L ời nói đầu
3.2 Khái quát chung về ngành thủy sản Hà Tĩnh
3.2.1. Cơ cấu bộ máy hành chính quản lý thủy sản.
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy hành chính quản lý thủy sản tỉnh Hà Tĩnh
Sở thủy sản
Sở thủy sản là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND Tỉnh thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy sản ở địa phương.
Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Sở thủy sản trong công tác quản lý quy
hoạch, quản lý NTTS đó là:
Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thủy sản trên địa bàn Tỉnh trình UBND Tỉnh phê duyệt phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Hà
Tĩnh và quy hoạch NTTS Việt Nam.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản đã được phê duyệt xây dựng
các dự án, đề án chi tiết, chương trình phát triển cụ thể trong toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Xét duyệt, thẩm định hoặc tham gia xét duyệt, thẩm định các chương trình đề án
của Tỉnh liên quan đến thủy sản.
Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển sản xuất thủy sản trong Tỉnh.
Xây dựng trình UBND Tỉnh ban hành các chính sách, văn bản theo thẩm quyền
của địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản Nhà
nước về thủy sản và ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn nghiệp
vụ quản lý Nhà nước về chương trình thủy sản trong Tỉnh. Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh
Sở thủy sản Ủy ban nhân dân Huyện
Ban tham mưu Trung tâm khuyến ngư Chi cục bảo vệ nguồn lợi Quản lý cảng Phòng thủy sản Phòng NN & PTNT
Tổng hợp, nghiên cứu đề xuất kiến nghị của cơ sở, các ngành, các cấp để theo
thẩm quyền xử lý hoặc đề xuất với UBND Tỉnh và Bộ thủy sản xử lý, sửa đổi bổ
sung các nội dung liên quan đến luật pháp, chính sách phát triển thủy sản trong
Tỉnh.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác khuyến ngư, nghiên cứu khoa học, công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực thủy sản, công tác
tổ chức cán bộ…
Trung tâm khuyến ngư
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thủy sản. Một trong những chức năng của
Trung tâm khuyến ngư có liên quan trực tiếp đến quy hoạch NTTS đó là:
Hướng dẫn khuyến khích nhân dân phát triển NTTS.
Xây dựng mô hình truyền bá khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý cho các
thành phần kinh tế, người dân tổ chức phát triển NTTS nhằm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho cá nhân và xã hội.
Đảm bảo phát triển theo quy hoạch mang tính ổn định lâu dài và bảo vệ môi trường sinh thái.
Chi cục bảo vệ nguồn lợi
Là cơ quan quản lý Nhà nước về đăng kiểm và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy
sản trực thuộc Sở thủy sản. Chức năng liên quan trực tiếp đến quản lý NTTS là:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Kiểm tra chất lượng giống, các hóa chất, thuốc, thức ăn và một số vấn đề khác
có liên quan đến NTTS.
Kiểm dịch động vật thủy sản trong địa bàn Tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức
năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm bảo vệ phát triển nguồn lợi, môi trường
thủy sản.
Phòng thủy sản – Phòng NN & PTNT có thủy sản
Là phòng chuyên môn trực thuộc UBND Huyện, hiện tại mỗi phòng có một cán
bộ phụ trách về NTTS của huyện. Một trong những chức năng liên quan trực tiếp
đến quy hoạch quản lý NTTS đó là:
Tham mưu cho UBND huyện lập quy hoạch phát triển thủy sản của huyện.
Theo dõi chỉ đạo phát triển nghề NTTS, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về
3.2.2. Khái quát chung.
Ngành thủy sản Hà Tĩnh được hình thành và phát triển cùng với lịch sử ra đời
của nghề cá Việt Nam. Trải qua những thăng trầm cùng thời gian ngành thủy sản
Hà Tĩnh vẫn tiếp tục phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự
phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Trong những năm qua nghề cá Hà Tĩnh đã có những bước phát triển đáng kể về sản lượng, giá trị và năng lực sản xuất trên các lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần. Thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2 : Kết quả sản xuất thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2004 - 2006
20005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 +/- % +/- % I. Tổng SL thủy sản Tấn 29,025 30,548 31,658 1,523 5.25 1,110 3.63 1. SL khai thác thủy sản Tấn 21,050 20,119 20,508 -931 -4.42 389 1.93 2. SL Nuôi trồng Tấn 7,975 10,429 11,150 2,454 30.77 721 6.91 II. Sản phẩm chế biến 1. Chế biến hàng XK Tấn 3,200 3,600 3,800 400 12.50 200 5.56 2. Chế biến nước mắm Ngàn L 4,600 4,800 4,900 200 4.35 100 2.08 3. Mắm các loại Tấn 1,400 1,500 1,600 100 7.14 100 6.67 4. Hải sản khô Tấn 450 500 500 50 11.11 0 0.00
III. Giá trị SP xuất khẩuNg.USD 17,000 20,000 21,000 3,000 17.65 1,000 5.00 IV. Tổng số tàu thuyền Chiếc 3,030 2,444 2,450 -586 -19.34 6 0.25
1. Tàu thuyền máy Chiếc 2,580 2,284 2,290 -296 -11.47 6 0.26
2. Tổng công suất CV 61,490 41,800 41,800 -19,690 -32.02 0 0.00
3. Thuyền thủ công Chiếc 450 160 160 -290 -64.44 0 0.00
V. Diện tích NTTS Ha 5,202 6,337 7,261 1,135 21.82 924 14.58
1. Diện tích NT nước ngọt Ha 2,593 3,500 4,100 907 34.98 600 17.14 2. Diện tích NT măn, lợ Ha 2,609 2,837 3,161 228 8.74 324 11.42
VI. Lao động thủy sản Người 21,589 21,935 22,306 346 1.60 371 1.69
1. Lao động đánh bắt Người 10,749 10,435 10,306 -314 -2.92 -129 -1.24
2. Lao động CB, dịch vụ Người 7,040 7,500 7,500 460 6.53 0 0.00
3. Lao động NTTS Người 3,800 4,000 4,500 200 5.26 500 12.50
Trong lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ đã được chấn chỉnh theo quyết định số
89/2003/TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngư dân đã ý thức được việc đầu tư đóng
mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn hơn, áp dụng nghề khai thác hiện đại, tiên tiến hơn để đánh bắt các loài hải sản có giá trị kinh tế cao và hải sản xuất khẩu ở các
vùng biển khơi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và dần dần xóa bỏ các phương tiện nhỏ khai thác gần bờ và hủy diệt nguồn lợi.
Đặc biệt, phong trào NTTS phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh nhất là nuôi thủy
sản nước lợ. Nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn rất lớn để xây
dựng và cải tạo ao nuôi tôm xuất khẩu thu được kết quả cao, qua đó kích thích được phong trào NTTS trong nhân dân đã góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ ngư
dân, doanh nghiệp đã làm giàu bằng nghề NTTS trong những năm qua.
Về chế biến thủy sản, giá trị hàng chế biến xuất khẩu và nội địa không ngừng tăng lên, trong đó hàng xuất khẩu tiểu ngạch phát triển mạnh (chủ yếu thông qua hộ
dân chế biến) có giá trị đạt 40% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Công tác dịch vụ hậu
cần cũng phát triển song chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chưa tạo nên động lực
mạnh cho nghề cá trên đà phát triển. Tại các cửa biển chính trong tỉnh đã hình thành nên những vùng tập trung về khai thác thu mua, bảo quản bằng hệ thống kho cấp đông trên 1000 tấn như ở Thạch Kim, Cẩm Nhượng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi cho NTTS, cảng cá, chợ cá, khu trú đậu tàu
thuyền được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn. Hiện tại Cảng cá Xuân Phổ đang
được làm thủ tục chuyển giao cho Cảnh sát biển, Chính phủ đã nhất trí cho Tỉnh
làm dự án Cảng cá Cửa Sót - Thạch Kim đã chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng; Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Nhượng đã khởi công trong năm 2006.
Mặc dù kinh tế thủy sản của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng nhanh nhưng việc phát triển còn thiếu bền vững. Nuôi trồng thủy sản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh tế còn thấp. Sản xuất còn mang tính tự phát; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; quy trình sản xuất
ở một số nơi còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Chưa chú trọng đúng mức
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên, nhất là tài nguyên nước,
kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản còn ít; chất lượng
con giống thủy sản chưa đảm bảo; việc sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm trong
nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
3.3. Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh dưới góc độ phát triển bền vững. phát triển bền vững.
3.3.1. Về kinh tế xã hội.
Nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh bao gồm: nuôi nước ngọt và nuôi trồng thủy sản
mặn, lợ. Do vậy khi nghiên cứu thực trạng phát triển NTTS, với mỗi chỉ tiêu sẽ lần lượt xem xét trên từng loại hình.
3.3.1.1. Các hình thức và phương pháp NTTS
Đối với nuôi nước ngọt
Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt truyền thống của Tỉnh là: nuôi bán thâm canh (BTC), quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi trong hệ thống VAC.
Hình 3.4: Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006
QCCT BTC VAC Khác
Bảng 3.3 : Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006
Phương thức Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) QCCT 1,188 28.98 BTC 2,010 49.02 VAC 534 13.02 Khác 368 8.98 Tổng 4,100 100
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Ta thấy, phương thức nuôi chủ yếu hiện nay của tỉnh là BTC (chiếm gần một
nửa), tiếpđó là QCCT và VAC, như vậyở loại hình nuôi ngọt việc nuôi thâm canh là chưa phát triển do đó hiệu quả mang lại chưa cao.
Phương thức nuôi thâm canh: bao gồm nuôi chuyên cá rô phi (nhưng chủ yếu đưa ở mô hình thử nghiệm, cho năng suất 12 – 15 tấn/ha, nuôi các loài đặc sản như Ếch, Ba ba, Lươn… mật độ thả tương đối cao và thức ăn phụ thuộc vào từng đối tượng. Đối với nuôi Ếch, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp. Đối với
nuôi Ba ba sử dụng cá tạp và các phế phẩm động vật làm thức ăn.
Nuôi BTC: chủ yếu là nuôi trong các ao hồ nhỏ với hình thức nuôi chuyên thủy
sản, diện tích ao nuôi không lớn khoảng 1000 – 2000 m2/ao nuôi, mật độ thả trung
bình khoảng 1- 2 con/m2 và sử dụng thức ăn gồm các phụ phẩm nông nghiệp, cám,
gạo, cỏ, các hạt ngũ cốc bổ sung…
Nuôi trong hệ thống VAC: chủ yếu sử dụng thức ăn sẵn có trong gia đình, chất
thải chăn nuôi. Kích cỡ cá thả và mật độ thả giống như nuôi BTC.
Phương thức nuôi QCCT: chủ yếu là nuôi kết hợp lúa, nuôi luân canh cá lúa, nuôi trong các hồ chứa. Mật độ thả cá thưa, kích cỡ cá thả lớn và thời gian nuôi
ngắn, kích cỡ cá thương phẩm lớn. Hiệu quả kinh tế không cao bằng các phương
thức nuôi trên, nhưng hiệu quả xã hội là rất lớn.
Đối với nuôi mặn, lợ
Trong những năm 1996 – 1998 hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh (thông qua
cống cấp nước lấy giống vào ao đầm quản lý thu hoạch). Cũng có một số rất ít diện
tích có bổ sung thêm giống và thức ăn nhưng ở mức độ thấp ( QCCT).
Năm 1998 – nay công nghệ nuôi có bước chuyển biến từ nuôi quảng canh sang nuôi QCCT và bán thâm canh. Ng ười dân đã có chú trọng đầu tư vốn để tu sửa ao đầm,
mua giống thả, thức ăn và đặc biệt có quan tâm đến một số yếu tố môi trường ao nuôi. Năm 1999 Trung tâm khuyến ngư đã xây dựng thành công mô hình nuôi tôm sú BTC theo công nghệ ít thay nước với quy mô 1 ha, năng suất đạt 1 tấn/ha/vụ, tại Thạch
Trung - thị xã Hà Tĩnh. Đến nay các hộ nuôi tôm sú BTC đã khẳng định thành công và
đã nhân diện rộng trên toàn Tỉnh ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân. Năm 2001 diện tích nuôi BTC là 13.5 ha năng suất đạt 1 - 1.2 tấn/ha/vụ.
Công nghệ nuôi tôm sú vừa qua và hiện nay đang áp dụng ở Hà Tĩnh là theo quy trình mở. Lấy nước thủy triều trực tiếp vào ao đầm nuôi hàng ngày theo chu kỳ con nước và xả trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống lắng lọc, xử lý thả giống
Bảng 3.4 : Phương thức chủ yếu trong nuôi tôm năm 2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Ch lệch
05/04
Ch lệch 06/05
Diện tích nuôi thâm canh (ha) 273 359 403 86 44
Diện tích nuôi bán thâm canh (ha) 86 165 184 79 19
Diện tích nuôi quảng canh cải tiến (ha) 1,889 1,952 2,172 63 220
Tổng diện tích nuôi tôm 2,248 2,476 2,759 228 283
Tỷ lệ nuôi thâm canh (%) 12.14 14.5 14.61 2.36 0.11
Tỷ lệ nuôi bán thâm canh (%) 3.83 6.66 6.67 2.83 0.01
Tỷ lệ nuôi quảng canh cải tiến (%) 84.03 78.84 78.72 -5.19 -0.12
Nuôi tôm 100 100 100
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Qua bảng ta thấy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh ngày càng tăng năm 2004 tỷ lệ thâm canh chỉ có 12.14% đến năm 2006 đã tăng lên 14.61%, tương ứng diện tích tăng 130 ha. Việc tăng tỷ lệ nuôi thâm canh chứng tỏ
trình độ nuôi của người dân đã có tiến bộ và họ đã có xu hướng đầu tư theo chiều
sâu. Đây là mộtđiềuđáng mừng trong việc phát triển nuôi trồng của tỉnh nhà.
3.3.1.2. Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước
Theo số liệu khảo sát của Sở Thủy sản diện tích tiềm năng phục vụ NTTS của
tỉnh là rất lớn thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5 : Diện tích có khả năng NTTS mặn, lợ đến năm 2015 (ĐVT:ha)
Nuôi vùng triều Địa phương Nuôi bãi triều Nuôi trên cát Tổng Ao đầm ven biển Lúa nhiễm mặn Ruộng muối Rừng ngập mặn Tổng cộng Tỷ lệ so với tỉnh (%) Nghi Xuân 57 299 931 660 271 0 25 1,312 18 Thạch Hà 370 1,040 1,659 1,389 200 70 140 3,209 44 TX.Hà Tĩnh 2 0 363 197 166 0 0 365 5 Cẩm Xuyên 105 50 542 307 235 0 50 747 10 Kỳ Anh 170 110 1,349 850 499 0 0 1,629 22 Tổng cộng 704 1,499 4,844 3,403 1,371 70 215 7,262 100 Tỷ lệ (%) 10 21 67 47 19 1 3 100
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Tổng diện tích tích tiềm năng cho phát triển NTTS mặn, lợ toàn tỉnh là 7,260 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi vùng triều 4,844 ha chiếm 67% tổng diện tích
có khả năng (bao gồm nuôi sao đầm ven biển 3,403 ha, vùng lúa nhiễm mặn 1,371 ha, vùng ruộng muối 70 ha), nuôi bãi triều 704 ha chiếm 10% (chủ yếu nuôi nhuyễn
thể), nuôi vùng cát ven biển 1,499 ha chiếm 21% và nuôi trong rừng ngập mặn 215 ha chiếm 3%. Tuy nhiên do hệ thống rừng ngập mặn của tỉnh còn mỏng và độ che phủ chưa cao, cũng như diện tích không lớn do đó sẽ không khai thác loại tiềm năng này sang NTTS mà chỉ duy trì, phát triển với mục đích sinh thái, bảo vệđê và các
đầm NTTS.
Bảng 3.6: Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt
ĐVT: ha Địa phương Tổng cộng Ao hồ nhỏ (<0.5ha) Hồ đập nhỏ (0.5- 5ha) Mặt nước lớn(>5ha) Ruộng trũng/cá lúa Thùng đấu Khác Hương Sơn 1,110 310 230 290 260 10 10 Vũ Quang 400 80 80 190 50 0 0 Hương Khê 990 170 170 450 180 10 10 Đức Thọ 1,650 240 100 110 1,160 20 20 Nghi Xuân 1,270 520 50 150 550 0 0 TX.Hồng Lĩnh 210 60 20 10 120 0 0