Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 26 - 135)

L ời nói đầu

2.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản

Dựa trên các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010, chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo cùng với những định hướng

chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt

Nam), các nhà nghiên cứu đã kiến nghị bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

bao gồm 29 chỉ tiêu. Và ngành thủy sản coi bộ chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá sự

phát triển của ngành và đã được FAO xây dựng thành các chỉ số phát triển bền vững

cho ngành. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững xem xét trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

2.4.1 Lĩnh vực kinh tế: gồm 7 chỉ tiêu

Phản ánh GDP bình quân đầu người, tăng trưởng GDP. Cơ cấu ngành nghề,

đóng góp của các ngành vào thu nhập quốc dân. Tỷ lệ lao động nông nghiệp, tỷ lệ

thu chi ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài.

2.4.2 Lĩnh vực xã hội: gồm 14 chỉ tiêu

Xem xét tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mức sống của người dân, trình

độ học vấn, khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vấn đề việc làm…

2.4.3 Lĩnh vực tài nguyên môi trường: gồm 6 chỉ tiêu

Đánh giá khả năng bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2.4.4 Lĩnh vực thể chế: gồm 2 chỉ tiêu chủ yếu xem xét chiến lược phát triển của địa phương và công cụ để thực hiện chiến lược đó.

2.5 Phương hướng phát triển bền vững ngành thủy sản nước ta.

Như chúng ta đã biết, từ tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành

định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21

Việt Nam), trong đó đã nêu ra những quan điểm mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và các hoạt động ưu tiên để thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, hoạt động thủy sản là một trong các hoạt động ưu tiên được thể hiện trong nội dung Bảo

vệ môi trường biển. Tại đây, Chương trình đã khẳng định:

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, thu

hút gần 9 triệu lao động và là ngành đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu. Tiềm năng phát

triển ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất lớn nếu được quản lý và điều hành theo

hướng phát triển bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã chứng tỏ một hướng

quan trọng và hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho

cộng đồng dân cư.

Song hiện tại việc phát triển ngành thủy sản còn nhiều hạn chế về quản lý và sử

dụng hợp lý nguồn lợi và bảo vệ môi trường, trình độ áp dụng khoa học công nghệ,

nguồn vốn đầu tư, tổ chức và sản xuất kinh doanh.

Vùng bờ biển chịu nhiều tác động xấu của thiên tai như bão, lụt, xói lở.

Sức ép dân số và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh ở các vùng ven biển

và trong lòng biển. Các thành phố, khu công nghiệp vùng ven biển đổ một lượng nước thải không qua xử lý và một phần chất thải rắn và sông, biển, gây nên ô nhiễm

môi trường nước. Đặc biệt, các trung tâm du lịch nằm ven biển cũng là những

nguồn xả lớn nước thải và rác thải ra biển. Các cảng sông, cảng biển công nghiệp

khai thác dầu khí; các sự cố môi trường như tràn dầu, đắm tàu… và thiên tai thường

xuyên xảy ra đều là những tác nhân gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường biển.

Hậu quả là các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái nghiêm trọng. Đa dạng

sinh học bị đe dọa và suy thoái, diện tích rất lớn rừng ngập mặn bị triệt phá để nuôi

tôm, các rạn san hô ven bờ bị khai thác một cách hủy diệt, đưa Việt Nam vào danh sách của những vùng có mức độ đe dọa cao nhất thế giới. Nhiều nhóm động vật quý

hiếm như thú biển, đồi mồi, chim biển, các thảm thực vật ven biển và dưới nước như san hô, cỏ biển bị thu hẹp dần. Chất lượng môi trường sống trong các hệ sinh

thái bị suy giảm, bị thay đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng loài và nguồn gen đặc

hữu bị tổn thất hoặc suy thoái, có nơi đến mức nghiêm trọng.

Vì vậy để sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển nói chung và phát triển bền vững ngành thủy sản nói riêng, những hoạt động ưu tiên cần được

tiến hành trong lĩnh vực này là:

 Về chính sách pháp luật:

 Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và quản lý tài nguyên, môi trường

biển theo quan điểm phát triển bền vững.

 Hình thành một thể chế liên ngành, thống nhất quản lý vùng biển và bờ biển.

Cần có chế tài buộc phải lồng ghép các vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và

môi trường vào trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế của ngành.

 Tiến dần đến khoán, giao quyền sử dụng mặt biển trong phạm vi cho phép cho

người sản xuất nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi trồng phát triển.

 Tham gia và lập kế hoạch thực hiện các hiệp định và chương trình hành động

quốc tế và khu vực về đánh cá, sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi biển, bảo vệ đa dạng sinh học biển.

 Về kinh tế:

 Đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.

 Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản trong nước lợ, nước mặn ven biển theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công

nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thủy sản,

bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập ngoại tệ qua xuất khẩu.

 Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá.

 Phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề để tăng khả năng tạo việc làm, xóa

đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, giúp cho

công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và ven biển được tốt hơn.

 Về môi trường:

 Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển và ven biển.

 Đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành và quốc gia.

 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven biển, công nghệ ứng cứu sự cố môi trường biển (tràn dầu, đắm tàu, ngập mặn…)

 Để triển khai các định hướng trên đây, ngành thủy sản đã xây dựng và thực thi

nhiều nội dung nhằm phát triển bền vững như:

 Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến 2020.

 Xây dựng chiến lược và Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ngành thủy sản đến 2010 và 2020.

 Quy hoạch các Khu bảo tồn biển và khu bảo tồn thủy sản nội địa đến 2010 và 2015.

 Luật thủy sản, một số nghị định và văn bản dưới luật có liên quan.

 Một số định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản.

 Một số tiêu chuẩn môi trường ngành.

 Mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững.

 Hướng dẫn quy hoạch nuôi trồng thủy sản bền vững cấp địa phương.

 Kiến tạo bộ chỉ số ngư trại bền vững (ASI)

Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững ngành thủy sản là: nguồn lợi thủy

sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thỏa mãn được nhu cầu tăng thị phần xuất

khẩu và mức tiêu thụ thủy sản nội địa trước mắt, vừa duy trì được nguồn lợi cho các

kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản trong tương lai và cho các thế hệ mai sau. Cụ

 Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của các hệ sinh thái có tầm

quan trọng quyết định đối với sự phát triển ngành thủy sản hiện nay và trong tương

lai.

 Phát triển ngành kinh tế thủy sản hiệu quả, bảo đảm lợi ích lâu dài và một nghề

cá có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

 Bảo đảm quyền lợi cho các cộng đồng dân cư - những người có quyền hưởng

dụng nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo.

 Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên biển và đất ngập nước có liên quan tới thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và các tác động của các ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.

2.6 Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.

2.6.1 Vị trí và vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản.

Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong hệ thống

kinh tế thủy sản cũng như trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế quốc dân. Nó có

nhiệm vụ: tái tạo, bổ sung và ngày càng phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp

ngày càng nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.

Dựa và quy luật sinh trưởng và phát triển của các động thực vật thủy sản ngành nuôi trồng thủy sản thúc đẩy và tạo các điều kiện cần thiết để đảm bảo tái tạo lại

nguồn lợi nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển tự nhiên của chúng.

Bên cạnh đó, dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật mà chủ yếu trong lĩnh

vực sinh học và kỹ thuật nuôi trồng, với các phương pháp như lai tạo, nhân giống,

chọn giống tạo ra giống mới, ngành nuôi trồng thủy sản còn bổ sung thêm vào nguồn lợi các giống loài động thực vật thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt,

phát triển nguồn lợi thủy sản về số lượng và chủng loại để cung cấp và đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng của tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu.

Ngành nuôi trồng thủy sản ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế

nông thôn và nông nghiệp trên các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với sự

phát triển của các loài động thực vật thủy sản. Do đó, lúc mới ra đời nghề nuôi

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất và kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người về thực phẩm mà đặc biệt là thực phẩm thủy sản ngày càng tăng lên về

chất lượng, số lượng, chủng loại. Sự tăng lên này là do: một mặt do sự gia tăng dân số, bên cạnh đó là sự chuyển hướng của nhu cầu từ thực phẩm và các động thực vật

nói chung chuyển sang các loại thực phẩm thủy sản ngày càng phổ biến. Trong lúc đó, sản lượng thủy sản khai thác được từ môi trường tự nhiên của ngành công

nghiệp khai thác thủy sản ở một số ngư trường có xu hướng ngày càng giảm do sự

suy giảm về môi trường sinh thái nói chung và môi trường sống của các loài thủy

sản nói riêng cùng với sự khai thác ồ ạt của con người.

Trước tình hình đó, bên cạnh việc bảo vệ duy trì nguồn lợi tự nhiên sẵn có thì việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản chuyển từ giai đoạn nuôi tự nhiên sang

giai đoạn sản xuất hàng hóa là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo tiền đề

cho việc phát triển ngành thủy sản nói chung một cách lâu dài và vững chắc, đưa

ngành nuôi trồng thủy sản lên ngành sản xuất chính trong toàn bộ hệ thống kinh tế

thủy sản.

2.6.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng.

Nếu xét ngành nuôi trồng thủy sản trong hệ thống các ngành kinh tế thủy sản thì nuôi trồng là khâu để tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng nhất. Nhưng nếu xét

trong phạm vi rộng hơn thì nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp. Do đó nuôi trồng thủy sản mang đầy đủ các đặc điểm của sản xuất nông

nghiệp.

 Nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó

mang tính chất khu vực rõ rệt.

 Có thể nói ở nơi nào có diện tích mặt nước, lao động thì ở đó có thể tiến hành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện về đất đai, mặt nước, thời tiết khí hậu và điều kiện thủy sản khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi trong

quá trình tổ chức và chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản cần phải lưu ý các vấn đề

có tính chất kinh tế kỹ thuật sau:

Tổ chức tốt việc điều tra các tài nguyên, nguồn lợi ở mỗi vùng để có các quy

Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho nuôi trồng phải được

tiến hành phù hợp với các đặc điểm sinh học với từng giống loài thủy sản và phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi vùng.

Cần có hệ thống các chính sách phù hợp cho điều kiện từng vùng, từng khu vực

nhất định, đặc biệt là chính sách đất đai, mặt nước, chính sách đầu tư và chính sách

thuế.

 Trong nuôi trồng thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu

và không thể thay thế được. Đất đai và diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho

tất cả các ngành trong nền kinh tế. Nhưng nội dung kinh tế của nó đối với các ngành lại rất khác nhau. Trong công nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc nền

móng xây dựng công trình. Ngược lại, trong nuôi trồng thủy sản đất đai và diện tích

mặt nước là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được bởi vì đất đai, diện tích mặt nước có giới hạn về diện tích, cố định về vị trí nhưng sức sản xuất của nó thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai không bị hao mòn đi mà còn tốt

hơn lên. Chất lượng đất đai (độ phì nhiêu của đất đai) không đồng nhất do cấu tạo

địa hình thổ nhưỡng, vị trí các vùng khác nhau là khác nhau.

 Nuôi trồng thủy sản gắn với các cơ chế sống:

Các giống loài thủy sản và đối tượng của nuôi trồng là những cơ thể sống sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Đồng thời chúng rất

nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Do đó, mỗi sự thay đổi về khí hậu, thời tiết, sự

chăm sóc của con người đều trực tiếp tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển

của chúng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của sản xuất. Mặt khác, các

cây trồng vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất được tái sản xuất trong bản thân

của ngành nuôi bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm của chu trình sản xuất trước làm tư liệu cho sản xuất chu trình tiếp theo.

 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao:

Cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong nuôi trồng thủy sản nói

riêng ngoài các tác động trực tiếp của con người cần phải có thời gian tác động của

các yếu tố tự nhiên và thời gian lao động xen kẽ với thời gian sản xuất và chính sự

không trùng khớp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất đã đẻ ra tính thời vụ

Ngoài 4 đặc điểm trên thì nuôi trồng thủy sản nước ta được phát triển trong điều

kiện khí hậu nhiệt đới pha trộn tính chất ôn đới của miền Bắc cho nên các giống loài thủy sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng. Tuy nhiên, điều kiện này cũng gây không ít khó khăn cho các loại bệnh dịch phá

hoại thường xuyên. Mặt khác, sản xuất nước ta còn lạc hậu, mang tính tự nhiên cao và chủ yếu thực hiện bởi các hộ gia đình.

2.6.3 Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Trong phạm vi cả nước, ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách rộng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 26 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)