Quan điểm phát triể n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 94 - 96)

(1) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ gắn liền với quá trình hiện đại hóa hệ thống phân phối trong nước, thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.

(2) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên cả nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ

thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước; phù hợp với lộ trình cam kết đa phương và song phương về mở cửa thị

trường dịch vụ phân phối, góp phần tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế

(3) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ không chỉ dựa vào đặc điểm và phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước hay thế giới, mà còn phải vừa thích

ứng với điều kiện kinh tế - xã hội, với bản sắc văn hóa, tập quán, thói quen mua sắm, tiêu dùng, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng ở từng địa phương, từng khu vực (thành thị và nông thôn), vừa hướng hoạt động mua sắm, tiêu dùng của người Việt Nam và các loại hình bán lẻ truyền thống tới văn minh, hiện đại. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, cần có quan điểm khách quan trên cơ sở đánh giá điều kiện cần và đủ trong quy hoạch, đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng bán buôn, bán lẻ, tránh tư tưởng cấp tiến trong phát triển các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại hay bảo thủ trong duy trì loại hình cơ sở bán lẻ

truyền thống, nhất là các cơ sở hoạt động manh mún, kém hiệu quả.

(4) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ phải dựa trên sự đa dạng, đồng bộ

cả về loại hình tổ chức, về quy mô, phương thức hoạt động cũng như về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận doanh; đồng thời, phải bảo đảm tính hệ thống của bản thân các loại hình này. Quan tâm phát triển các cơ

sở bán lẻ văn minh, hiện đại quy mô nhỏ và vừa, đồng thời thúc đẩy phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại quy mô lớn và chuỗi cửa hàng bán lẻ có phạm vi thị trường rộng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng, gắn kết sản xuất và tiêu dùng. Cơ cấu mạng lưới, loại hình bán buôn, bán lẻ phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của từng giai đoạn. Khuyến khích phát triển các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện

đại, nhưng phải bảo đảm sự phát triển hài hòa, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở

mới và loại hình cơ sở truyền thống cũng như trong từng loại hình để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng cũng như sự đổi mới và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin áp dụng trong bán buôn, bán lẻ.

(5) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên cơ sở huy động tối đa và phân bổ hợp lý các nguồn lực đầu tư trong nước (theo hướng giảm dần sự tham gia đầu tư của Nhà nước) cũng như thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, trước hết ưu tiên các nhà đầu tư nắm vững công nghệ bán lẻ hiện đại, có kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng và vận doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện

đại, có mạng lưới cơ sở, cửa hàng bán buôn, bán lẻ rộng khắp, có tiềm lực tài chính và uy tín trong hoạt động kinh doanh, có năng lực trong định hướng và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hóa phát triển.

(6) Phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ, nhất là trong đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn phải tính đến sự phù hợp của từng cơ sở này với quá trình

được yêu cầu nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Đồng thời, phải gắn sự phát triển các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ với quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu dân cư, khu kinh tế và khu công nghiệp tập trung phù hợp với các loại quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; luôn coi trọng công tác bảo vệ và giảm thiểu tác động đến môi trường cả trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, coi phát triển các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại, nhất là phát triển chuỗi cửa hàng vừa là trụ cột, vừa là động lực trong việc thực hiện chính sách hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)