L ời nói đầu
3.3.1.4 Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng
Đối với nuôi nước ngọt
Loại hình NTTS nước ngọt của tỉnh chủ yếu là ao hồ nhỏ, tiếp đó là loại hình hồ đập nhỏ và lúa ruộng trũng chuyển đổi còn các loại hình khác tỷ lệ rất nhỏ như các vùng kênh, mương, hồ chứa, sông cụt, thùng đấu.
Để thấy được hiệu quả của nuôi nước ngọt chúng ta sẽ phân tích hiệu quả tại
một số mô hình nuôi.
Mô hình cá lúa
Mô hình cá – lúa được xem là thế mạnh của tỉnh Hà Tĩnh. Nuôi cá lúa đang là mô hình khá phát triển trên các vùng chuyển đổi của Hà Tĩnh, đặc điểm của mô
hình này là đầu tư thấp, phương thức nuôi đơn giản. Từ ruộng lúa người dân đào
mương xung quanh để đắp bờ, hoặc đào kênh nuôi có thể ở giữa ruộng theo kiểu
20 – 30% tổng diện tích ruộng lúa, tùy vào điều kiện của người dân. Thường mương
rộng khoảng 2 – 3m, sâu 1.5m thức ăn chủ yếu cỏ và các loại rong, ngoài ra có một
số hộ cho ăn thêm cám ngô hoặc sắn nấu chín.
Đối tượng nuôi là cá truyền thống như: trắm cỏ, trôi, chép, rô phi. Do đặc điểm điều kiện của tỉnh nên nuôi cá phải theo thời vụ nhất định, thả cá sau mùa lũ lụt (sau tháng 11), thu hoạch trước mùa lũ. Thời gian nuôi chỉ kéo dài 5 – 6 tháng nên khi chọn giống phải chọn cỡ cá lớn.
Bảng 3.26: Hiệu quả cho 1 ha cá - lúa
Các hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu Sản lượng(kg) Kg 1,512 Giá Đồng/Kg 15,000 Doanh thu Đồng 22,680,000 Tổng chi phí Đồng 16,819,527 Lãi ròng/ha Đồng 5,860,473
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản 2006
Như vậy có thể thấy, hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi cá lúa là khá lớn. Ngoài thu lúa ra còn thu thêm được cá, nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu
quả sử dụng trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí thuốc trừ sâu, làm môi trường
trong sạch, tăng sức khỏe cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cá nuôi trong ruộng lúa, làm sục bùn, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại, tiêu diệt sâu hại lúa vì vậy năng suất lúa cũng tăng lên từ 5 – 7%. Trong đó tiêu biểu là các hộ như: Trương Quang Sơn - Thạch Hà; Phan Duy Đồng, Nguyễn Minh Nhật,
Phùng Hòe - Đức Thọ… Kết quả mô hình nuôi cá ruộng lúa năm 2006 của chủ hộ Phan Duy Đồng:
Số lượng cá thả 20,000 con gồm: Cá chép 13,000 con; cá trắm 2000 con; cá rô phi đơn tính 5,000 con. Mật độ cá thả 1 con/m2, chi phí và doanh thu đem lại như sau:
Bảng 3.27: Kết quả mô hình nuôi cá ruộng lúa năm 2006 của chủ hộ Phan Duy Đồng
Chỉ tiêu Thành tiền (Đồng)
Tổng thu 42,300,000
Tổng chi phí 27,250,000
Mô hình cá ao
Nuôi cá trong ao là một mô hình truyền thống của người dân Việt Nam. Hiện
nay, người dân đã và đang nuôi trong các ao hồ nhỏ và những đoạn kênh mương
cụt. Những năm gần đây, mô hình nuôi cá truyền thống được phát triển và nhân
rộng khắp tỉnh, một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang
nuôi cá. Đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, trôi, mè, chép và một đối tượng mới
là cá lóc bông… phương thức nuôi đơn giản chủ yếu là nuôi BTC. Thức ăn chủ
yếu là cỏ và các loại rong ngoài ra có một số hộ cho ăn thêm ngô, sắn và phân chim cút. Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu là một số hộ như:
Trần Quốc Oanh, Bùi Ngọc Sơn - Đức Thọ; Lê Văn Bình, Hoàng Ngọc Trà – Nghi Xuân.
Kết quả mô hình nuôi cá lóc bông của chủ hộ Hoàng Ngọc Trà. Diện tích 3,000
m2, mật độ 2 con/m2, số lượng giống 6,000 con.
Bảng 3.28: Kết quả mô hình nuôi cá lóc bông năm 2006 của chủ hộ Hoàng Ngọc Trà Chỉ tiêu Thành tiền (Đồng) Sản lượng (kg) 2,340 Giá bán (đồng) 27,000 Tổng thu 63,180,000 Tổng chi phí 34,850,000 Lợi nhuận 28,330,000
Mô hình nuôi cá lồng bè nước ngọt
Tổng số hộ tham gia nuôi cá lồng nước ngọt toàn tỉnh khoảng 300 hộ, trung bình
mỗi hộ nuôi giải quyết được công ăn việc làm cho 1 lao động thường xuyên. Năng
suất nuôi cá lồng nước ngọt đạt trung bình 0.012 tấn cá/ m3lồng hay 0.15 tấn/lồng
(thể tích lồng nuôi trung bình 12.6 m3) trong đó năng suất nuôi cá cao nhất ở Hương
Khê (0.02 tấn/m3), tiếp đến là thị xã Hà Tĩnh (0.017 tấn/m3), thấp nhất là huyện
Thạch Hà chỉ đạt 0.008 tấn/m3.
Nuôi lồng ở Hà Tĩnh chủ yếu ở vùng núi, tập trung trên các sông: sông Ngàn
Hà, trên sông nhỏ sông cụt như thị xã Hà Tĩnh. Độ sâu trung bình đặt lồng 10.2 m. Đối tượng nuôi là trắm cỏ. Nghề nuôi cá lồng phát triển sẽ giải quyết được công ăn
việc làm cho người lao động, tận dụng được diện tích mặt nước, góp phần phát triển
kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và mang lại hiệu quả
kinh tế cho người nuôi khoảng 4 triệu đồng/lồng.
Mô hình nuôi ếch
Phong trào nuôi ếch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngày càng phát triển về quy mô và sản lượng. Ếch bắt đầu được thí điểm nuôi từ năm 2003 tại cơ sở Trại Lý Thanh
Sắc, sau đó được nhân rộng ra hầu hết các huyện trong tỉnh. Tuy nuôi ếch chưa được phát triển mạnh như các đối tượng cá truyền thống, nhưng đây là đối tượng
mới cung cấp thủy đặc sản cho thị trường.
Một số mô hình có quy mô lớn như: Công ty Lý Thanh Sắc (TX Hà tĩnh); Anh
Hải - Cẩm Xuyên; một số hộ ở Thạch Hà, Hương Sơn, TX. Hồng lĩnh.
Nuôi ếch có một số đặc điểm sau:
Bảng 3.29: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ếch trong 1 năm
Các hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu Sản lượng Tấn 25 Giá bán Đồng/Kg 30,000 Tổng thu Trđ 750 Tổng chi phí Trđ 680 Lãi ròng Trđ 70
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản 2006 Là đối tượng dễ nuôi, chu kỳ nuôi ngắn, thu hồi vốn nhanh, mùa vụ nuôi từ tháng 4 đến tháng 11 (do ếch không chịu được rét), thời gian nuôi khoảng 2.5 – 3 tháng/vụ. Môi trường ẩm ướt thích hợp cho ếch phát triển. Chủ yếu dùng thức ăn
công nghiệp.
Đầu tư cho xây dựng cơ bản để nuôi ếch không lớn, đơn giản. Nhưng vốn đầu tư
lớn do phải mua giống, thuốc chữa bệnh, thức ăn. Tuy nhiên hiện nay thức ăn cho việc nuôi ếchở tỉnh vẫnđang sử dụng là cá tạp, do đó cần có hướng dẫn khuyến cáo cho người nuôi để họ thay đổi nhận thức nhằm đảm bảo cho việc nuôi trồng được
Yêu cầu kỹ thuật trong việc chăm sóc, cho ăn cũng tương đối cao đòi hỏi người
nuôi phải được tập huấn và học hỏi kinh nghiệm từ những người đã nuôi.
Mô hình nuôi Ba ba
Ba ba được xem là một trong những đối tượng có thế mạnh của nuôi trồng thủy
sản nước ngọt của tỉnh. Nuôi ba ba đã đem lại lợi nhuận cao và làm giàu cho một số người dân. Từ năm 2004, trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được ba ba giống. Thông thường diện tích nuôi ba ba khoảng 200-300m2/ao, mật độ thả 2-3 con/m2, thời gian
nuôi 24 tháng. Hiệu quả từ việc nuôi sản phẩm này là rất lớn.
Bảng 3.30: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ba ba trong 1 năm
Các hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu Sản lượng(kg) Tấn 8.4 Giá Đồng/Kg 130,000 Doanh thu Trđ 1,092 Tổng chi phí Trđ 786 Lãi ròng/ha Trđ 306
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản 2005 Một số trang trại nuôi ba ba ở Hà Tĩnh có quy mô khá lớn ngoài trang trại của
Lý Thanh Sắc như: trang trạiở Cương Gián, Cẩm Dương, Thạch Trị và Thạch Linh. Tuy nhiên việc nuôi ba ba vẫn còn phụ thuộc rất lớn và thứcăn cá tạp, chưa sử dụng
thứcăn công nghiệpđể thay thế cá tạp.
Song, với thời gian nuôi dài, vốn đầu tư lớn nên người dân khó có khả năng tiếp
cận để phát triển với quy mô lớn. Hơn thế nữa ba ba là một trong những đặc sản nước ngọt có giá trị cao nên thường được tiêu thụ ở trong các nhà hàng, khách sạn,
các khu du lịch, nghỉ mát. Mức tiêu thụ nội địa có hạn và thị trường xuất khẩu chưa ổn định. Do đó trong tương lai cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và các
đại gia, các doanh nghiệp, các nhà máy chế biến đông lạnh để tìm thị trường đầu ra
cho sản phẩm.
Đối với nuôi mặn, lợ
Theo tính toán của Sở mặc dầu dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thời tiết biến động
riêng nhưng năng suất tôm nuôi trung bình hàng năm vẫn đạt 0.65 tấn/ha, giá bán
cũng tương đối ổn định ở mức 75,000 đồng/kg. Do vậy doanh thu trên mỗi ha nuôi
trung bình đạt 48.75 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận thu được
là 24 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, việc nuôi trồng ở Hà Tĩnh chỉ đạt hiệu quả tại
một số mô hình nuôi và phần lớn là do hiệu quả từ các doanh nghiệp đầu tư trong
lĩnh vực nuôi trồng mang lại còn mô hình nuôi của người dân thì hầu như hiệu quả
mang lại rất thấp thậm chí dẫn đến phá sản.
Chúng ta có thể thấy hiệu quả của việc nuôi tôm sú theo các hình thức BTC,
QCCT và nuôi thâm canh qua số liệu Sở đã thống kê dưới đây
Bảng 3.31: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi tôm sú trong 1 vụ
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
1. QCCT
Số lượng giống thả Con 40,000 45,000 47,000
Năng suất Kg 300 400 500
Doanh thu Trđ 21 30 37.5
Chi phí Trđ 13 14 17.5
Lãi Trđ 8 16 20
2. BTC
Số lượng giống thả Con 110,000 112,000 115,000
Năng suất Kg 1,300 1,400 1,500
Doanh thu Trđ 91 105 112.5
Chi phí Trđ 51 58 60
Lãi Trđ 40 47 52.5
3. Thâm canh
Số lượng giống thả Con 200,000 230,000 250,000
Năng suất Kg 2,500 2,600 2,900
Doanh thu Trđ 175 195 217.5
Chi phí Trđ 96 108 120
Lãi Trđ 79 87 97.5
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Ta thấy rằng, nếu phát triển hình thức nuôi thâm canh thì hiệu quả sẽ đem lại rất
sống và phát triển kinh tế cho Tỉnh nhà. Trong mấy năm qua, nổi lên khá nhiều mô
hình, hộ nuôi rất hiệu quả ở các vùng Cẩm Lĩnh, Thiên Cầm - Cẩm Xuyên, Xuân Yên – Nghi Xuân, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Thư - Kỳ Anh. Chẳng hạn mô hình
nuôi tôm sú đạt năng suất 4 tấn/ha của chủ hộ Nguyễn Văn Hòe ở Thị trấn Thiên Cầm - Cẩm Xuyên cầnđược nhân rộng (sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận thu được là
172.5 Trđ).
Ngoài ra ở Tỉnh đã xuất hiện thêm mô hình nuôi cá có giá trị kinh tế cao, đó là mô hình nuôi cá mú của chủ hộ Phạm Ngọc Lâm. Mô hình nuôi này kết quả thu được như sau:
Bảng 3.32: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi cá mú năm 2006
Chỉ tiêu Thành tiền (Trđ)
1. Tổng thu 108.16
2. Tổng chi 70
3. Lợi nhuận 38.16
Như vậy, lợi ích đạt được từ mô hình nuôi cá mú là tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản mặn, lợ đặc biệt hướng tới đối tượng
nuôi mới có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân vùng ven biển, và có tác dụng trong việc bảo vệ nguồn lợi
hải sản, làm cho một bộ phận lao động chuyển hướng từ khai thác nguồn lợi biển
sang NTTS.
Bên cạnh những mô hình nuôi đạt hiệu quả và tương đối ổn định thì cũng có
những vùng nuôi không hiệu quả mà còn gây ô nhiễm môi trường. Đáng nói ở đây
là Công ty Phú Mỹ đã phải giải thể từ năm 2004, và Công ty TNHH Công nghệ Việt
Mỹ đang nằm trong đối tượng phải kiểm soát. Bởi hầu hết kênh thải của Công ty
đều chưa được lót bạt chống thấm nên chưa có khả năng ngăn mặn thẩm thấu. Một
số kênh cấp mặn bạt bị rách. Hồ xử lý nước thải không đảm bảo diện tích, các chất
thải công nghiệp, bao bì chưa được thu dọn, chưa đảm bảo vệ sinh sạch đẹp khu
nuôi, nguồn giống không tự sản xuất mà mua từ Trung Quốc về, thêm vào đó là
khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh
hoạt của nhân dân trong vùng.
3.3.1.5. Việc làm và các vấn đề xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng.
Việc làm
Việc phát triển NTTS ở Hà Tĩnh đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động mỗi năm. Số lao động trong ngành nuôi trồng ngày càng tăng,
năm 2004 mới chỉ có 3,800 lao động, sang năm 2005 tăng thêm 200 và đến năm 2006 đã lên tới 4,500 lao động. Hầu như lao động trực tiếp trong ngành nuôi trồngở
tỉnh hiện nay là những nông dân và một phần nhỏ lao động là ngư dân. Đa phần trình độ học vấn thấp mới qua bậc tiểu học, và với trình độ như vậy họ khó có thể
tìm được một chỗ đứng trong các cơ quan, trong các tổ chức, doanh nghiệp nào. Nhưng, ngành nuôi trồng đã giải quyết được khó khăn đó của người dân, đã tạo
công ăn việc làm cho họ, giúp họ cải thiện cuộc sống. Và cũng nhờ sự phát triển của
ngành, sự quan tâm của chính quyền nên hàng năm đã tổ chức được nhiều lớp tập
huấn, hội thảođầu bờ để phổ biến và trao đổi trao đổi kỹ thuật và các thông tin cần
thiết nên phần nào nhận thức của người nuôi đã được nâng cao.
Hình 3.8: Lao động trong ngành NTTS 2001 - 2006 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Đáng chú ý là trong quá trình phát triển ngành NTTS đã hình thành được một số
vùng nuôi liên vùng, tập trung năng suất cao như: Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch
Bằng, Xuân Yên, Thạch Bàn, Cẩm Lĩnh… hình thành một số hợp tác xã, hiệp hội,
tổ hợp NTTS, các tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau trong quá
xóa đói giảm nghèo, và đó sẽ là một hướng đi đúng đắn để hình thành nhiều hơn nữa mô hình quản lý cộng đồng. Như vậy việc nuôi trồng sẽ đạt hiệu quả kinh tế
cao đồng thời bảo vệ tốt môi trường và ngành sẽ phát triển bền vững. Một số vấn đề kinh tế xã hội
Các dịch vụ cung ứng cho NTTS
Dịch vụ con giống
Nhìn chung, những năm qua việc đáp ứng nhu cầu con giống của tỉnh ngày càng
tăng. Tuy nhiên số lượng trại giống chưa có tính đột phá mạnh, từ 1 trại sản xuất
giống tôm sú năm 2001 đến năm 2006 cũng chỉ có 5 trại sản xuất con giống nhân
tạo, trong đó 4 trại sản xuất chuyên tôm sú và 1 trại chuyên sản xuất tôm he chân
trắng. Công suất trung bình cho mỗi trại chỉ đạt 6 triệu post/năm, nhưng khai thác chưa hiệu quả chỉ mới khai thác được 8.5% công suất thiết kế do đó chỉ đáp ứng
được 17.8% số giống còn lại được nhập từ các tỉnh Nam Trung Bộ.
Đối với nuôi ngọt hiện tại có 8 trại sản xuất giống, với 1 trại cá giống cấp 1 là trại Đức Long - Đức Thọ và 7 trại giống cấp 2 gồm trại Tiến Lộc, trại Kỳ Văn, Trần
Phú, trại Cẩm Xuyên, Hương Sơn và Hương Khê . Tuy nhiên hệ thống cung cấp
con giống cho nuôi nước ngọt của tỉnh rất bị động, khả năng cung cấp nguồn giống