L ời nói đầu
3.3.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTTS
Theo Dror (1963) và Fauldi (1973), quy hoạch là quá trình chuẩn bị một loạt
quyết định cho kế hoạch hành động trong tương lai, nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định thông qua những định hướng và các biện pháp thích hợp với khoảng thời
gian đã xác định cho quy hoạch.
Tiến trình quy hoạch thường gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn quy hoạch và giai đoạn thực hiện quy hoạch. Mỗi giai đoạn lại gồm một số bước cụ thể. Trên thực tế, một sản phẩm quy hoạch tốt và có tính khả thi phải gắn
kết được ba gian đoạn này với nhau.
Ở tỉnh đã có quy hoạch cho nuôi nước ngọt (hoàn thành 2005), quy hoạch mặn, lợ (năm 2001 và điều chỉnh lại hoàn thành năm 2006). Tuy nhiên quy hoạch chỉ mới ở mức tổng quan, tổng thể do kinh phí cho công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch không đủ để có thể tiến hành quy hoạch chi tiết. Hạn mức vốn đầu tư thấp nên không đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành đề ra và khó thực hiện
theo quy hoạch.
Thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể về công tác quy hoạch của các bộ, ngành
trung ương và địa phương, tiêu chuẩn ngành về quy hoạch hạ tầng thủy lợi, định
mức kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch. Quy hoạch còn xem nhẹ yếu tố xã hội, bảo
vệ môi trường; thiếu sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp, các ngành cũng như cộng đồng người dân.
Khi triển khai quy hoạch, thiếu các chỉ số giám sát và đánh giá cụ thể tình hình thực hiện quy hoạch, nên việc điều chỉnh quy hoạch còn thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn.
Vì vậy khi thực hiện: 100% số ao đầm được xây dựng NTTS chỉ chú trọng thiết kế
cho vùng nuôi của từng xã, ao nuôi của gia đình mà không tính đến tổng thể chung, do đó còn nhiều bất cập về cấp, thoát nước. Bố trí diện tích ao quá lớn, mỗi ao diện tích
khoảng 5 – 10 ha như ở Xuân Hội – Nghi Xuân, Hà Lầm, Sác Hà - Thạch Hà, hệ thống
bờ kênh bờ bao chưa đảm bảo (nhỏ và thấp chỉ giữ được mức nước tối đa trong ao là 0.8 – 1m nước). Cấp thoát nước chồng chéo, đường giao thông nội đồng và hệ thống điện chưa có do vậy rất khó khăn cho việc đi lại, quản lý, chăm sóc và nâng hình thức
nuôi lên BTC và thâm canh. Bên cạnh đó việc thiết kế quy hoạch các vùng nuôi theo quy trình nuôi mở nên không đảm bảo điều kiện để nuôi BTC và thâm canh bền vững.
Thiếu thống nhất giữa các địa phương, thôn xã trong quy hoạch phát triển NTTS nên khó khăn trong việc xây dựng các dự án liên vùng ở các xã khác nhau. Quy
hoạch hệ thống cống thủy lợi cho các vùng NTTS nước lợ phụ thuộc vào hệ thống
cống thoát lũ nông nghiệp nên rất bị động và khó khăn cho xây dựng.
Chủ dự án các vùng NTTS tập trung ở cấp xã, huyện còn nhiều hạn chế về tổ
chức thực hiện, cũng như các vấn đề liên quan đến quy hoạch, thiết kế. Một số vùng còn chắp vá, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, hoặc thiếu vốn nên không phát huy
được để NTTS thâm canh.
Công tác quy hoạch còn lỏng lẻo, chưa có phân công, phân nhiệm rõ ràng, một
số địa phương tùy tiện trong việc giao đất, cho thuê cũng như đấu thầu để NTTS,
thậm chí không tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Một số địa phương tận dụng
tối đa diện tích để sử dụng vào ao nuôi chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến diện
tích khu chứa lắng, xử lý chất thải để NTTS bền vững.