Định hướng phát triển NTTS Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 101 - 135)

L ời nói đầu

4.1.3 Định hướng phát triển NTTS Hà Tĩnh

Trên chủ trương định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh sớm thoát khỏi

tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách về GDP trên đầu người

so với cả nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực và tiềm lực

của tỉnh. Trong đó, đấy mạnh phát triển thủy sản với tốc độ cao, hướng mạnh khai

 Đối với nuôi mặn, lợ

Phát triển kinh tế thủy sản, trong đó có NTTS nước mặn, lợ phải gắn với thị trường trong nước, đặc biệt trong tương lai Tỉnh sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm

thủy sản ra thị trường thành phố Vinh, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường

quốc tế thông qua các công ty, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm phát huy

hiệu quả tiềm năng, tiềm lực trong NTTS.

Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hậu cần (chế biến thương mại, con

giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, cũng như quản lý) nhằm hướng tới phát triển bền

vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế thông qua phát triển NTTS theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng những vùng nuôi ven biển với quy mô công

nghiệp cao như vùng Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà… đặc biệt những

vùng có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng với mức chi phí thấp và hiệu quả. Mỗi

vùng nuôi sẽ phân hóa chuyên canh cao cho từng đối tượng, luôn quán triệt các quan điểm, chỉ đạo của địa phương và Trung ương.

Xây dựng một số vùng thủy sản đa chức năng và khép kín vùng nuôi, từ sản xuất

con giống nhân tạo, ương nuôi thành bố mẹ nhằm khống chế sự lây lan dịch bệnh;

tự sản xuất thức ăn, thuốc thú y và chế biến tiêu thụ sản phẩm nuôi… phát triển kết

hợp chặt chẽ môi trường sinh thái và hiệu quả kinh tế xã hội.

Đẩy mạnh phát triển NTTS mặn, lợ phải dựa vào phát triển tổng thể kinh tế

xã hội của tỉnh, trên cơ sở sử dụng hợp lý và bền vững các hệ sinh thái và bền

vững về kinh tế xã hội. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi (giáp xác, nhuyễn thể, cá

biển và rong câu), hình thức nuôi (nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi xen canh), loại hình nuôi (nuôi bãi triều, nuôi ao đầm nước lợ, nuôi trên cát và nuôi trên biển) và

phương thức nuôi (nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh); trong

đó hướng phát triển ra biển sẽ là một trong những định hướng mới. Tuy nhiên chỉ phát triển nuôi trồng thủy sảnở các vùng đất hoang hóa hoặc chưa có hệ

thống canh tác bền vững và không phá rừng phòng hộ ven biển, không dùng các

vùng có thể cung cấp nguồn nước ngọt bề mặt như nước mưa, nước sông, nước

các hồ chứa.

 Đối với nuôi nước ngọt

Khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích đất, mặt nước, ruộng trũng để phát triển NTTS nước ngọt, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng

sản xuất hàng hóa, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc

làm tăng thu nhập cho nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

NTTS nước ngọt phát triển theo hướng tập trung. Đối tượng nuôi không chỉ

dừng lại ở các loài thủy sản nội địa mà còn phát triển nuôi với các đối tượng nhập

có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu lớn như: cá rô phi, các loài đặc sản ba ba, ếch, lươn, tôm càng xanh.

Phát triển NTTS nước ngọt của tỉnh không chỉ là nơi tạo hàng hóa nội địa, xuất

khẩu, mà còn là nơi phát triển các khu du lịch sinh thái, chủ yếu ở các vùng ven thị

xã với bán kính không quá 20 km có thể thu hút các du khách vào những ngày nghỉ

cuối tuần, ngày lễ.

Xây dựng được một hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường cho từng cánh đồng

nuôi.

Hiện đại hóa nghề NTTS, đầu tư khoa học công nghệ và áp dụng kỹ thuật

tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản theo từng loại hình nuôi, đa dạng hóa các loài nuôi nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhanh chóng áp dụng khoa học kỹ

thuật mới đưa vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm và cho năng suất

nuôi cao.

Đào tạo đội ngũ cán bộ có kỹ thuật giỏi để phục vụ phong trào, tập huấn kiến

thức về kỹ thuật nuôi, môi trường, thị trường cho người sản xuất. Tìm kiếm thị trường đầu ra và lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với thị trường.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

 Đối với nuôi mặn, lợ

Chỉ tiêu ĐVT 2010

Diện tích theo loại hình Ha 3,600

Nuôi bãi triều " 330

Nuôi trên cát " 380

Ao đầm nước lợ " 2,890

Rừng ngập mặn "

Diện tích theo đối tượng " 3,600

Tôm sú " 2,550 Tôm he chân trắng " 500 Nhuyễn thể " 330 Cua biển, nuôi lợ khác " 220 Sản lượng nuôi Tấn 10,700 Tôm sú " 3,650 Tôm he chân trắng " 1,670 Nhuyễn thể " 4,580 Cua biển, nuôi lợ khác " 800

Nhu cầu con giống Tr con 1,058

Nhu cầu thức ăn Tấn 7,440

Giá trị xuất khẩu Tr USD 17.9

Giá trị sản xuất Tỷ đồng 481

Thu hút lao động Người 9,440

Nguồn: Kế hoạch phát triển NTTS giai đ oạn 2006 – 2010 Sở thủy sản

 Đối với nuôi nước ngọt

Đến năm 2010 NTTS nước ngọt Hà Tĩnh đạt tổng diện tích nuôi 13,000 ha, trong đó huyện Hương Sơn 760 ha; Vũ Quang 360 ha; Hương khê 570 ha; Đức Thọ

1,360 ha, Nghi Xuân 1000 ha; Thị xã Hồng Lĩnh 180 ha; Can Lộc 2,450 ha; Thạch

Hà 930 ha; Thị xã Hà Tĩnh 240 ha; Cẩm Xuyên 4,450 ha và Kỳ Anh 700 ha.

Diện tích quy hoạch theo mặt nước: ao hồ nhỏ 1,920 ha; hồ đập nhỏ 1,180 ha;

mặt nước lớn 5,490 ha; ruộng trũng cá lúa 4,080 ha; thùng đấu 110 ha và loại hình khác 220 ha. Trong đó diện tích nuôi tập trung 7,500 ha và nuôi hồ chứa 5,500 ha.

Tổng sản lượng NTTS nước ngọt toàn tỉnh đạt 23,900 tấn; trong đó 6,200 tấn cá rô

phi; 2,100 tấn đặc sản; 12,500 tấn cá truyền thống.

Bảng 4.2: Kế hoạch diện tích nước ngọt 2010 phân theo đối tượng

Địa phương Tổng Rô phi Đặc sản Truyền thốngĐối tượng khác

Hương sơn 760 20 20 690 30 Vũ Quang 360 20 20 290 30 Hương Khê 570 20 20 500 30 Đức Thọ 1,360 80 30 1,190 60 Nghi Xuân 1,000 100 20 820 60 TX.Hồng Lĩnh 180 30 30 90 30 Can Lộc 2,450 200 50 2,080 120 Thạch Hà 930 100 30 710 90 TX.Hà Tĩnh 240 20 30 160 30 Cẩm Xuyên 4,450 60 30 4,320 40 Kỳ Anh 700 40 20 610 30 Tổng cộng 13,000 690 300 11,460 550

Nguồn: Kế hoạch phát triển NTTS g iai đoạn 2006 – 2010 Sở thủy sản Đạt giá trị sản xuất 468.5 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu 5.01 triệu USD và giải

quyết được 40 ngàn lao động.

4.2 Một số giải pháp cụ thể.

Trên căn cứ những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực nuôi trồng, phương hướng phát triển thủy sản Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh và định hướng NTTS, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp sau nhằm

khắc phục khó khăn và phát triển NTTS của tỉnh một cách bền vững:

 Giải pháp 1:Các giải pháp về kỹ thuật

Như đã nói ở trên, hiện nay ở Hà Tĩnh việc nuôi trồng vẫn còn tiến hành theo kinh nghiệm, thiếu sự am hiểu cặn kẽ kỹ thuật nuôi, chưa áp dụng đúng kỹ thuật

nuôi an toàn khiến dịch bệnh vẫn liên tiếp xảy ra, thêm vào đó chưa xác định được đối tượng nuôi có giá trị kinh tế nên hiệu quả mang lại còn thấp. Do vậy để khắc

nuôi đã thành công cho người nuôi học tập, định hướng đối tượng nuôi phù hợp là một việc làm thật sự cần thiết.

 Đối với nuôi nước ngọt

Mô hình và kỹ thuật nuôi

Để phát triển NTTS nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững thì trước hết phải

định hướng lại cơ cấu và đối tượng nuôi cho người dân tham gia NTTS. Cơ cấu đàn

cá thả nuôi thay đổi theo hướng giảm các đối tượng cá nuôi truyền thống như: mè,

trôi sang phát triển nuôi các đối tượng có năng suất, chất lượng và chịu thâm canh

như: Rô phi, chim trắng, cá lóc...và đặc biệt là các loài đặc sản có giá trị cao như: ba ba, ếch, lươn… Hình thức nuôi cũng cần thay đổi từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang phát triển nuôi thâm canh, nuôi ghép theo hình thức AC, VAC kết hợp

cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Có một số mô hình nuôi hiện nay tương đối hiệu quả và bền vững nên phổ biến và nhân rộng ra toàn tỉnh để người nuôi có thể học tập và áp dụng cho mô hình nuôi của mình. Chẳng hạn như mô hình nuôi cá lóc của chủ hộ Hoàng Ngọc Trà, mô hình nuôi cá ruộng lúa của hộ Phan Duy Đồng, mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm

ở Hương Sơn, đặc biệt là mô hình nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao ba ba, ếch của Công ty Lý Thanh Sắc (xem phần phụ lục).

Kỹ thuật xử lý, giảm thiểu nước thải trước, trong, sau thu hoạch

Đối với nuôi cá nước ngọt, lượng thải nhiều ít còn phụ thuộc vào thức ăn đưa vào chăn nuôi, thông thường chi phí thức ăn phải từ 1,5-2 kg thức ăn/1kg sản phẩm, ngoài ra còn lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Do vậy phải có biện pháp giảm thiểu lượng chất thải này.

Trước tiên, việc cải tạo ao đầm nuôi phải đảm bảo đúng kỹ thuật, chỉ nên nuôi một vụ trong năm để ao có thời gian nghỉ, tạo môi trường ổn định cho vụ nuôi sau

đạt hiệu quả.

Cần có hệ thống ao lắng tương xứng để đảm bảo cấp, thay nước khi cần thiết. Trong quá trình nuôi sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng chống dịch bệnh phải hợp lý và hạn chế đến mức tối thiểu. Nên sử dụng loại thức ăn

giấy phép hoạt động, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục Nhà nước cho phép.

Các ao nuôi sau quá trình thu hoạch sản xuất phải nạo vét bùn cặn, phơi khô và xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

 Đối với nuôi mặn, lợ

Mô hình và kỹ thuật nuôi

Nhưđã nói ở trên, việc nuôi trồng ở tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất nuôi không ổn định, dịch bệnh liên tiếp xảy ra… Để

khắc phục tình trạng trên yêu cầu đặt ra là phải xác định được phương pháp nuôi, loại hình nuôi, phù hợp, đối tượng nuôi phù hợp và đặc biệt là phải tuân thủ đúng

quy trình, kỹ thuật nuôi.

Theo chủ trương và định hướng của tỉnh đối tượng nuôi mặn, lợ là tôm (tôm sú, tôm he), cua biển, nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, vẹm xanh) và một sốđối

tượng khác (cá biển, rong câu chỉ vàng, rong sụn). Trong đó tôm sú là đối tượng

nuôi chủ đạo của tỉnh, phương thức nuôi tăng thâm canh và bán thâm canh, giảm

dần diện tích nuôi quảng canh cải tiến theo hướng bền vững và áp dụng công nghệ

nuôi tiên tiến . Đẩy mạnh áp dụng quy trình nuôi tốt (GAP), phát triển mô hình nuôi thân thiện với môi trường (nuôi sạch, nuôi sinh thái).

Một số mô hình nuôi mà các hộ nên học hỏi đó là: mô hình nuôi tôm sú sạch

bệnh của ông Trần Công Tiến ở Xã Kỳ Thư - Kỳ Anh, mô hình nuôi tôm thâm canh

đạt năng suất 4 tấn của anh Nguyễn Văn Hoè ở xã Cẩm long Huyện Cẩm Xuyên, mô hình nuôi sinh thái hiệu quả và bền vững ở vùng ĐBSCL hiện nay mà các hộ

nuôi có thể áp dụng như nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa, nuôi tôm sinh thái trong

đầm nuôi quảng canh gồmđất rừng và đất chuyểnđổi từ nông nghiệp. Tuy nhiên, dù áp dụng mô hình nào thì cũng cần phải:

Cải tạo ao, đầm nuôi tôm: Phải bảo đảm đúng kỹ thuật, chỉ nên nuôi tôm một vụ trong năm để ao có thời gian nghỉ, tạo môi trường ổn định cho vụ nuôi sau đạt hiệu

quả. Khi thả tôm giống cần quan sát thời tiết, môi trường nguồn nước và độ mặn.

Bố trí diện tích ao nuôi tôm: Cần có hệ thống ao lắng tương xứng để bảo đảm

cấp, thay nước khi cần thiết, cần có khu vực chứa bùn thải trong quá trình cải tạo ao để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Mật độ thả tôm giống: Không quá 20 con/m2, sẽ phù hợp trình độ quản lý, đặc điểm sinh trưởng của tôm nuôi, thời gian thả tôm giống đến khi thu hoạch tôm

khoảng 120-140 ngày.

Lắp đặt thiết bị trong ao nuôi: Phải tùy theo hiện trạng, hình dạng ao nuôi để gom được các chất thải theo mong muốn. Số cánh quạt nước trong ao nuôi để bổ

sung ô-xy hợp lý nhất một cánh/2.000 con tôm.

Quản lý chất lượng nước: Tùy theo nguồn nước mặn từng năm mà đưa ra quy

trình nuôi và xử lý cho phù hợp, nhất là ứng dụng các chế phẩm vi sinh theo sự

khuyến cáo của ngành thủy sản.

Kỹ thuật phòng chống dịch bệnh; xử lý nước thải trước, trong, sau thu hoạch

Một điều hết cần hết sức quan tâm trong việc nuôi trồng là, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn

và mức độ nguy hại cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi

trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra gây nên các tác

động xấu đến chất lượng nước và dịch bệnh phát sinh.

Phải lựa chọn vùng nuôi trồng thủy sản hợp lý: Tối ưu về phương diện kinh tế và môi trường để xây dựng đầm nuôi là rất quan trọng. Cơ sở để lựa chọn là: phù hợp với quy hoạch tổng thể, và quyết định sử dụng đất của tỉnh và trung ương; đáp ứng được lợi ích của người sử dụng trước và sau khi chuyển đổi các loại đất sang

NTTS; thuận lợi cho cấp nước mặn, nước ngọt, xử lý chất thải và thoát nước giữa

các vùng nuôi hạn chế lan truyền dịch bệnh giữa các đầm nuôi.

Việc quản lý tốt sức khỏe vật nuôi không những quan hệ trực tiếp sự thành bại của

một vụ nuôi mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường hệ thống nuôi và xung quanh.Việc quản lý kém dẫn đến xuất hiện bệnh làm giảm cường độ bắt mồi của vật

nuôi đồng thời làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thời điểm tôm bị

bệnh rất khó lấy ra khỏi môi trường. Mặt khác mầm bệnh có thể tích tụ lại trong hệ

thống nuôi ảnh hưởng đến các vụ nuôi sau hoặc theo nguồn nước lây lan sang các hệ

thống nuôi khác thậm chí lây sang chính các quần đàn thủy sinh vật ngoài tự nhiên.

Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi, giảm tối đa sử dụng thức

chuẩn Việt Nam và quốc tế khi thực sự cần thiết, nghiêm cấm sử dụng hóa chất cấm

trong NTTS.

Quản lý và xử lý nước thải: để hạn chế tác động xấu tới môi trường, trong quá

trình nuôi sử dụng công nghệ nuôi ít thay nước. Sử dụng riêng biệt hệ thống cấp thoát nước để tránh tự làm ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh. Không được xả nước

nuôi trực tiếp ra bãi cát hay xuống biển mà nước thải phải được tập trung vào hồ chứa

và xử lý trước khi xả ra môi trường. Ngoài ra có các chất cặn lắng (thức ăn thừa, chất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 101 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)