L ời nói đầu
4.1.1 Phương hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam
Đẩy mạnh NTTS, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước
ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý, kết hợp với
phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu.
NTTS phải gắn liền với bảo vệ nguồn lợi, môi trường, phòng chống dịch
bệnh, nhằm đảm bảo phát triển NTTS bền vững, lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao
và ổn định.
Phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền với chế biến tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản và trở thành ngành sản xuất chính, góp phần đáng kể chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng nuôi trồng ở vùng ven biển
và nông thôn.
Đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và nhập tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới gắn
liền với tổng kết nâng cao các kinh nghiệm sáng tạo trong dân, nhằm từng bướcđưa ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp phù hợp với đặcđiểm của từng
vùng nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tếđối với sản phẩm NTTS.
Khẳng định vai trò mang tính chiến lược của nghề cá nhân dân, trong đó hộ gia đình là đơn vị kinh tế chủ lực, là lực lượng chính, trực tiếp tham gia nuôi trồng thủy sản. Quốc doanh giữ vai trò nòng cốt, hậu cần dịch vụ cho dân, phát
triển nuôi trồng có hiệu quả. Đồng thời phải phối hợp các ngành kinh tế quốc
phòng an ninh thực hiện đồng bộ chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm phát
Các mục tiêu cụ thể:
Tốc độ gia tăng sản lượng bình quân hàng năm là 5 – 6%; kim ngạch xuất khẩu
gia tăng với tốc độ bình quân 11%. Lao động hoạt động trong ngành thủy sản tăng
trung bình 3%. Đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu
Tổng sản lượng thủy sản: 3,500,000 tấn. Trong đó Sản lượng nuôi trồng:
2,000,000 tấn; khai thác 1,500,000 tấn.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 4,500 – 5,000 triệu USD.
Số lao động được thu hút hoạt động trong ngành thủy sản 4,700,000 người.