Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 91 - 135)

L ời nói đầu

3.3.2.1 Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

 Ô nhiễm môi trường bị gia tăng

Ô nhiễm môi trường nước mặt bị cường hóa do tăng độ đục bởi việc chuẩn bị

mặt bằng, đào đắp nạo vét đầm, vận chuyển đất, trầm tích, tăng độ độc tố (bởi sử

dụng hóa chất diệt trùng, xử lý nước và trầm tích) tăng mầm bệnh từ các đầm tôm bị

bệnh, tăng chất thải rắn, tăng khả năng phú dưỡng (do thức ăn thừa, chất thải, bài tiết của tôm và tôm chết và do đối lưu nước kém), hồ xử lý thải không đảm bảo diện tích, không đảm bảo chống thẩm thấu mặn, các chất thải công nghiệp, bao bì chưa đảm bảo vệ sinh sạch đẹp khu nuôi…

Chế độ thủy văn bị thay đổi do đắp đập, đắp hệ thống lấy nước và tiêu nước, đường

vận chuyển; làm hạ thấp mức nước ngầm (vì dùng nước ngầm hạ độ mặn của đầm nuôi ).

Người dân Hà tĩnh còn nghèo hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến.

Phương thức nuôi này có nhiều hạn chế do vật nuôi chịu ảnh hưởng quá lớn của

biến động các yếu tố môi trường, cũng do phương pháp nuôi này làm sinh thái môi

trường chung bị phá vỡ nghiêm trọng, khu vực nuôi không có các vùng xử lý cấp,

thoát riêng. Vì vậy khi gặp môi trường bất lợi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến

Môi trường trầm tích: do rửa trôi từ đập, đầm nuôi, đường giao thông… gia tăng

làm lắng đọng trầm tích, các chất thải… cũng tăng theo. Ngoài ra môi trường trầm tích

bị thoái hóa do quá trình sunfat hóa, ô xy hóa, mặn hóa, tăng độ axít, giảm độ pH.

Vấn đề chất thải từ nuôi tôm, dù nuôi bất kỳ ở đâu, vẫn là một vấn đề lớn cần

quan tâm. Đặc biệt các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải còn

tương đối tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra biển. Nếu tình trạng này cứ diễn ra trong thời gian dài nó có thể gây ô nhiễm môi trường nước ven biển, ảnh hưởng quá

trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên.

Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thải trực tiếp ngay trên khu

vực đất cát cạnh bờ ao, đầm gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm. Dịch bệnh

có thể lây lan qua các ao nuôi khác do sử dụng nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ các ao nuôi bị nhiễm bệnh.

Việc lạm dụng quá mức nước ngầm cho nuôi tôm trên cát có thể sẽ dẫn đến tình

trạng sụt lún địa tầng, nước ngầm bị cạn kiệt, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập

từ biển vào gây mặn hoá nước ngầm.

Mặt khác nếu nuôi tôm ở quy mô lớn như khu nuôi của Công ty Việt Mỹ, việc

thất thoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước ra cũng như trong quá trình nuôi làm một lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây

mặn hoá đất và nguồn nước ngầm. Và nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ

làm cho rừng phòng hộ (phi lao) ven biển có thể bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm nuôi cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm.

Tóm lại, bên cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội đầy hứa hẹn, nuôi tôm đặc biệt là nuôi tôm trên cát đã bộc lộ một số bất cập liên quan đến môi trường. Do vậy, chúng ta không nên mờ mắt về những lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi những nguy cơ

hay thảm hoạ môi trường về mặt lâu dài.  Tài nguyên bị suy thoái

Do khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên, lan truyền dịch bệnh, thay đổi chế độ

thủy văn, giảm chất lượng môi trường sống. Giảm nơi cư trú của nhiều loài động vật

do mất thảm thực vật, xáo trộn trầm tích. Làm mất vẻ đẹp cảnh quan, làm giảm chất lượng tài nguyên du lịch do chất thải NTTS lan truyền tới cá c bãi tắm ven biển gần đó.

Các vấn đề tài nguyên, môi trường nói trên còn có thể bị cường hóa bởi các tai

3.3.2.2. Các mô hình thực hành nuôi tốt (GAP)

Hiện tại ở Hà Tĩnh chưa có mô hình nào được công nhận là mô hình thực hành nuôi tốt (GAP).

Nhưng có một mô hình nuôi tôm sú sạch bệnh của chủ hộ Trần Công Tiến ở Xã

Kỳ Thư - Kỳ Anh, cần nhân ra diện rộng. Diện tích mà chủ hộ này nhận là 1 ha, thời gian nuôi từ 02/05/2006 đến 30/08/2006, doanh thu đạt 168.5 triệu đồng, chi

phí bỏ ra 130.825 Trđ và lợi nhuận thu được 37.675 Trđ. Và mô hình nuôi của Công

ty Việt – Anh cũng được coi là tương đối bền vững, trong mấy năm liền ở mô hình nuôi của Công ty không xảy ra dịch bệnh, mà năng suất ngày càng tăng.

3.3.3. Về thể chế

3.3.3.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTTS

Theo Dror (1963) và Fauldi (1973), quy hoạch là quá trình chuẩn bị một loạt

quyết định cho kế hoạch hành động trong tương lai, nhằm đạt được những mục tiêu

nhất định thông qua những định hướng và các biện pháp thích hợp với khoảng thời

gian đã xác định cho quy hoạch.

Tiến trình quy hoạch thường gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn quy hoạch và giai đoạn thực hiện quy hoạch. Mỗi giai đoạn lại gồm một số bước cụ thể. Trên thực tế, một sản phẩm quy hoạch tốt và có tính khả thi phải gắn

kết được ba gian đoạn này với nhau.

Ở tỉnh đã có quy hoạch cho nuôi nước ngọt (hoàn thành 2005), quy hoạch mặn, lợ (năm 2001 và điều chỉnh lại hoàn thành năm 2006). Tuy nhiên quy hoạch chỉ mới ở mức tổng quan, tổng thể do kinh phí cho công tác quy hoạch và quản lý quy

hoạch không đủ để có thể tiến hành quy hoạch chi tiết. Hạn mức vốn đầu tư thấp nên không đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành đề ra và khó thực hiện

theo quy hoạch.

Thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể về công tác quy hoạch của các bộ, ngành

trung ương và địa phương, tiêu chuẩn ngành về quy hoạch hạ tầng thủy lợi, định

mức kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch. Quy hoạch còn xem nhẹ yếu tố xã hội, bảo

vệ môi trường; thiếu sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp, các ngành cũng như cộng đồng người dân.

Khi triển khai quy hoạch, thiếu các chỉ số giám sát và đánh giá cụ thể tình hình thực hiện quy hoạch, nên việc điều chỉnh quy hoạch còn thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn.

Vì vậy khi thực hiện: 100% số ao đầm được xây dựng NTTS chỉ chú trọng thiết kế

cho vùng nuôi của từng xã, ao nuôi của gia đình mà không tính đến tổng thể chung, do đó còn nhiều bất cập về cấp, thoát nước. Bố trí diện tích ao quá lớn, mỗi ao diện tích

khoảng 5 – 10 ha như ở Xuân Hội – Nghi Xuân, Hà Lầm, Sác Hà - Thạch Hà, hệ thống

bờ kênh bờ bao chưa đảm bảo (nhỏ và thấp chỉ giữ được mức nước tối đa trong ao là 0.8 – 1m nước). Cấp thoát nước chồng chéo, đường giao thông nội đồng và hệ thống điện chưa có do vậy rất khó khăn cho việc đi lại, quản lý, chăm sóc và nâng hình thức

nuôi lên BTC và thâm canh. Bên cạnh đó việc thiết kế quy hoạch các vùng nuôi theo quy trình nuôi mở nên không đảm bảo điều kiện để nuôi BTC và thâm canh bền vững.

Thiếu thống nhất giữa các địa phương, thôn xã trong quy hoạch phát triển NTTS nên khó khăn trong việc xây dựng các dự án liên vùng ở các xã khác nhau. Quy

hoạch hệ thống cống thủy lợi cho các vùng NTTS nước lợ phụ thuộc vào hệ thống

cống thoát lũ nông nghiệp nên rất bị động và khó khăn cho xây dựng.

Chủ dự án các vùng NTTS tập trung ở cấp xã, huyện còn nhiều hạn chế về tổ

chức thực hiện, cũng như các vấn đề liên quan đến quy hoạch, thiết kế. Một số vùng còn chắp vá, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, hoặc thiếu vốn nên không phát huy

được để NTTS thâm canh.

Công tác quy hoạch còn lỏng lẻo, chưa có phân công, phân nhiệm rõ ràng, một

số địa phương tùy tiện trong việc giao đất, cho thuê cũng như đấu thầu để NTTS,

thậm chí không tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Một số địa phương tận dụng

tối đa diện tích để sử dụng vào ao nuôi chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến diện

tích khu chứa lắng, xử lý chất thải để NTTS bền vững.

3.3.3.2. Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương áp dụng đối với

ngành NTTS Hà Tĩnh

 Chính sách sử dụng đất và mặt nước

Các tổ chức hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài

tỉnh có nhu cầu sử dụng đất NTTS đều được giao hoặc cho thuê, đấu thầu đất, mặt

định, lâu dài theo nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/08/1999 của chính phủ và luật đất đai đã quy định.

Các địa phương được chuyển đổi ruộng lúa nhiễm mặn, đất làm muối kém hiệu

quả sang NTTS trên cơ sở quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt theo Nghị

quyết 09/2000/CP. Nhưng hiện nay ở Hà Tĩnh việc thực hiện giao đất ở các huyện, xã còn tùy tiện, chưa có sự thống nhất trong toàn Tỉnh. Hầu hết các huyện chưa giao đất ổn định lâu dài cho người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất. Có nơi chỉ cho đấu thầu ao

nuôi trong vòng 2 – 3 năm, nên chủ đầm chỉ có ra sức bóc lột địa tô (ao, đầm) chứ

không quan tâm tu sửa, đầu tư xây dựng ao đầm và cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi.

Việc chuyển đổi ruộng lúa nhiễm mặn năng suất thấp sang NTTS còn gặp nhiều

khó khăn trong nhận thức tư tưởng của một số cán bộ và nông dân, khó khăn trong

việc bố trí sắp xếp lại việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội, nên các địa phương còn rất dè dặt thậm chí là bảo thủ.

 Chính sách vay vốn

Quyết định 224/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình NTTS 1999 – 2010 đã tiếp tục mở rộng chính sách đầu tư phát triển cho chương trình NTTS trong toàn quốc, tạo điều kiện cho các địa phương phát

triển cơ sở hạ tầng thủy lợi cho NTTS mà nếu để người dân tự làm thì rất khó khăn, đã tạo điều kiện cho các địa phương mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu sản

xuất, tăng năng suất NTTS. Tuy vậy, sau những năm thực hiện chương trình nói trên của Chính phủ còn nổi lên một số vấn đề tồn tại như:

Đầu tư các dự án chưa đồng bộ (chưa có các nguồn vốn vay để xây dựng nội đồng, mua thiết bị), việc xây dựng hạ tầng thủy lợi chưa gắn được với xây dựng hệ

thống giao thông, điện, trạm bơm và hệ thống cấp nước ngọt trong nuôi tôm.

Thiết kế, xây dựng hệ thống hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo để NTTS bền vững

vì hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng cho vùng nuôi, ao nuôi chưa đảm bảo.

Cơ chế cho vay và hỗ trợ lãi suất được thực hiện theo nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với

các dự án NTTS đến nay mới cho vay được một dự án (mức vay 800 triệu đồng). Theo điều 15 của nghị định về bảo đảm tiền vay khi vay vốn tín dụng đầu tư phát

ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay”. Với điều kiện này các chủ đầu tư ở Hà Tĩnh chủ yếu là nông – ngư dân nghèo nên không thể tiếp cận được chương trình.

 Chính sách đầu tư

Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc

mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào

lĩnh vực phát triển NTTS.

Vốn đầu tư cho NTTS được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách Nhà nước;

vốn tự có của các chủ đầu tư; vốn tín dụng ngắn, trung và dài hạn; vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài.

Tất cả các chính sách trên đã phần nào động viên, khuyến khích người dân, các

tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế quan tâm, đầu tư vào phát triển NTTS.

Chính sách về giao đất, mặt nước là một hành lang pháp lý giúp người dân có điều kiện để vay các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và giúp họ an tâm sản xuất. Tuy

nhiên các chính sách nhìn chung chưa được cụ thể hóa nên áp dụng vào thực tế sản

xuất chưa mạnh. Việc giao đất, mặt nước NTTS lâu dài vẫn còn nhiều lúng túng,

triển khai chậm. Vấn đề vốn vay đầu tư cho NTTS cũng còn nhiều vướng mắc trong

cơ chế chính sách nên vốn vẫn còn ứ đọng trong các tổ chức cho vay mà người dân

thì thiếu vốn cho sản xuất.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành nuôi trồng Hà Tĩnh. 3.4.1. Những thành tựu nổi bật.

 Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn,

lợ. Diện tích nuôi thâm canh và BTC có xu hướng tăng lên, cơ cấu đối tượng nuôi

trong những năm qua đã có biểu hiện thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Phong trào nuôi thủy sản nước ngọt cũng phát triển mạnh ở một số địa phương: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân. Đặc biệt hình thức nuôi cá kết hợp, cá - lúa, cá - vịt, được ứng dụng rộng

rãi. Các mô hình khuyến ngư đạt kết quả tốt được phổ biến mở rộng sản xuất: nuôi

 Việc phát triển NTTS mang lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội. Trước

hết NTTS đưa hiệu quả canh tác tăng lên nhiều lần so với nghề trồng lúa, làm muối.

NTTS tận dụng được cả ruộng hoang hóa, diện tích đồng muối năng suất thấp, làm

tăng đáng kể tổng sản phẩm của ngành thủy sản và nông nghiệp chuyển đổi, tức là

tăng nhanh sản phẩm cho xã hội.

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động.

3.4.2. Những vấn đề đặt ra với sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản

Hà Tĩnh.

 Hiện tại, trình độ nghề nuôi trồng của tỉnh còn ở mức thấp, chủ yếu là các hình thức nuôi quảng canh cải tiến, chỉ mới vài năm trở lại đây ngư dân đã mạnh dạn

vay vốn xây dựng nội đầm để nuôi bán thâm canh và thâm canh nhưng kết quả vẫn chưa xứng với tiềm năng.

 Việc nuôi trồng vẫn còn tiến hành theo kinh nghiệm, thiếu sự am hiểu cặn kẽ

kỹ thuật nuôi và thậm chí còn bảo thủ, không tuân thủ đúng lịch, thời vụ nuôi mà Sở đã ban hành, nên năng suất nuôi còn thấp.

 Chưa có nhiều mô hình nuôi hiệu quả và bền vững, đặc biệt chưa có mô hình nào được công nhận là mô hình thực hành nuôi tốt (GAP). Do vậy Sở thủy sản cần

có nhiều hơn nữa các chương trình trình diễn các mô hình nuôi hiệu quả, tăng cường công tác tuyên truyền tập huấn cho người nuôi về việc xác định đối tượng

nuôi có giá trị kinh tế và áp dụngđúng kỹ thuật nuôi an toàn, hiệu quả.

 Một số điểm dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên.

 Nguồn vốn đầu tư hàng năm quá nhỏ bé nên việc xây dựng các vùng nuôi mang tính chắp vá, không đồng bộ.

 Quy hoạch NTTS hiện tại được triển khai ở mức “tổng quan”, “tổng thể”, thiếu

các quy hoạch chi tiết để định hướng phát triển sản xuất NTTS cho từng tiểu vùng cụ thể. Hay nói cách khác là chưa có quy hoạch chi tiết phù hợp nên việc khai thác

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 91 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)