Hiện nay, sự ưu tiên của nước ta cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối trước hết là phát triển hệ thống và mạng lưới phân phối thể hiện ở việc (1) phát triển các thị trường truyền thống và hiện đại, (2) phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và (3) phát triển các liên kết kinh tế trong lĩnh vực phân phối. Bên cạnh đó (4) khuyến khích thành lập mới các thương nhân và nhà phân phối và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm trong lĩnh vực phân phối. Sự ưu tiên này đã tạo điều kiện cho việc phát triển các cơ sở bán buôn bán, lẻ ở nước ta.
Những chính sách này đã được luật hóa. Một số quy định quan trọng trong
đó bao gồm:
Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực thi một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội
địa:
Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ người đứng
ương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng
địa bàn.
- Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hoá với sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Phát triển các phương thức đại lý mua bán hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng theo hợp đồng ổn định, lâu dài.
- Thành lập các tập đoàn thương mại, các tổng công ty kinh doanh thương mại.
- Thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội thuộc lĩnh vực thương mại trên thị trường nội địa.
- Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại - dịch vụ trên các địa bàn, trọng tâm là địa bàn nông thôn.
- Tăng cường quản lý nhà nước, từng bước hoàn chỉnh thể chế quản lý lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả và công tác dự báo, điều hành thị trường, giá cả
các mặt hàng trọng yếu, đảm bảo cho thị trường nội địa phát triển ổn định và bền vững.
Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020”:
Quyết định quan trọng này thể hiện rõ mục tiêu của Chính phủ hướng tới phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Quyết định cũng khẳng định nguyên tắc phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế
của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động.
Mục tiêu tổng quát của chính sách phát triển ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam là xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự
tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chính phủ
hiệu Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối “theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. Quyết
định cũng đề ra mục tiêu phát triển ngành dịch vụ phân phối đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Bên cạnh các chính sách trực tiếp của Chính phủ nói trên, các chính sách về
giao thông vận tải và an toàn thực phẩm cũng tác động đến sự phát triển của lĩnh vực phân phối. Những chính sách này được luật hóa vào thành các văn bản các cấp của Chính phủ và chính quyền địa phương
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước
đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu được nhóm nghiên cứu tập hợp tại Phụ
lục 1, 2, 3 của đề tài.
2.2.1.1. Phát triển mạng lưới, hệ thống dịch vụ phân phối
Bên cạnh việc cải tạo, phát triển các loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống như hệ thống các chợ truyền thống tại các địa phương, các cửa hàng, trung tâm thương mại, việc đầu tư phát triển các loại hình mới như hệ thống các chợ đầu mối bán buôn hiện đại, trung tâm bán buôn, trung tâm logistics, sàn/sở giao dịch hàng hoá, trung tâm thương mại hiện đại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…là rất cần thiết nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường bán buôn, bán lẻ. Các chợ đầu mối, trung tâm, sàn và sở giao dịch hàng hoá là nơi giao dịch hàng hoá với khối lượng lớn có tính chất đồng loạt, là đầu mối bán buôn hàng hoá. Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…là nơi bán lẻ hàng hoá theo phương thức phân phối hiện đại.
Nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản xuất, Nhà nước chủ trương đa dạng hoá thị
trường bán buôn bằng cách đầu tư xây dựng hệ thống các chợ đầu mối, trung tâm, sàn và sở giao dịch hàng hoá nằm ở nhiều các vùng miền trên cả nước, nơi gần với các trung tâm sản xuất hoặc tiêu dùng lớn. Đi đầu trong việc tạo dựng thị trường giao dịch mới, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai việc thành lập các trung tâm giao dịch hàng hoá, giao dịch triển lãm hàng nông sản, giao dịch nguyên phụ liệu chuyên ngành dệt may, da giày, trung tâm logistics…Trong đó trung tâm giao dịch hàng hoá là một sàn giao dịch thị trường hàng hoá giao sau nhằm tăng cơ
hội lưu chuyển hàng hoá với giá tốt nhất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên địa bàn cũng như cả nước. Bên cạnh đó là trung tâm logistics góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics được coi như điều kiện quan trọng để thúc đẩy dịch vụ phân phối phát triển. Hiện nay, Hà Nội và một số thành phố lớn cũng đang nỗ lực xúc tiến thành lập các chợ đầu mối, trung tâm bán buôn hiện đại, sàn, sở giao dịch hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng hoá của các thương nhân. Trước đây, có
thương nhân. Kể từ khi phong trào chợ đầu mối hàng nông sản đã được Nhà nước khởi động vào năm 2000, đến nay, nhiều chợ đầu mối, trung tâm, sàn, sở giao dịch hàng hoá đã hoạt động và phát huy tốt chức năng cầu nối cho lưu thông hàng hoá.
Điển hình là Chợđầu mối giao dịch gạo Bà Đắc (Cái Bè, Tiền Giang) đã được hình thành hàng chục năm trước đây, đến nay lượng giao dịch qua chợ chiếm tới 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, hệ thống các chợ, các cửa hàng bán lẻ đã phủ khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, từ vùng cao, vùng sâu đến hải đảo; hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại cũng đang có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ trong một số năm gần đây. Hệ thống các chợ, cửa hàng vẫn chiếm thị phần bán lẻ tới 90% tổng mức bán lẻ của Việt Nam và
đó là thế mạnh mà ngành dịch vụ phân phối Việt Nam đang nắm giữ. Yếu tố văn hoá chi phối hành vi và tập quán mua bán hàng hoá vẫn là thế mạnh của hệ thống phân phối Việt Nam mà các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đều phải thừa nhận. Đó là không dễ khi thay đổi thói quen mua sắm của phần lớn người dân Việt Nam là hàng ngày mua thực phẩm, rau quả…tươi ngon thay vì mua sắm hàng tuần như thói quen của người nước ngoài.
Cùng với sự nỗ lực phát triển các thị trường giao dịch bán buôn là việc cải tạo và phát triển thị trường hàng hoá bán lẻ truyền thống, phát triển thị trường bán lẻ hiện đại. Như vậy, phát triển đồng bộ các thị trường bán buôn, bán lẻ, thị trường truyền thống, thị trường mới là tập trung thúc đẩy khả năng lưu thông hàng hoá hay nói cách khác là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá một cách dễ
dàng hơn mở đường cho sản xuất phát triển. Đó cũng là mục tiêu, phương hướng quan trọng của ngành dịch vụ phân phối nhằm tạo thế và lực cho ngành phát triển trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Tuy có nhiều lợi thế, được Chính phủ, các địa phương, ban ngành và các doanh nghiệp quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư nhiều kinh phí… nhưng phát triển thị trường giao dịch hàng hoá trong thời gian qua còn nhiều tồn tại:
- Đối với hệ thống các chợ truyền thống
+ Nhiều chợ sau khi xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp khang trang sạch sẽ
hơn trước nhưng không có người đến mua bán.
+ Nhiều chợ, đặc biệt các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất nghèo nàn, manh mún, tạm bợ do không được đầu tư kinh phí để cải tạo, nâng cấp đã không đủ điều kiện về các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi.
+ Nhiều chợ cóc tự phát hình thành ở bất cứ chỗ nào có thể, thường là những vị trí tiện đường giao thông đã dẫn đến tình trạng manh mún, lộn xộn, nhếch nhác, mất trật tự, mất vệ sinh, thiếu an toàn…
+ Công tác quản lý chợ còn nhiều yếu kém, như quản lý về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, về giá cả, chất lượng hàng hoá và trọng lượng hàng hoá …
- Đối với hệ thống các cửa hàng, các đầu mối bán lẻ
+ Hệ thống các cửa hàng, các đầu mối bán lẻ thường được hình thành một cách tự phát theo quy luật kinh tế nên không tránh khỏi sự phân bố không đồng
đều, có nơi thì tập trung quá nhiều các cửa hàng và ngược lại. Sự phân bố không
đồng đều có thể dẫn đến những khó khăn nội tại cho các thương nhân do mất cân
đối cung cầu về hàng hoá, do cạnh tranh không lành mạnh và lãng phí các nguồn lực.
+ Các cửa hàng, các đầu mối bán lẻ thường là các tiểu thương hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các nguồn lực rất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào nguồn và giá cả hàng hoá của các nhà cung cấp, chịu nhiều thiệt thòi khi thị trường có những biến động.
- Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…
Các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích là mô hình bán lẻ
hiện đại du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng dần dần đã khẳng định được vị thế
trên thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam do tiếp cận sát với nhu cầu tiêu dùng của một bộ phân dân cư tại các đô thị có khả năng thanh toán cao. Sự phát triển nhu cầu mua sắm hàng hoá tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các của hàng tiện ích là do sự thay đổi của văn hoá mua sắm của một bộ phân dân cư bởi họ phải dành nhiều thời gian cho công việc và nghỉ ngơi, do người tiêu dùng quan tâm hơn về
bảo đảm chất lượng hàng hoá khi mà mức sống của họ đã được cải thiện và những tiện lợi khác mà trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích mang lại cho người tiêu dùng. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích đã khẳng định bước phát triển đúng đắn của ngành dịch vụ phân phối Việt Nam. Tuy nhiên, sự bùng nổ quá nhanh, thái quá của hệ
thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích hiện nay cũng là dấu hiệu đáng lo ngại trước khả năng phá sản và bị thôn tính của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Việc phát triển nhiều trung tâm, siêu thị do thiếu tính toán lựa chọn đã dẫn đến nhiều siêu thị, trung tâm thương mại vắng khách, diện tích nhiều trung tâm thương mại, siêu thị quá nhỏ để triển khai các hoạt động kinh doanh,
nghiệp, nhiều người có nghiệp vụ vững vàng rời bỏ công việc tìm công việc mới có thu nhập cao hơn…luôn là thách thức đối với các trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích hiện nay.
- Đối với các chợ đầu mối
Việc lựa chọn chợ đầu mối phải dựa trên nguyên tắc gần nơi sản xuất hoặc nơi tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, hàng loạt các chợ đầu mối ở các tỉnh thành trên cả nước sau khi được xây dựng đã nhanh chóng bị đóng cửa hoặc hoạt động không hiệu quả, cho thấy việc lựa chọn địa điểm đầu tư có những sai sót lớn hoặc đã không nghiên cứu kỹ những đặc điểm kinh tế - xã hội và yêu cầu của từng loại hàng hoá.
- Đối với các trung tâm bán buôn hàng hoá
Cũng giống như chợ đầu mối, các trung tâm bán buôn hàng hoá ra đời rất khó khăn, như sau khi ra đời lại không phát huy được chức năng của mình, hoạt
động kém hiệu quả thậm chí phải dừng hoạt động. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng trung tâm giao dịch nông sản rộng 24 ha ở xã Phước Vĩnh An, Củ Chi nhưng cho đến nay mới đang dừng ở khâu giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ (Cangio ACT) được đầu tư 7,5 tỷ đồng trên khuôn viên 5 ha ra đời năm 2002 được coi là sàn giao dịch thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động đã phải dừng hoạt động vào năm 2004 do rất nhiều nguyên nhân…
Khác với chợ bán lẻ hàng hoá, trung tâm bán buôn hàng hoá là nơi thực hiện bán buôn, thậm chí bán kỳ hạn nên những quy định của các trung tâm chặt chẽ hơn nhiều so với quản lý các cơ sở bán lẻ. Những vấn đề như tạo hàng hoá cho thị
trường, hội tụ nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho giao dịch, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ…tại các trung tâm bán buôn gặp không ít khó khăn từ rất nhiều lý do khác nhau.
2.2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
Cơ sở hạ tầng thương mại bao gồm toàn bộ đất đai, cửa hàng, kho bãi, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ…phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ
phân phối. Cùng với phát triển các loại thị trường giao dịch hàng hoá là việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, cái “cốt” vật chất làm tiền đề cho hệ thống dịch vụ
phân phối và ngành dịch vụ phân phối phát triển. Trong nhiều năm qua, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã có bước đi đúng đắn thể hiện qua công tác quy hoạch phát triển tổng thể thương mại, trong đó trọng tâm là công tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo định hướng chiến lược phát triển các hệ
phê duyệt: đề án quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc, 3 đề án quy hoạch tổng thể phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ
yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (miền Bắc, miền Trung, miền Nam), đề án quy hoạch phát triển mạng lưới phân phối xăng dầu cả nước… Đồng thời, Bộ cũng
đang xây dựng đề án quy hoạch phát triển các loại hình bán lẻ (như trung tâm thương mại, siêu thị…). Mặt khác, Bộ Công thương cũng đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các quy hoạch tương ứng. Đến nay, đã có 2/3