Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 44 - 48)

L ời nói đầu

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên đất

Hà Tĩnh với loại hình có đồi, núi, sông suối và đồng bằng với 9 nhóm đất chính:

 Nhóm đất cát: nhóm này có diện tích 38,204 ha chiếm 6.3% diện tích toàn Tỉnh,

trong đó chủ yếu là đất cát biển (23,926 ha) còn lại là đất đồn cát (14,278 ha). Loại đất này thường trồng đậu, lạc, khoai, rừng phòng hộ và có khả năng phát triển

NTTS nếu vùng có khả năng xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt. Hiện nay,

loại đất này được khai thác vào NTTS, chủ yếu nuôi tôm.

 Nhóm đất mặn: có diện tích 4,432 ha, chiếm 0.73% diện tích đất toàn tỉnh, phân

bố rải rác ven theo các cửa sông các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm

Xuyên, Kỳ Anh. Nhóm đất này tương đối phù hợp với NTTS mặn lợ.

 Nhóm đất phèn mặn: ở Hà Tĩnh đất phèn không điển hình, chỉ xuất hiện đất phèn ít và đất phèn trung bình, nhưng thường đi đôi với đất mặn ít, hình thành nên

đất phèn trung bình mặn ít. Có diện tích 17,919.3 ha chiếm 2.95% diện tích toàn tỉnh thích hợp cho phát triển nông nghiệp, NTTS. Hiện tại một số vùng cải tạo trồng

lúa và một số vùng chuyển sang NTTS.

 Nhóm đất phù sa: có diện tích 100,277.3 ha chiếm 17.73% phân bố tập trung ở

địa hình vùng đồng bằng ven biển.

 Nhóm đất bạc màu: có diện tích 4,500 ha chiếm 0.7% diện tích đất toàn tỉnh.

 Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích lớn nhất trong tỉnh gồm 312,738 ha chiếm

51.6% diện tích tự nhiên của tỉnh.

 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: gồm đất mùn đỏ vàng trên đá sét với diện tích

11,073 ha chiếm 1.83% diện tích tự nhiên của tỉnh.

 Nhóm đất dốc tụ: có diện tích 4,800 ha chiếm 0.79% diện tích toàn tỉnh.

 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 37,742.1 ha chiếm 6.2%.

 Tài nguyên nước

Hiện tại chưa có số liệu đầy đủ về điều ta thăm dò nước ngầm các vùng nuôi trồng ven biển Hà Tĩnh nên chưa có sự kết luận chính xác về trữ lượng nguồn nước

ngầm vùng ven sông, biển Hà Tĩnh, nhưng theo kết quả khoan thử một số vùng dự

án thì đại bộ phận các vùng nuôi có thể khai thác được nguồn nước ngầm tại chỗ

(trừ một số xã gần Hộ Độ - Thạch Hà và một số xã huyện Kỳ Anh).

Nguồn nước mặt ở Hà Tĩnh khá phong phú nhờ hệ thống sông ngòi và ao hồ. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp và NTTS còn bị hạn chế do bị khô cạn về mùa hè và lũ lụt lớn vào mùa mưa,

hệ thống kênh cấp nước cho việc NTTS cũng chưa có.

Khu vực đầu nguồn suối thuộc hệ thống các sông có nhiều hồ chứa được hình thành nhằm giữ nước phục vụ cho các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân

các huyện trong tỉnh. Hệ thống sông hồ dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho

NTTS và nuôi lồng.

 Tài nguyên thủy sinh vật

 Thực vật phù du: Vùng ven biển Hà Tĩnh khá phong phú, là nguồn thức ăn trực

tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng nuôi thủy sản, cũng như có vai trò quan trọng

trong sự ổn định môi trường.

 Động vật phù du: thành phần động vật phù du ở vùng triều Hà Tĩnh nhóm chân

chèo chiếm 92% trong đó có nhiều loài làm thức ăn cho tôm, cá.

 Sinh vật đáy: có nhiều loại sinh vật đáy ở vùng triều chủ yếu giun nhiều tơ,

nguồn thức ăn tốt cho tôm, cá.

 Rong biển: có nhiều giá trị kinh tế cao như giống rong câu chỉ vàng Glacilara,

giống rong sụn… vừa làm chế biến thức ăn cho NTTS vừa bảo vệ môi trường sinh

thái trong nuôi trồng, nguyên liệu sản xuất Agar.

 Rừng ngập mặn: tập trung chủ yếu ở Thạch Hà, thị xã Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ

Anh và Nghi Xuân. Diện tích rừng ngập mặn được mở rộng theo các bãi triều cửa

sông, ven sông. Trước năm 2001 diện tích rừng ngập mặn chỉ khoảng 400 – 500 ha,

nhưng nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế nên hầu hết diện tích hoang hóa bãi triều ven sông, ven biển được trồng cây chắn sóng, hiện nay trên toàn tỉnh đã trồng

rừng ngập mặn chạy dọc theo chiều dài đê biển khoảng 160 km, với diện tích đã trồng khoảng 1,100 ha tạo điều kiện thuận lợi cho bảo vệ đê điều và NTTS.

 Nguồn lợi thủy sản mặn, lợ: theo số liệu điều tra của viện nghiên cứu hải sản

loài tôm, mực có giá trị xuất khẩu cao. Nguồn lợi thủy sản nước lợ phong phú về cả

số lượng và thành phần loài như nguồn lợi tôm sú, tôm he, tôm rào, tôm tít, tôm

gai… Cá nước lợ có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá đối, cá vược, cá sú

vàng, cá chai… Nguồn lợi cua biển, ghẹ, các loài rong biển và các loài nhuyễn thể.

 Tài nguyên có thể phát triển NTTS

Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS mặn, lợ và nước

ngọt. Việc phát triển NTTS của tỉnh tập trung ở các huyện và thị xã bao gồm huyện

Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, thị xã Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Đức Thọ.

Chủ trương của Tỉnh đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế hàng hóa mang

tính thương mại cao với quan điểm tận dụng tối đa các diện tích mặt nước sang

NTTS, do đó toàn tỉnh đã xác định được đến năm 2015 có 7,261 ha NTTS mặn, lợ

và 17,520 ha NTTS nước ngọt được phân bố chủ yếu trên các huyện sau:

Huyện Nghi Xuân: một huyện ven biển ở phía Bắc của tỉnh có chiều dài bờ

biển 32 km với 4 cửa sông lớn đổ ra biển và một cửa lạch phụ. Tổng diện tích có

khả năng phát triển NTTS của toàn huyện là 2,582 ha. Trong đó có 271 ha ruộng lúa

nhiễm mặn, năng suất thấp có thể chuyển sang NTTS; có khoảng 299 ha diện tích

đất cát ven biển , 57 ha vùng bãi triều và 660 ha vùng ao đầm ven biển để phát triển

NTTS. Đặc biệt, dọc chiều dài huyện có con sông Lam chảy qua với chiều dài 20

km đã tạo lợi thế cho phát triển nuôi cá ao và cá kết hợp VAC.

Hệ thống kênh mương thủy lợi của huyện kém phát triển hơn so với các vùng huyện ven biển trong tỉnh nhưng nhìn chung huyện có nguồn nước mặt và nước

ngầm phong phú nếu khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý sẽ là vùng cung cấp nước

ngọt rất tốt cho NTTS.

Huyện Thạch Hà: Với chiều dài bờ biển 27 km, có nhiều sông ngòi đổ ra cửa

Sót tạo nên diện tích đất, mặt nước rộng lớn với 3,209 ha có thể phát triển NTTS

mặn, lợ chiếm 44% tổng diện tích NTTS mặn, lợ của tỉnh; còn diện tích có khả năng

NTTS nước ngọt là 1,540 ha.

Thạch Hà có hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối phát triển ở các xã đồng

bằng nhưng vùng ven biển và gần ven biển hệ thống này kém hơn. Nguồn nước mặt

tại các xã ven biển hầu như không có. Nguồn nước ngầm rất khó khăn, không khoan được nước ngầm, một số vùng nuôi thuộc các xã Thạch Hạ, Thạch Nam có nước

ngầm nhưng độ mặn cao 7- 8% và bị nhiễm phèn. Đây là một trở ngại lớn nhất cho

Thạch Hà trong việc nuôi tôm năng suất cao. Nhưng bù lại Thạch Hà có diện tích

rừng ngập mặn lớn hơn so với các huyện khác và hiện nay rừng ngập mặn ở đây

phát triển rất tốt đây là môi trường tốt cho các giống loài thủy hải sản vào sinh sống,

vừa tạo môi trường tốt cho phát triển NTTS và góp phần bảo vệ an toàn cho các vùng nuôi trong mùa bão lũ.

Thị xã Hà Tĩnh: có vị trí địa lý khá đặc biệt, ba phía đều giáp với sông: sông

Rào Cái, sông Phủ, sông Cày tạo nên diện tích phát triển NTTS. Tuy nhiên khu vực

nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực đô thị cách xa cửa biển do đó mức độ ô nhiễm cao gây khó khăn cho NTTS.

Huyện Cẩm Xuyên: Là một huyện có diện tích đồng bằng khá lớn, là nơi hội tụ

của ba con sông: sông Quèn, sông Rác, sông Gia Hội, thêm vào đó Cẩm Xuyên có

chiều dài bờ biển 18 km, có cửa Nhượng lớn đổ ra biển tạo nên diện tích có thể

NTTS là 5,507 ha.

Huyện cũng có nguồn nước mặt tương đối thuận lợi, có đập 19-5, Hồ Gon, ngoài

ra hệ thống kênh mương thủy lợi rất tốt có thể dẫn nước hồ Kẻ Gỗ về các vùng nuôi

thuộc xã Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh.

Huyện Kỳ Anh: với chiều dài bờ biển 63 km, có cảng nước sâu Vũng Áng, cửa

khẩu đổ ra biển và vùng nội địa có hệ thống sông khá dày đặc bởi sự hội tụ của các

con sông: sông Trí, sông Quyền, sông Khe Ông. Các con sông này ngắn và dốc,

thượng nguồn đều có đập chắn, sự hội tụ của các sông trên tạo cho Kỳ Anh có một

diện tích mặt nước rộng lớn có khả năng phát triển NTTS.

Huyện Can Lộc: được xem là vùng trọng điểm phát triển NTTS nước ngọt của

tỉnh, vùng có đầy đủ các loại hình nuôi như: ven sông, nuôi cá – lúa, cá ao, nuôi hồ

chứa. Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi thủy sản nước ngọt là 3,900 ha,

trong đó 2,580 ha vùng đất úng trũng, 290 ha ao hồ nhỏ, 270 ha vùng ven sông. Gồm các vùng:

Phát triển thủy sản dọc sông Nghèn: có xã Tùng Lộc, Tiến Lộc, Ích Hậu, Phúc

Lộc; thuận lợi của vùng là giáp sông Nghèn nên có thể lấy nước trực tiếp, nhưng

vùng lại có bất lợi như khi lũ tràn thì tỷ lệ xả qua vùng tương đối lớn ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng…

Vùng hồ đập: có khoảng 20 hồ chứa lớn nhỏ có thể phát triển NTTS.

Vùng trũng: vùng này thuộc hạ lưu ven sông Hạ Vàng, có thể phát triển nuôi rất

lớn với tổng diện tích có khả năng là 600 ha.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)