L ời nói đầu
3.1.4.5 Hiện trạng phát triển một sống ành
Nền kinh tế của tỉnh hiện nay chủ yếu dựa vào 3 ngành chính: Nông nghiệp,
Lâm nghiệp, Thủy sản.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư theo hướng sản xuất hàng hóa
tích cực, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 4.98%. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng được nâng cao năm 2001 đạt 28% và tăng lên 31.38% trong
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006. Sản lượng lương thực từ 420,328 tấn năm 2001 lên 486,816 tấn năm 2006.
Sản xuất công nghiệp tăng từ 117% năm 2001 lên 123% năm 2006, các ngành
công nghiệp phát triển như: khai khoáng, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến lâm sản.
Theo khảo sát của Sở thủy sản Hà Tĩnh đến năm 2006 toàn tỉnh có 10 trang trại NTTS tăng hơn 8 trang trại so với năm 2001, 14 HTX đầu tư NTTS tăng 5 HTX so
với năm 2001, có1doanh nghiệp Nhà nước và 5 doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào NTTS. Để quản lý được các loại hình NTTS như trên toàn tỉnh có 6 ban quản lý
vùng NTTS tăng 2 ban quản lý so với năm 2001. Hiện nay các loại hình NTTS ở
tỉnh vẫn hoạt động theo kiểu cũ (mạnh ai nấy làm), chưa có sự liên kết với nhau
trong sản xuất nên vẫn bị chủ nậu ép giá, nhiều khi doanh nghiệp cần nguồn nguyên liệu thì thị trường không đủ đáp ứng, khi thị trường có nguyên liệu doanh nghiệp lại không mua do chưa có đơn hàng với các đối tác. Trong điều kiện nền kinh tế mở
như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
vào sân chơi chung – chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung của thế giới,
muốn cạnh tranh được với các mặt hàng của đối tác thì nhất thiết các loại hình kinh tế phải liên kết lại với nhau trong sản xuất thì chúng ta mới chiến thắng được.
Để thấy rõ hơn hiện trạng phát triển của tỉnh chúng ta sẽ đi xem xét hiện trạng
phát triển của từng ngành dưới đây.
Nông nghiệp: trong những năm qua nông nghiệp luôn được xem là ngành sản
xuất chính của tỉnh và đã đạt được những kết quả nhất định. Sản lượng lương thực
đạt khá và ổn định từ 420,328 tấn năm 2001 lên 486,816 tấn năm 2006.
Những năm gần đây diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi cá trong ruộng đã cho
hiệu quả kinh tế cao, nên sự phát triển loại hình này đang được mở rộng, việc bê
tông hóa kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ trong
việc cung cấp nước ngọt cho các vùng NTTS.
Hiện nay việc tùy tiện sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp đang là nguy cơ
gây bất lợi cho môi trường NTTS và ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi. Trong
nhiều năm gần đây nhiều vùng NTTS do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp đã gây chết hàng loạt tôm cá. nếu không có sự hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ
từ phía Nhà nước thì không những tác động xấu tới môi trường mà còn ảnh hưởng
tới sức khỏe con người.
Lâm nghiệp: độ che phủ rừng từ 38.5% năm 2001 tăng lên 45.3% năm 2006.
Công nghệ mơ hom được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác xã hội hóa nghề rừng được thực hiện đạt kết quả tốt; phong rào trồng rừng nguyên liệu đã và đang phát triển, mỗi năm đạt từ 2000 – 2300 ha, chuyển phần lớn diện tích
rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, việc trồng mới đã có những biến chuyển tích cực
tiến bộ, khai thác chế biến đã từng bước được tổ chức lại theo có quy hoạch khai
thác gắn với trồng rừng.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: từ chỗ nhỏ bé này đã hình thành rõ nét và trở thành một nền kinh tế mũi nhọn quan trọng và đang từng bước đi lên của tỉnh.
Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm từ 22- 23%, một số sản phẩm của
ngành vật liệu xây dựng, khai khoáng, chế biến nông – lâm - hải sản ra đời và chất lượng ngày càng được nâng cao. Các cơ sở dịch vụ sửa chữa, cơ khí xây
dựng và sản xuất hàng tiêu dùng đang mở ra góp phần giải quyết việc làm tăng
thu nhập.
Mặc dù đã và đang có những chuyển biến mới trong phát triển nhưng Hà Tĩnh
vẫn đang là một tỉnh nông nghiệp, vì vậy cơ sở hạ tầng công nghiệp đang còn rất
thấp. Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp ở tỉnh chưa phát triển, hạ tầng
công nghiệp thấp. Mức độ ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến môi trường nước sông, biển còn thấp chưa ảnh hưởng lớn đến việc phát triển
NTTS.
Thương mại, du lịch và dịch vụ: theo số liệu thống kê của cục thống kê Hà Tĩnh
cho thấy giai đoạn 2001 – 2006 cán cân thương mại của tỉnh luôn thặng dư, năm
2001 cán cân thương mại thặng dư 9,667 nghìn USD, đến năm 2006 con số này đạt
33,900 nghìn USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu, thủy sản chiếm 14.33% năm 2001 đến năm 2006 chiếm 15.19% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thương
mại Hà Tĩnh được phát triển dưới nhiều hình thức, thị trường ngày càng mở rộng,
giá trị hàng hóa bán ra tăng khá, khối ngành dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh và trong đời sống nhân dân. Thị trường
xuất khẩu của tỉnh tiếp tục ổn định, kể cả những thị trường khó tính như Nhật Bản,
Mỹ, EU,… Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu không chỉ tăng về số lượng
mà chất lượng hoạt động cũng thay đổi đáng kể, như công ty Cổ phần XNK & Đầu
tư Hà Tĩnh đã tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản gần 2 triệu USD, đồng thời
xuất khẩu được một số mặt hàng như bột ca-ri, khai thác được thị trường mới như
Hy Lạp, Xu Đăng. Hoạt động XNK tại cửa khẩu cảng biển Vũng Áng, cảng Xuân
Hải đã tốt hơn các năm trước đây. Đến nay GDP của thương mại, dịch vụ chiếm 36
Tuy vậy hoạt động thương mại của tỉnh vẫn còn có những yếu kém và chưa
xứng với tiềm năng vốn có bởi :
Mức lưu chuyển hàng hóa bình quân đầu người chỉ bằng 60 % mức bình quân chung của cả nước, khả năng thanh toán của người dân thấp, thị trường còn manh mún nhỏ lẻ, hoạt động bán buôn, bán lẻ chưa thực sự sôi động.
Cơ sở hạ tầng thương mại vẫn chưa được đầu tư đúng mức, ở nông thôn vẫn còn
nhiều chợ tạm, chợ nhỏ.
Kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh còn thấp nguồn hàng xuất khẩu còn thiếu ổn định, mặt hàng đơn điệu. Các doanh nghiệp kinh doanh XNK chưa có khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.