L ời nói đầu
3.2.2 Khái quát chung
Ngành thủy sản Hà Tĩnh được hình thành và phát triển cùng với lịch sử ra đời
của nghề cá Việt Nam. Trải qua những thăng trầm cùng thời gian ngành thủy sản
Hà Tĩnh vẫn tiếp tục phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự
phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Trong những năm qua nghề cá Hà Tĩnh đã có những bước phát triển đáng kể về sản lượng, giá trị và năng lực sản xuất trên các lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần. Thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2 : Kết quả sản xuất thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2004 - 2006
20005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 +/- % +/- % I. Tổng SL thủy sản Tấn 29,025 30,548 31,658 1,523 5.25 1,110 3.63 1. SL khai thác thủy sản Tấn 21,050 20,119 20,508 -931 -4.42 389 1.93 2. SL Nuôi trồng Tấn 7,975 10,429 11,150 2,454 30.77 721 6.91 II. Sản phẩm chế biến 1. Chế biến hàng XK Tấn 3,200 3,600 3,800 400 12.50 200 5.56 2. Chế biến nước mắm Ngàn L 4,600 4,800 4,900 200 4.35 100 2.08 3. Mắm các loại Tấn 1,400 1,500 1,600 100 7.14 100 6.67 4. Hải sản khô Tấn 450 500 500 50 11.11 0 0.00
III. Giá trị SP xuất khẩuNg.USD 17,000 20,000 21,000 3,000 17.65 1,000 5.00 IV. Tổng số tàu thuyền Chiếc 3,030 2,444 2,450 -586 -19.34 6 0.25
1. Tàu thuyền máy Chiếc 2,580 2,284 2,290 -296 -11.47 6 0.26
2. Tổng công suất CV 61,490 41,800 41,800 -19,690 -32.02 0 0.00
3. Thuyền thủ công Chiếc 450 160 160 -290 -64.44 0 0.00
V. Diện tích NTTS Ha 5,202 6,337 7,261 1,135 21.82 924 14.58
1. Diện tích NT nước ngọt Ha 2,593 3,500 4,100 907 34.98 600 17.14 2. Diện tích NT măn, lợ Ha 2,609 2,837 3,161 228 8.74 324 11.42
VI. Lao động thủy sản Người 21,589 21,935 22,306 346 1.60 371 1.69
1. Lao động đánh bắt Người 10,749 10,435 10,306 -314 -2.92 -129 -1.24
2. Lao động CB, dịch vụ Người 7,040 7,500 7,500 460 6.53 0 0.00
3. Lao động NTTS Người 3,800 4,000 4,500 200 5.26 500 12.50
Trong lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ đã được chấn chỉnh theo quyết định số
89/2003/TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngư dân đã ý thức được việc đầu tư đóng
mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn hơn, áp dụng nghề khai thác hiện đại, tiên tiến hơn để đánh bắt các loài hải sản có giá trị kinh tế cao và hải sản xuất khẩu ở các
vùng biển khơi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và dần dần xóa bỏ các phương tiện nhỏ khai thác gần bờ và hủy diệt nguồn lợi.
Đặc biệt, phong trào NTTS phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh nhất là nuôi thủy
sản nước lợ. Nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn rất lớn để xây
dựng và cải tạo ao nuôi tôm xuất khẩu thu được kết quả cao, qua đó kích thích được phong trào NTTS trong nhân dân đã góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ ngư
dân, doanh nghiệp đã làm giàu bằng nghề NTTS trong những năm qua.
Về chế biến thủy sản, giá trị hàng chế biến xuất khẩu và nội địa không ngừng tăng lên, trong đó hàng xuất khẩu tiểu ngạch phát triển mạnh (chủ yếu thông qua hộ
dân chế biến) có giá trị đạt 40% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Công tác dịch vụ hậu
cần cũng phát triển song chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chưa tạo nên động lực
mạnh cho nghề cá trên đà phát triển. Tại các cửa biển chính trong tỉnh đã hình thành nên những vùng tập trung về khai thác thu mua, bảo quản bằng hệ thống kho cấp đông trên 1000 tấn như ở Thạch Kim, Cẩm Nhượng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi cho NTTS, cảng cá, chợ cá, khu trú đậu tàu
thuyền được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn. Hiện tại Cảng cá Xuân Phổ đang
được làm thủ tục chuyển giao cho Cảnh sát biển, Chính phủ đã nhất trí cho Tỉnh
làm dự án Cảng cá Cửa Sót - Thạch Kim đã chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng; Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Nhượng đã khởi công trong năm 2006.
Mặc dù kinh tế thủy sản của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng nhanh nhưng việc phát triển còn thiếu bền vững. Nuôi trồng thủy sản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh tế còn thấp. Sản xuất còn mang tính tự phát; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; quy trình sản xuất
ở một số nơi còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Chưa chú trọng đúng mức
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên, nhất là tài nguyên nước,
kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản còn ít; chất lượng
con giống thủy sản chưa đảm bảo; việc sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm trong
nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.