Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 51 - 52)

L ời nói đầu

3.1.4.4Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã xác định đúng nhiệm vụ trọng

tâm, muốn đưa đời sống của hơn 1.28 triệu dân thoát nghèo, vươn lên no ấm giàu có phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phá thế thuần

nông độc canh cây lương thực, tăng hệ số hiệu quả sử dụng đất trên cùng một diện

Thực tiễn 5 năm đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống đã chứng tỏ việc ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế của tỉnh là nhạy bén, kịp thời được toàn thể

nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, Nông – Lâm

– Ngư nghiệp có tỷ trọng từ 51.3% năm 2000 hiện chỉ còn 43.47% năm 2006. Đáng chú ý là trong khi tỷ trọng giảm nhưng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Ngư

nghiệp vẫn tăng. Người dân Hà Tĩnh đã có lương thực bình quân khoảng 400 kg/người/năm, cái đói về cơ bản không còn rình rập, với đồng đất Hà Tĩnh chưa

nắng đã hạn, chưa mưa đã ngập úng chỉ trả lại cho con người 16 triệu đồng/ha/năm đến nay đã nâng lên trên 20 triệu đồng/ha/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Nhờ

chuyển dịch cơ cấu đúng hướng nên năng suất lao động tăng không ngừng qua các

năm. Vì vậy trong những năm tới năng suất lao động được xem là cơ sở để lựa chọn

cơ cấu kinh tế cho Tỉnh nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực

hoạt động kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 51 - 52)