Về môi trường và nguồn lợi

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 37 - 39)

L ời nói đầu

2.6.4.2 Về môi trường và nguồn lợi

 Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

Như chúng ta đã biết, trong quá trình NTTS nói chung mà đại diệnở đây là quá trình nuôi tôm, thường diễn ra những hoạtđộng sau:

Nước thải từ khu nuôi tôm: Nước thải được thay định kỳ từ khu nuôi tôm với tần

suất trung bình 10 ngày/lần thay với lượng nước bằng 15% tổng lượng nước có trong

ao và 100% nước sau khi thu hoạch. Trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn các

chất hữu cơ còn dư từ thức ăn như: Phốt pho, Ni tơ, Kali , H2S, sản phẩm bài tiết của tôm, hàm lượng COD, BOD cao, hàm lượng DO thấp, nước có thể chứa một dư lượng các loại chế phẩm vi sinh, giàu vi khuẩn kị khí và hiếu khí, nhất là sau vụ nuôi, nếu không xử lý thì khi xả ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực như làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật.

Tác động đến môi trường đất: Trong quá trình nuôi tôm cần sử dụng một lượng

nước ngọt để bổ sung cho các ao nuôi khi độ muối tăng cao, vì vậy lượng nước ngọt

sẽ phải sử dụng nhiều hơn so với khi không nuôi, nếu không có biện pháp tốt, sẽ xảy

ra hiện tượng xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới tài nguyên đất ở khu vực xung quanh.

Bùn thải từ khu nuôi tôm: Bùn sau khi nạo vét từ khu nuôi tôm, nếu không xử lý

khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực như

nhiễm mặn, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn…

Tác động đến sức khoẻ cộng đồng:Chất lượng sản phẩm từ cây trồng có sử dụng

bùn từ khu nuôi tôm có thể gây ảnh hưởng đến người dân khi sử dụng những sản

phẩm này hoặc dịch bệnh có thể bùng phát tại chỗ do điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguy cơ gây bệnh từ các đầm nuôi tôm bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, dư lượng các chế phẩm vi sinh, hoá chất khử trùng sử dụng trong quá trình nuôi …

Tác động tài nguyên nước:Sử dụng nguồn nước ngọt để bổ sung cho vùng nuôi

tôm nhằm giảm bớt độ mặn dẫn đến giảm lượng nước ngọt sử dụng trong nông

nghiệp cũng như sinh hoạt trong khu vực này. Việc khai thác quá mức nguồn nước

mặt, nước ngầm dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

Tác động tới tài nguyên sinh vật: Nơi tiếp nhận nguồn thải. Nếu nước thải không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của rừng ngập mặn vùng cửa

sông, ven biển, đặc biệt là các loài sinh vật đang sống tại khu vực này.

Trong khi đó, ngành Thủy sản vẫn đang tiếp tục phát triển một cách nhanh

chóng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng. Mà ngành càng phát triển thì nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên càng tăng, điều đó

thiệt hại tăng, nhưng do tài nguyên thiên nhiên là cố định, đến một điểm nhất định nào đấy việc sử dụng sẽ gây ra các thiệt hại lớn vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để ngành có thể phát triển một

cách bền vững và toàn diện thì yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn lợi phải được quan tâm và phảiđược đặt vào vị trí xứng đáng của nó.

Như vậy khi đánh giá tác động của nuôi trồng đến nguồn lợi chúng ta sẽ biết được: ngoài những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà nghề nuôi trồng thủy sản mang lại thì có những tác động tiêu cực nào đến môi trường hay không? Và ở mứcđộ nào?

 Các mô hình thực hành nuôi tốt ( GAP)

GAP - viết tắt của cụm từ tiếng anh Good Aquaculture Practice. Dịch là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

Nội dung: gồm 1 bộ quy phạm thực hành được xây dựng dựa trên những yêu cầu

cơ bản nhất của Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm – CoC (Điều 9 FAO-1995) nhằm phát triển NTTS bền vững (kiểm soát dịch bệnh,bảo vệ môi trường, đảm bảo

an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngườiứng dụng GAP).

Ởđây, chúng ta sẽ xem xét chỉ tiêu:

Số hộ được công nhận GAP

Tỷ lệ áp dụng GAP =

Tổng số hộ nuôi

Nếu như tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ địa phương càng có nhiều mô hình nuôi tốt, điều đó sẽ góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực

phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và việc phát triển NTTS được đánh giá là bền vững.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)