổi các bãi triều, đầm
phá hoang hóa hay bãi cát ven biển. Gần đây, thực hiện chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cả diện tích trồng lúa, làm muối hoặc trồng cói năng suất thấp ven biển
cũng được đưa vào NTTS. Phát triển NTTS dẫn đến mất rừng ngập mặn, mất bãi đẻ
tự nhiên của các loài thủy sinh vật và phá vỡ cảnh quan vùng ven biển.
Ở một cách tiếp cận khác, vùng ven biển lại ít có cơ hội sinh kế. Nếu không phát
nhiên. Với áp lực dân số ngày càng tăng, việc khai thác này có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường. Do đó, cần thiết phải phát triển
NTTS, cải tiến phương pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên, song phát triển và cải
tiến như thế nào là điều đáng bàn.
Sự phát triển không ngừng của NTTS đang làm cho hệ thống quản lý nhà nước
về NTTS ven biển trở nên bất cập. Đa số các địa phương không có đủ biên chế cán
bộ với năng lực phù hợp để thực hiện tốt công tác quản lý NTTS bền vững. Với đặc
trưng sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ, nếu không kịp thời phát triển hình thức
quản lý NTTS dựa vào cộng đồng và đồng quản lý để hỗ trợ cho quản lý nhà nước
thì nghề NTTS ven biển Việt Nam sẽ gặp rất nhiều vấn đề nan giải về dịch bệnh, ô
nhiễm và suy thoái môi trường.
2.6.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.
Trên cơ sở các khái niệm phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững
ngành thủy sản nói riêng ta có thể hiểu: Phát triển bền vững ngành NTTS là sự phát
triển các hoạt động của ngành sao cho có thể tận dụng tối đa tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế hiện tại mà không gây ra ảnh hưởng
tiêu cực cho sự phát triển các mảng hoạt động khác của con người, không làm cho
các điều kiện tự nhiên, yếu tố sinh thái, điều kiện tổng hợp nói chung có thay đổi, và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Như vậy, tính bền vững trong các hoạt động NTTS được xem là độ đo mức cân
bằng giữa ba mảng phúc lợi: kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như mức độ trách
nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ con cháu mai sau.
Dựa vào các chỉ tiêu phát triển bền vững (trong giáo trình Kinh tế thủy sản 2) trên cơ sở hiểu biết của bản thân và sự hướng dẫn của thầy Dương Trí Thảo, đề tài
đã đưa được các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành NTTS như sau:
2.6.4.1 Về Kinh tế, xã hội
Xem xét trên các mặt:
Các hình thức và phương pháp nuôi trồng thủy sản
Trong NTTS thì việc áp dụng hình thức và phương pháp nuôi trồng sẽ phản ánh đúng thực lực, trình độ của người tham gia NTTS hiện nay.
Qua đó ta cũng thấy được mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng
thủy sản, căn cứ theo hình thức và phương pháp nuôi, chia thành hai nhóm chính :
nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến: là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi,
cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên), cho ăn... nhưng chưa theo một
quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
Nuôi bán thâm canh và thâm canh: là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo
quy tắc kỹ thuật chặt chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ,
sạch bệnh, chất lượng,...); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo trước khi thả
giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử
dụng thức ăn công nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều
kiện môi trường phù hợp với sự phát triển của đối tượng nuôi.
Ta sẽ xem xét
DT nuôi QCCT *100% Tỷ lệ nuôi QCCT =
Tổng DT nuôi
DT nuôi thâm canh *100% Tỷ lệ nuôi thâm canh =
Tổng DT nuôi
DT nuôi bán thâm canh *100% Tỷ lệ nuôi bán thâm canh =
Tổng DT nuôi
Như vậy nếu nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong các hình thức và phương pháp nuôi trồng thì đó có thể là một hướng bền
vững, đồng thời chứng tỏ việc nuôi trồng đã theo hướng ngày càng đầu tư theo chiều sâu.
Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước NTTS
DT thả nuôi
Hệ số sử dụng DT nuôi =
Tổng DT có khả năng
Trong đó:
Hệ số sử dụng DT nuôi: cho biết trong tổng số diện tích mặt nước có khả năng
và sẵn sàng nuôi trồng thủy sản đã đưa vào nuôi thủy sản bao nhiêu, còn bao nhiêu
chưa đưa vào nuôi.
Diện tích thả nuôi: là diện tích thực tế đang sử dụng để nuôi thủy sản và có thu hoạch vào tháng điều tra.
Số Ao/hồ nhỏ/ruộng: kết hợp với thông tin về diện tích nuôi cho biết quy mô
nuôi trồng thủy sản.
Diện tích có khả năng nuôi: là tổng số diện tích mặt nước có khả năng nuôi
trồng thủy sản (bao gồm cả diện tích đang sử dụng để nuôi và diện tích không sử
dụng hoặc chưa sử dụng để nuôi).
Nếu hệ số này 1 chứng tỏ việc phát triển nuôi trồng hiện tại đã sử dụng cả diện
tích cho sự phát triển của tương lai, như vậy việc ngành NTTS đã không bền vững.
Nếu hệ số này < 1, để đánh giá đã thực sự bền vững hay chưa chúng ta phải
xem xét: Diện tích nuôi hiện tại là hoàn toàn trong quy hoạch của địa phương hay
người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng cát, các vùng trồng lúa,
làm muối, triệt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng.
DT thả nuôi năm sau
Tốc độ phát triển DT nuôi =
DT thả nuôi năm trước
Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được sự biến động diện tích nuôi của địa phương năm sau so với năm trước và khi đối chiếu với quy hoạch của địa phương chúng ta
sẽ biết được người dân có mở rộng diện tích một cách tràn lan, bừa bãi hay không. Ngoài ra, kết hợp với việc phân tích sản lượng nuôi ta sẽ thấy được việc sử dụng
diện tích nuôi có hiệu quả không.
Sản lượng và năng suất NTTS các năm
Khi xem xét sản lượng nuôi ta sẽ đi phân tích tốc độ tăng sản lượng qua các năm.
Sản lượng nuôi năm sau
Tốc độ phát triển sản lượng nuôi =
Nếu tốc độ phát triển sản lượng nuôi thấp hơn tốc độ phát triển diện tích thì có thể
thấy sản lượng tăng là do mở rộng diện tích chứ chưa phải là kết quả của việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới phương pháp nuôi trồng. Ngược lại, nếu như
tốc độ phát triển sản lượng nuôi cao hơn thì chứng tỏ hoạt động nuôi trồng của người dân đã có cải tiến do đó năng suất nuôi cũng sẽ tăng theo. Bởi như chúng ta đã biết:
Sản lượng nuôi thực tế
Năng suất NTTS bình quân =
DT thả nuôi
Năng suất nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như: chất lượng
con giống, hình thức, kỹ thuật, công nghệ nuôi, cơ sở hạ tầng, thiên tai, dịch bệnh… Do đó khi xem xét năng suất nuôi trồng qua các năm chúng ta sẽ nhìn thấy được
phần nào trình độ của người nuôi, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến đến đâu và
hơn nữa là thấy được việc NTTS có bền vững hay không.
Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng thủy sản (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập lao động nuôi trồng)
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản
xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động SXKD. Nếu như hiệu quả kinh doanh không những ổn định mà ngày
càng tăng thì chứng tỏ trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất càng cao và việc
kinh doanh cũng được coi là bền vững. Điều này càng đúng với hoạt động NTTS.
Việc làm và các vấn đề xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng
Một khi ngành NTTS phát triển thì khả năng giải quyết việc làm cho người lao động
cũng sẽ tăng. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người,
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu
cầu bức xúc của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó, điều đó có
nghĩa là nuôi trồng phát triển thì khả năng xảy ra những mâu thuẫn, những xung đột
cũng không phải là hiếm gặp. Vì vậy khi phân tích khía cạnh này chúng ta sẽ thấy đầy đủ những đóng góp và những tác động mà ngành nuôi trồng mang lại cho xã hội.
2.6.4.2 Về môi trường và nguồn lợi
Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi
Như chúng ta đã biết, trong quá trình NTTS nói chung mà đại diệnở đây là quá trình nuôi tôm, thường diễn ra những hoạtđộng sau:
Nước thải từ khu nuôi tôm: Nước thải được thay định kỳ từ khu nuôi tôm với tần
suất trung bình 10 ngày/lần thay với lượng nước bằng 15% tổng lượng nước có trong
ao và 100% nước sau khi thu hoạch. Trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn các
chất hữu cơ còn dư từ thức ăn như: Phốt pho, Ni tơ, Kali , H2S, sản phẩm bài tiết của tôm, hàm lượng COD, BOD cao, hàm lượng DO thấp, nước có thể chứa một dư lượng các loại chế phẩm vi sinh, giàu vi khuẩn kị khí và hiếu khí, nhất là sau vụ nuôi, nếu không xử lý thì khi xả ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực như làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật.
Tác động đến môi trường đất: Trong quá trình nuôi tôm cần sử dụng một lượng
nước ngọt để bổ sung cho các ao nuôi khi độ muối tăng cao, vì vậy lượng nước ngọt
sẽ phải sử dụng nhiều hơn so với khi không nuôi, nếu không có biện pháp tốt, sẽ xảy
ra hiện tượng xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới tài nguyên đất ở khu vực xung quanh.
Bùn thải từ khu nuôi tôm: Bùn sau khi nạo vét từ khu nuôi tôm, nếu không xử lý
khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực như
nhiễm mặn, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn…
Tác động đến sức khoẻ cộng đồng:Chất lượng sản phẩm từ cây trồng có sử dụng
bùn từ khu nuôi tôm có thể gây ảnh hưởng đến người dân khi sử dụng những sản
phẩm này hoặc dịch bệnh có thể bùng phát tại chỗ do điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguy cơ gây bệnh từ các đầm nuôi tôm bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, dư lượng các chế phẩm vi sinh, hoá chất khử trùng sử dụng trong quá trình nuôi …
Tác động tài nguyên nước:Sử dụng nguồn nước ngọt để bổ sung cho vùng nuôi
tôm nhằm giảm bớt độ mặn dẫn đến giảm lượng nước ngọt sử dụng trong nông
nghiệp cũng như sinh hoạt trong khu vực này. Việc khai thác quá mức nguồn nước
mặt, nước ngầm dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.
Tác động tới tài nguyên sinh vật: Nơi tiếp nhận nguồn thải. Nếu nước thải không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của rừng ngập mặn vùng cửa
sông, ven biển, đặc biệt là các loài sinh vật đang sống tại khu vực này.
Trong khi đó, ngành Thủy sản vẫn đang tiếp tục phát triển một cách nhanh
chóng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng. Mà ngành càng phát triển thì nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên càng tăng, điều đó
thiệt hại tăng, nhưng do tài nguyên thiên nhiên là cố định, đến một điểm nhất định nào đấy việc sử dụng sẽ gây ra các thiệt hại lớn vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để ngành có thể phát triển một
cách bền vững và toàn diện thì yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn lợi phải được quan tâm và phảiđược đặt vào vị trí xứng đáng của nó.
Như vậy khi đánh giá tác động của nuôi trồng đến nguồn lợi chúng ta sẽ biết được: ngoài những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà nghề nuôi trồng thủy sản mang lại thì có những tác động tiêu cực nào đến môi trường hay không? Và ở mứcđộ nào?
Các mô hình thực hành nuôi tốt ( GAP)
GAP - viết tắt của cụm từ tiếng anh Good Aquaculture Practice. Dịch là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.
Nội dung: gồm 1 bộ quy phạm thực hành được xây dựng dựa trên những yêu cầu
cơ bản nhất của Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm – CoC (Điều 9 FAO-1995) nhằm phát triển NTTS bền vững (kiểm soát dịch bệnh,bảo vệ môi trường, đảm bảo
an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngườiứng dụng GAP).
Ởđây, chúng ta sẽ xem xét chỉ tiêu:
Số hộ được công nhận GAP
Tỷ lệ áp dụng GAP =
Tổng số hộ nuôi
Nếu như tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ địa phương càng có nhiều mô hình nuôi tốt, điều đó sẽ góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực
phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và việc phát triển NTTS được đánh giá là bền vững.
2.6.4.3 Về thể chế
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Phong trào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú, tôm he trong 10 năm trở
lại đây đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng
đồng dân cư, xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân vùng ven biển, tăng nguồn ngân sách cho địa phương, giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước. Đồng thời tận dụng được một lực lượng lao động dư thừa tại địa phương, giúp họ an
cư lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên, trên con đường