Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 96 - 99)

Định hướng chung là phát triển các loại hình cơ sơ bán buôn, bán lẻ chủ yếu trên cơ sở kết hợp hài hóa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại; phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại của cả nước cũng như của từng địa phương, quy hoạch phát triển thương mại và các loại quy hoạch liên quan khác.

3.1.4.1. Định hướng phát triển về loại hình, quy hoạch và địa bàn

- Tùy theo đặc điểm thị trường của từng địa bàn (tập quán, thói quen tiêu dùng, tính chất và trình độ phát triển của từng địa bàn dân cư, khu vực thị

trường...), hướng sự phát triển vào một số loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu như chợ bán lẻ, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ; chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn và tổng kho phân phối theo mô hình Cash & Carry.

+ Ưu tiên và đẩy mạnh phát triển các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ văn minh hiện đại tại các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; trong đó, quy mô và mức độ hiện đại của các trang thiết bị giảm dần theo cấp loại

đô thị, nhưng phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm cơ bản của từng loại hình cơ sở

bán buôn, bán lẻ văn minh hiện đại.

+ Đối với loại hình chợ bán lẻ truyền thống trong quy hoạch, hướng tới đầu tư, nâng cấp và phát triển đa dạng với nhiều cấp độ quy mô khác nhau, gắn với sự

hình thành và phát triển của các đô thị, điểm, cụm và tuyến dân cư trên địa bàn cả

nước. Giải tỏa, di dời hoặc từng bước chuyển đổi các chợ dân sinh quy mô nhỏ ở

khu vực nội thành, nội thị thành các loại hình cơ sở bán lẻ khác phù hợp.

+ Loại hình tổng kho phân phối theo mô hình Cash & Carry hướng tới phát triển ở các vùng ngoại ô, cách xa trung tâm thành phố. Các chợ đầu mối bán buôn

được xây dựng tại những khu vực có sản xuất hàng hóa tập trung, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi ở các quận ven và huyện ngoại thành của các thành phố

trực thuộc trung ương, các đô thị có quy mô loại II và III. Trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối hướng tới phát triển tại các trung tâm sản xuất một hoặc một số mặt hàng nông sản có quy mô lớn và có tiềm năng xuất khẩu, các trung tâm sản xuất hàng nông sản có cơ cấu sản phẩm đa dạng. Trung tâm bán buôn nguyên phụ

liệu sẽưu tiên phát triển tại các trung tâm sản xuất công nghiệp tập trung.

- Trong thời gian tới, nâng cấp và mở rộng hoạt động của các chợ đầu mối theo hướng trở thành các trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối hoặc trung tâm logistics văn minh, hiện đại hơn loại hình cũ.

- Các loại hình cơ sở bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bán giá rẻ phải hướng tới vận doanh theo chuỗi cửa hàng. Hướng mở rộng địa bàn theo không gian kinh tế khi triển khai phát triển chuỗi cửa hàng của các loại hình cửa hàng bán lẻ là lấy các đô thị lớn làm trung tâm để phát triển cửa hàng đến các tỉnh, thành phố khác theo các phương thức và loại hình chuỗi khác nhau. Phát triển mạnh nhượng quyền thương mại, lấy phương thức nhượng quyền làm phương thức chủ đạo để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi. Trên cơ sở

tạo quy mô kinh doanh đủ lớn để tổ chức hệ thống logistics, ứng dụng công nghệ

thông tin trong vận doanh chuỗi cửa hàng... nhằm giúp các loại hình cơ sở bán lẻ

hiện đại nói riêng thực sự trở thành lực lượng vật chất có khả năng tác động, định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng phát triển.

- Với điều kiện Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần chú trọng phát triển quy mô chuỗi cửa hàng, tức là tăng nhanh số lượng cơ sở bán lẻ với quy mô vừa và nhỏ trong hệ thống chuỗi hơn là tập trung năng lực vào xây dựng các cơ sở

bán lẻ quy mô lớn. Với định hướng phát triển này sẽ hạn chế được ảnh hưởng bất lợi đối với các loại hình bán lẻ truyền thống và không gây ra biến động lớn, tác

động xấu tới ổn định kinh tế - xã hội.

- Trong quy hoạch phát triển phải bảo đảm tính hệ thống dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông: giữa lưu thông với sản xuất và tiêu dùng theo các cách tiếp cận khác nhau (hệ thống dọc và hệ thống ngành); giữa quy hoạch phát triển các loại hình phân phối và quy hoạch phát triển từng loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ; giữa quy hoạch phát triển từng loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ và kế hoạch phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ của từng doanh nghiệp.

- Việc quy hoạch, bố trí mặt bằng để xây dựng các cơ sở bán buôn, bán lẻ, nhất là các cơ sở bán lẻ quy mô lớn hoặc các cơ sở bán buôn hiện đại theo mô hình Cash & Carry phải bảo đảm đủ không gian phát triển (bao gồm quy mô về diện tích mặt bằng và phạm vi thị trường) và tránh để các cơ sở bán buôn, bán lẻ cùng loại hình ở quá gần nhau dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và làm giảm hiệu quả

kinh tế - xã hội. Do đó, cần hướng quy hoạch phát triển các loại hình cơ sở này ra khu vực ngoại vi tỉnh, thành phố.

3.1.4.2. Định hướng trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở

bán buôn, bán lẻ chủ yếu

Trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, thị trường bán buôn, bán lẻ của Việt Nam diễn biến sôi động với sự gia tăng nhanh chóng về

số lượng và sự đa dạng các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ từ truyền thống đến hiện đại, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế

cũng không ngừng tăng qua các năm. Do đó, yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước

đối với sự phát triển và quản lý hoạt động của hệ thống phân phối nói chung và các cơ sở bán buôn, bán lẻ nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Đây là nội dung quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển như trình bày ở trên, cũng như quá trình hình thành và phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở Việt Nam. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước cần định hướng tập trung vào việc:

- Xây dựng và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn thiết kế các cơ

sở này để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ trong hoạt động phân phối.

- Cụ thể hóa và thể chế hóa các định hướng và giải pháp lớn của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ có liên quan đến việc phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu như sau:

+ Hình thành các tập đoàn bán lẻ quy mô lớn vốn trong nước thông qua các hình thức tập trung kinh tế.

+ Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ

kinh doanh và nhân dân bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ bán lẻ.

+ Xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ tại các

địa phương, trong đó tạo quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở bán lẻ hiện đại.

+ Hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản và nguyên phụ liệu tại những vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng phương án thành lập một số trung tâm bán buôn theo mô hình công ty cổ phần với các cổ đông là các chủ đầu tư kinh doanh chợ đầu mối, các ngân hàng, các nhà bán lẻ, các nhà kinh doanh bất động sản.

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào các loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại như chuỗi cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị.

+ Phát triển các hội/hiệp hội về từng loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ và tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về các loại hình này.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, kiểm soát toàn diện sự phát triển và hoạt động của các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ cũng như kiểm soát đầu tư

nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)