Quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 26 - 27)

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, trong đó chủ thể quản lý là nhà nước được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư

pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.

Quản lý nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản như mang tính quyền lực, đặc biệt là tính tổ chức rất cao; có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch

để thực hiện mục tiêu; theo nguyên tắc tập trung dân chủ; không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý; bảo đảm tính liên tục và ổn

định trong tổ chức.

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đểđạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm

Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ

phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân (tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế ...). Các phương pháp quản lý kinh tế mang tính chất đa dạng và phong phú, thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước. Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm các phương pháp hành chính mang tính bắt buộc và các phương pháp kinh tế mang tính định hướng, tác

động lên đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)