Kinh nghiệm của Trung Quố c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 39 - 40)

Trung Quốc bắt đầu mở cửa thị trường bán buôn, bán lẻ một thời gian dài trước khi gia nhập WTO. Song hành với quá trình tự do hóa để thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện theo cam kết quốc tế, Chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng nhiều biện pháp hạn chế doanh nghiệp nước ngoài với lộ trình hợp lý nhằm bảo vệ

các cơ sở bán buôn, bán lẻ trong nước.

- Giai đoạn 1 (1992–1995): Các doanh nghiệp FDI bán lẻ được phép hoạt

động theo chương trình thí điểm tại 6 thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Đại Liên và Thanh Đảo) và 5 đặc khu kinh tế (Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam) với một số hạn chế về tỷ lệ vốn nắm giữ, việc mở rộng các chuỗi bán lẻ và lượng hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh việc dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại trên thị trường nội địa, Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập, các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu nhỏ, hình thành lên các cơ sở

bán buôn, bán lẻ lớn để cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp FDI.

- Giai đoạn 2 (1995–1999): Các nhà bán lẻ nước ngoài được phép xây dựng chuỗi bán lẻ tại Bắc Kinh dưới hình thức liên doanh với một đối tác Trung Quốc nắm giữ phần vốn chi phối. Chính phủ cho phép các tập đoàn lớn của nước ngoài vào xây dựng các trung tâm bán buôn hiện đại theo phương thức cash & carry. - Giai đoạn 3 (1999–2004): Nhiều hạn chế quan trọng được bãi bỏ nhằm xúc tiến việc Trung Quốc gia nhập WTO như các công ty FDI bán lẻ được phép hoạt

mua và xuất khẩu khối lượng lớn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Năm 2001, Trung Quốc đã được chấp nhận là thành viên của WTO. Sự kiện này buộc Trung Quốc phải dỡ bỏ toàn bộ các rào cản thương mại và mở cửa thị trường bán lẻ trong vòng 3 năm.

- Giai đoạn 4 (2004 trở đi): Tuân thủ nghĩa vụ theo cam kết WTO, tháng 4 năm 2004, Trung Quốc đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế còn lại. Các nhà bán lẻ nước ngoài được phép (1) lập cơ sở kinh doanh, kể cả bán buôn và bán lẻ, tại bất cứ địa

điểm ở Trung Quốc; (2) hoạt động với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư

nước ngoài hoặc liên doanh; và (3) bán hàng thông qua các kênh, bao gồm truyền hình, điện thoại, thư từ, mạng Internet, và máy bán hàng tựđộng.

Rút kinh nghiệm từ một số nước phát triển đi trước, để làm nòng cốt trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, Chính phủ Trung Quốc

đã sớm chọn 20 doanh nghiệp thương mại trong nước có quy mô lớn nhận hỗ trợ từ

Chính phủ. Với sự hiểu biết về người tiêu dùng Trung Quốc, đồng thời có mối quan hệ mật thiết với chính quyền trung ương và địa phương, các doanh nghiệp nội địa cũng dễ dàng có được những địa điểm thuận lợi, nhận những khoản vay ưu đãi của ngân hàng và đạt được sự hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp địa phương. Do đó, các nhà bán lẻ trong nước đã kịp phát triển lớn mạnh trước những nguy cơ cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, duy trì được ưu thế ở thị trường trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm.

Trong lĩnh vực bán buôn, Quy định về quản lý chợ bán buôn được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 1994 đã tạo cơ sở cho việc quản lý có hiệu quả của Nhà nước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh quy củ và đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư xây dựng 20 chợ bán buôn cấp trung ương và khuyến khích thành lập các Sở giao dịch hàng hóa nông sản. Chính phủ cũng tiến hành quy hoạch lại mạng lưới chợ bán buôn hàng nông sản theo hướng chuyển ra khu vực ngoại ô các thành phố lớn, xây dựng, cải tạo với quy mô lớn và hiện đại hơn trước; khuyến khích chuyển từ các chợ bán buôn tổng hợp thành chợ bán buôn chuyên doanh và mua bán theo phương thức đấu giá. Trong lĩnh vực bán lẻ, chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều chợ truyền thống

để thay thế hoặc chuyển đổi thành loại hình siêu thị hiện đại hoặc cửa hàng tiện lợi. Năm 2004, Trung Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm để đưa mô hình chuỗi siêu thị

và cửa hàng tiện lợi đến các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 39 - 40)