L ời nói đầu
2.6.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng
Nếu xét ngành nuôi trồng thủy sản trong hệ thống các ngành kinh tế thủy sản thì nuôi trồng là khâu để tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng nhất. Nhưng nếu xét
trong phạm vi rộng hơn thì nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp. Do đó nuôi trồng thủy sản mang đầy đủ các đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó
mang tính chất khu vực rõ rệt.
Có thể nói ở nơi nào có diện tích mặt nước, lao động thì ở đó có thể tiến hành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện về đất đai, mặt nước, thời tiết khí hậu và điều kiện thủy sản khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi trong
quá trình tổ chức và chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản cần phải lưu ý các vấn đề
có tính chất kinh tế kỹ thuật sau:
Tổ chức tốt việc điều tra các tài nguyên, nguồn lợi ở mỗi vùng để có các quy
Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho nuôi trồng phải được
tiến hành phù hợp với các đặc điểm sinh học với từng giống loài thủy sản và phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi vùng.
Cần có hệ thống các chính sách phù hợp cho điều kiện từng vùng, từng khu vực
nhất định, đặc biệt là chính sách đất đai, mặt nước, chính sách đầu tư và chính sách
thuế.
Trong nuôi trồng thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu
và không thể thay thế được. Đất đai và diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho
tất cả các ngành trong nền kinh tế. Nhưng nội dung kinh tế của nó đối với các ngành lại rất khác nhau. Trong công nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc nền
móng xây dựng công trình. Ngược lại, trong nuôi trồng thủy sản đất đai và diện tích
mặt nước là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được bởi vì đất đai, diện tích mặt nước có giới hạn về diện tích, cố định về vị trí nhưng sức sản xuất của nó thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai không bị hao mòn đi mà còn tốt
hơn lên. Chất lượng đất đai (độ phì nhiêu của đất đai) không đồng nhất do cấu tạo
địa hình thổ nhưỡng, vị trí các vùng khác nhau là khác nhau.
Nuôi trồng thủy sản gắn với các cơ chế sống:
Các giống loài thủy sản và đối tượng của nuôi trồng là những cơ thể sống sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Đồng thời chúng rất
nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Do đó, mỗi sự thay đổi về khí hậu, thời tiết, sự
chăm sóc của con người đều trực tiếp tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của chúng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của sản xuất. Mặt khác, các
cây trồng vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất được tái sản xuất trong bản thân
của ngành nuôi bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm của chu trình sản xuất trước làm tư liệu cho sản xuất chu trình tiếp theo.
Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao:
Cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong nuôi trồng thủy sản nói
riêng ngoài các tác động trực tiếp của con người cần phải có thời gian tác động của
các yếu tố tự nhiên và thời gian lao động xen kẽ với thời gian sản xuất và chính sự
không trùng khớp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất đã đẻ ra tính thời vụ
Ngoài 4 đặc điểm trên thì nuôi trồng thủy sản nước ta được phát triển trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới pha trộn tính chất ôn đới của miền Bắc cho nên các giống loài thủy sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng. Tuy nhiên, điều kiện này cũng gây không ít khó khăn cho các loại bệnh dịch phá
hoại thường xuyên. Mặt khác, sản xuất nước ta còn lạc hậu, mang tính tự nhiên cao và chủ yếu thực hiện bởi các hộ gia đình.