L ời nói đầu
3.3.1.1 Các hình thức và phương pháp NTTS
Đối với nuôi nước ngọt
Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt truyền thống của Tỉnh là: nuôi bán thâm canh (BTC), quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi trong hệ thống VAC.
Hình 3.4: Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006
QCCT BTC VAC Khác
Bảng 3.3 : Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006
Phương thức Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) QCCT 1,188 28.98 BTC 2,010 49.02 VAC 534 13.02 Khác 368 8.98 Tổng 4,100 100
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Ta thấy, phương thức nuôi chủ yếu hiện nay của tỉnh là BTC (chiếm gần một
nửa), tiếpđó là QCCT và VAC, như vậyở loại hình nuôi ngọt việc nuôi thâm canh là chưa phát triển do đó hiệu quả mang lại chưa cao.
Phương thức nuôi thâm canh: bao gồm nuôi chuyên cá rô phi (nhưng chủ yếu đưa ở mô hình thử nghiệm, cho năng suất 12 – 15 tấn/ha, nuôi các loài đặc sản như Ếch, Ba ba, Lươn… mật độ thả tương đối cao và thức ăn phụ thuộc vào từng đối tượng. Đối với nuôi Ếch, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp. Đối với
nuôi Ba ba sử dụng cá tạp và các phế phẩm động vật làm thức ăn.
Nuôi BTC: chủ yếu là nuôi trong các ao hồ nhỏ với hình thức nuôi chuyên thủy
sản, diện tích ao nuôi không lớn khoảng 1000 – 2000 m2/ao nuôi, mật độ thả trung
bình khoảng 1- 2 con/m2 và sử dụng thức ăn gồm các phụ phẩm nông nghiệp, cám,
gạo, cỏ, các hạt ngũ cốc bổ sung…
Nuôi trong hệ thống VAC: chủ yếu sử dụng thức ăn sẵn có trong gia đình, chất
thải chăn nuôi. Kích cỡ cá thả và mật độ thả giống như nuôi BTC.
Phương thức nuôi QCCT: chủ yếu là nuôi kết hợp lúa, nuôi luân canh cá lúa, nuôi trong các hồ chứa. Mật độ thả cá thưa, kích cỡ cá thả lớn và thời gian nuôi
ngắn, kích cỡ cá thương phẩm lớn. Hiệu quả kinh tế không cao bằng các phương
thức nuôi trên, nhưng hiệu quả xã hội là rất lớn.
Đối với nuôi mặn, lợ
Trong những năm 1996 – 1998 hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh (thông qua
cống cấp nước lấy giống vào ao đầm quản lý thu hoạch). Cũng có một số rất ít diện
tích có bổ sung thêm giống và thức ăn nhưng ở mức độ thấp ( QCCT).
Năm 1998 – nay công nghệ nuôi có bước chuyển biến từ nuôi quảng canh sang nuôi QCCT và bán thâm canh. Ng ười dân đã có chú trọng đầu tư vốn để tu sửa ao đầm,
mua giống thả, thức ăn và đặc biệt có quan tâm đến một số yếu tố môi trường ao nuôi. Năm 1999 Trung tâm khuyến ngư đã xây dựng thành công mô hình nuôi tôm sú BTC theo công nghệ ít thay nước với quy mô 1 ha, năng suất đạt 1 tấn/ha/vụ, tại Thạch
Trung - thị xã Hà Tĩnh. Đến nay các hộ nuôi tôm sú BTC đã khẳng định thành công và
đã nhân diện rộng trên toàn Tỉnh ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân. Năm 2001 diện tích nuôi BTC là 13.5 ha năng suất đạt 1 - 1.2 tấn/ha/vụ.
Công nghệ nuôi tôm sú vừa qua và hiện nay đang áp dụng ở Hà Tĩnh là theo quy trình mở. Lấy nước thủy triều trực tiếp vào ao đầm nuôi hàng ngày theo chu kỳ con nước và xả trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống lắng lọc, xử lý thả giống
Bảng 3.4 : Phương thức chủ yếu trong nuôi tôm năm 2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Ch lệch
05/04
Ch lệch 06/05
Diện tích nuôi thâm canh (ha) 273 359 403 86 44
Diện tích nuôi bán thâm canh (ha) 86 165 184 79 19
Diện tích nuôi quảng canh cải tiến (ha) 1,889 1,952 2,172 63 220
Tổng diện tích nuôi tôm 2,248 2,476 2,759 228 283
Tỷ lệ nuôi thâm canh (%) 12.14 14.5 14.61 2.36 0.11
Tỷ lệ nuôi bán thâm canh (%) 3.83 6.66 6.67 2.83 0.01
Tỷ lệ nuôi quảng canh cải tiến (%) 84.03 78.84 78.72 -5.19 -0.12
Nuôi tôm 100 100 100
Nguồn: Thống kê của Sở Thủy sản
Qua bảng ta thấy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh ngày càng tăng năm 2004 tỷ lệ thâm canh chỉ có 12.14% đến năm 2006 đã tăng lên 14.61%, tương ứng diện tích tăng 130 ha. Việc tăng tỷ lệ nuôi thâm canh chứng tỏ
trình độ nuôi của người dân đã có tiến bộ và họ đã có xu hướng đầu tư theo chiều
sâu. Đây là mộtđiềuđáng mừng trong việc phát triển nuôi trồng của tỉnh nhà.