Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 40 - 128)

Ngay từ năm 1923, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật về chợ bán buôn trung tâm nhằm mục đích cung cấp ổn định những mặt hàng như rau quả, thủy sản

đảm bảo vệ sinh, giá rẻ đến tay người tiêu dùng, đồng thời cung cấp cho người chủ

hàng một nơi có thể xuất hàng. Đến năm 1971, Luật chợ bán buôn được ban hành và được sửa đổi, hoàn thiện trong các năm 1999 và 2004. Luật quy định rõ các quy chế tại chợ bán buôn và việc họp chợ, các biện pháp xúc tiến hoàn thiện chợ bán buôn một cách có kế hoạch, góp phần hình thành hệ thống chợ thông suốt từ trung

ương đến địa phương. Theo số liệu của Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2010, Nhật Bản có 75 chợ bán buôn trung tâm. Tỷ lệ giao dịch thông qua chợ bán buôn của rau quả trong nước là khoảng 90%, thủy sản trong nước là khoảng 60-70%. Đồng thời, các loại hình bán buôn hiện đại như trung tâm bán buôn, tổng kho bán buôn theo mô hình Cash & Carry cũng được Chính phủ

khuyến khích phát triển. Tính đến cuối năm 2010, Nhật Bản có trên 430.000 trung tâm bán buôn trong đó 8 cơ sở bán buôn của tập đoàn Metro Cash & Carry, trung bình có 34 cơ sở bán buôn trên 10.000 dân cư.

Từ thập niên 1960 trở đi, sự đa dạng hóa của các loại hình cửa hàng bán lẻ

tại Nhật Bản theo hướng văn minh, hiện đại đã gia tăng nhanh chóng, các loại hình cơ sở bán buôn nhờ thế cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Với mức thu nhập của người dân ngày càng cao, quan điểm lối sống cũng thay đổi đòi hỏi các cơ sở bán buôn, bán lẻ phải không ngừng đổi mới về loại hình và nâng cao chất lượng phục vụ, tích cực học tập, áp dụng kinh nghiệm, mô hình của các nước tiên tiến. Với những nỗ lực đó, ngành bán lẻ của Nhật Bản đã phát triển một cách đột phá, thực hiện cuộc cải cách kinh doanh theo mô hình thích ứng với cơ chế thị trường và điều kiện đặc thù của Nhật Bản với nhiều thương hiệu bán lẻ hàng đầu thế giới như

Family Mart, Itochu… Đạt được thành công đó, bên cạnh sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp bán lẻ, phải kểđến vai trò đáng kể của Chính phủ Nhật Bản trong việc xây dựng các cơ chế chính sách quản lý hợp lý, có sự chuyển đổi rất linh hoạt về chính sách để phù hợp với từng thời kỳ phát triển khác nhau như: đã chuyển từ

việc điều chỉnh thương mại trong Luật cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, Luật phát triển thương mại bán lẻ vừa và nhỏ sang các quy định cụ thể hơn tại Luật xác định vị trí cửa hàng bán lẻ quy mô lớn và Luật quy hoạch đô thị sửa đổi...

1.3.5. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam

Từ các xu hướng phát triển và quản lý nhà nước ở một số nước Châu Á hiện nay, có thể rút ra những bài học về phát triển, quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ

của Việt Nam như sau:

- Tại Việt Nam hiện nay các cơ sở bán lẻ quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Tại một số địa phương, các cơ sở bán lẻ này đã phá vỡ quy hoạch phát triển thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh

Nhiều nước trên thế giới có quy định cụ thể về cơ sở bán lẻ quy mô lớn như Nhật Bản, Pháp, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha. Vừa qua, Thái Lan cũng đang nghiên cứu sửa

đổi dự Luật bán buôn, bán lẻ để hạn chế sự phát triển ồ ạt các cơ sở phân phối lớn. Do đó, Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét để xây dựng một hành lang pháp lý

điều chỉnh các cơ sở bán lẻ quy mô lớn trên cả nước với việc cấp phép đối với các doanh nghiệp này, thậm chí xây dựng Luật Bán buôn, bán lẻ để quản lý thống nhất hoạt động của các cơ sở bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam.

- Việc quản lý phát triển bán buôn, bán lẻ sẽ hiệu quả hơn nếu có một chính sách quy hoạch cụ thể đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn cả nước. Bài học của Thái Lan về sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở quy mô lớn và giới thiệu các loại hình phân phối mới với quy mô giảm trong vòng chưa đầy ba năm là một ví dụ tốt về những hậu quả của quản lý Nhà nước khi tập trung kiểm soát một mô hình duy nhất. Với việc không quan tâm đến những ảnh hưởng của các quy

định đối với sự phát triển của các mô hình khác đã tạo giải pháp cho các nhà bán lẻ

lớn xoay chuyển tình thế khi bị ngăn cản bởi các quy định mới.

- Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành khung pháp lý và các tiêu chuẩn phân loại cơ bản các cơ sở bán buôn, bán lẻ, chú trọng trước hết đối với các loại hình cơ

sở bán buôn, bán lẻ quan trọng, có khả năng và triển vọng phát triển. Đồng thời, xây dựng lộ trình phù hợp trong tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ hàng hóa để các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trong nước có một khoảng thời gian nhất định để nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Để hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng phạm vi ảnh hưởng, nhà nước cần tiếp tục duy trì việc áp dụng Kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các cơ sở

bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, cần nghiên cứu các biện pháp hạn chế khác về mặt kinh tế (ngày hoạt động, giờ mở

cửa, yêu cầu tỷ lệ vốn góp), về mặt xã hội (nghiên cứu tác động về môi trường, tiếng ồn, chất thải ra môi trường…) hay thành lập các Hội đồng đánh giá gồm đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương để họp đánh giá việc cấp phép ENT, đánh giá tác động của việc mở các cơ sở bán lẻ quy mô lớn… như nhiều quốc gia khác

đang áp dụng.

- Nhà nước cần có các chính sách quản lý thích hợp đối với các loại hình cơ

sở bán buôn, bán lẻ cả truyền thống và hiện đại. Đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ

truyền thống, cần tiếp tục có chính sách cải tạo, đầu tư phát triển các cơ sở đang hoạt động tốt và hiệu quả; chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác đối với các cơ sở hoạt động tự phát, hoạt động kém hiệu quả hoặc không đúng quy hoạch.

- Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cả

trong và ngoài nước, thu hút đầu tư nước ngoài vì sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài là nhân tố cần thiết để thúc đẩy mạng lưới các cơ sở bán buôn, bán lẻ của Việt Nam phát triển nhanh và theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa.

- Nhà nước cần tiếp tục quan tâm và khuyến khích thành lập các Hiệp hội, ngành hàng trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ nhằm tận dụng được vai trò liên kết, hỗ

trợ các cơ sở bán buôn, bán lẻ nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua liên kết, sáp nhập, hình thành các chuỗi cửa hàng hay chuyển đổi mô hình theo phương thức hiện đại như cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại….

- Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ xây dựng, phát triển các chợ bán buôn lớn, các khu trung tâm hội chợ triển lãm ở các vùng, miền; đặc biệt có chính sách phát triển các cơ sở bán buôn hiện đại của doanh nghiệp trong nước hoặc do nhà nước đầu tư như tổng kho cash & carry hay cửa hàng dạng nhà kho, trung tâm logistics.

Bên cạnh những kinh nghiệm đáng học hỏi của các nước khác, Việt Nam cũng cần lưu ý về những thất bại trong công tác quản lý nhà nước của họ. Ví dụ

như tình trạng mở cửa nhanh và rộng quá mức của Thái Lan đã dẫn đến sự mất kiểm soát của chính phủ đối với các cơ sở bán buôn bán lẻ của nước ngoài, dẫn đến sự phá sản hàng loạt của nhiều cơ sở trong nước do làm ăn thua lỗ; các chính sách quy hoạch được ban hành chậm hơn so với tốc độ phát triển nhanh của các cơ sở

kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với việc các loại hình chuỗi siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài nở rộ và tình trạng quá tải của các đại siêu thị, siêu trung tâm mua sắm tại nhiều thành phố lớn, tạo nên sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa các trung tâm kinh tế lớn và các địa phương miền Trung, miền Tây. Mặc dù Trung Quốc mới đây đã đưa ra quy định hạn chế sự phát triển chuỗi cửa hàng của các tập đoàn đầu tư nước ngoài nhưng về

cơ bản quản lý vĩ mô đã không theo kịp với tốc độ phát triển của các cơ sở bán buôn, bán lẻ trong nước; tình trạng mất cân đối trong phân bổ đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp diễn; rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng cao do vốn đầu tư chảy vào hệ thống kinh doanh đại siêu thị, siêu trung tâm mua sắm vốn đang bão hòa và hoạt động kém hiệu quả… Đó chính là những bài học quý giá mà các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ xây dựng chính sách và pháp luật của Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét và đề ra những phương thức và nội dung quản lý nhà nước thích hợp, góp phần thúc đẩy các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu của doanh nghiệp trong nước phát triển, cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ CHỦ YẾU Ở NƯỚC TA

Chi tiêu tiêu dùng, doanh thu phân phối và tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia đều có mối quan hệ đồng biến với nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu (năm 2008-2009), sự sụt giảm của các chỉ tiêu nói trên ở nước ta chỉ là về mặt trị giá, còn thực tế số lượng các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu nhìn chung đều gia tăng và điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động phân phối trên thị trường nước ta trong giai đoạn từ sau năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô toàn cầu và tăng trưởng số

lượng cửa hàng theo loại kênh toàn cầu

Nguồn: Planet Retail Ltd 2010

2.1. Thực trạng hoạt động của một số cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở

nước ta

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở bán buôn, bán lẻở nước ta buôn, bán lẻở nước ta

Nhờ chủ trương đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, sau hơn 25 năm, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ cao. Cụ

thể, giai đoạn 1986-1990, GDP tăng bình quân 4,4% năm; 1991-1995 tăng 8,2%/năm; 1996-2000 tăng 7%/năm; 2000-2005 tăng 7,5; 2005-2010 tăng 7%/năm.

Bên cạnh đó, với việc nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện các cam kết trong lộ trình CEPT/AFTA và tiếp tục đàm phán nhiều Hiệp định thương mại quan trong khác như Hiệp định TPP, FTA với EU... đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển ngành dịch vụ phân phối nói chung, trong đó cơ sở bán buôn, bán lẻ.

Biểu đồ 2.2: Doanh thu bán lẻ và doanh thu bán lẻ tạp phẩm của Việt Nam

Nguồn: Planet Retail Ltd 2010.

Nhờ tình hình kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tốt, đời sống của đại đa số

nhân dân được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, thể hiện ở tổng mức mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2010, tổng mức tăng 30,37% so với năm 2009; năm 2011 tăng 24,2% so với năm 2010, đạt mức 2.004,4 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 95 tỷ USD).

Với quy mô và tốc độ phát triển ngày càng tăng, thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự hấp dẫn với các tập đoàn thương mại trên thế giới và áp lực cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài là rất lớn. Nhiều tập đoàn bán buôn, bán lẻ đã xâm nhập và đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường Việt Nam như: Metro, Bourbon, Parkson, Lotte... Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ khác như

Wal-Mart, Tesco, Carrefour, Circle K, Aeon… đã và đang tìm hiểu để từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam, nhất là kể từ khi Việt Nam chính thức cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 theo cam kết khi gia nhập WTO. Dự kiến trong thời gian tới, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ của Việt Nam hứa hẹn sẽ rất sôi động với sự tham gia

buôn, bán lẻ hiện đại như tổng kho phân phối dạng cash & carry, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… đều sẽ phát triển mạnh mẽở nước ta.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2011, đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế có thể đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%); dự kiến đến năm 2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%). Từ năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (loại trừ yếu tố giá) dự kiến là 10%.

Ước tính đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 2 triệu tỉđồng.

2.1.1.1. Gia tăng doanh thu và s đim bán ca tng loi hình cơ s bán buôn, bán l trong h thng phân phi

Trong lĩnh vực bán buôn, kể từ khi 3 chợ đầu mối nông sản – thực phẩm là chợ Bình Điền, Tam Bình, Tân Xuân được phê duyệt xây dựng vào năm 1998, đến nay trên địa bàn cả nước có khoảng 50 chợ đầu mối, trong đó chủ yếu là chợ đầu mối nông sản phân bố tại các vùng sản xuất nông nghiệp chính và các thị trường tiêu thụ lớn như ĐBSCL, TP HCM, ĐBSH, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 2002, đến nay Metro Vietnam đã có đến 16 trung tâm bán buôn thanh toán ngay (tổng kho bán buôn theo mô hình cash & carry). Các trung tâm bán buôn theo quy hoạch cũng bắt đầu được các tỉnh, thành phố có vùng sản xuất nông sản hoặc vùng nguyên phụ liệu tập trung quan tâm xây dựng. Ngoài ra, còn rất nhiều các cơ sở kinh doanh lấy tên gọi là trung tâm bán buôn nhưng thường có quy mô nhỏ, chuyên về một mặt hàng, ngành hàng như điện thoại , máy tính… và vừa bán buôn vừa bán lẻ xuất hiện trên khắp mọi tỉnh, thành phố của cả nước.

Trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp trong nước cũng nhanh chóng gia tăng về số lượng cơ sở bán lẻ. Chỉ riêng trong hai năm năm 2007 và 2008, các nhà bán lẻ Việt Nam đã tập trung nguồn lực vào các hoạt động chuẩn bị mở rộng mạng lưới bán lẻ, cải thiện vùng phủ sóng, tăng cường hình ảnh thương hiệu và thuê trước các địa điểm tốt. Saigon Coop, Hapro Mart và G7 là ba nhà bán lẻ nỗ lực mở

rộng các cơ sở mạnh nhất nhằm cạnh tranh thành công với các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài. So với năm 2007 và năm 2008, tổng số cửa hàng Saigon Coop tăng gần 70%. Hapro Mart mở rộng số lượng cửa hàng từ chỉ 3 trong năm 2006 lên đến 120 trong năm 2008. Tương tự là công ty, tăng các cơ sở bán lẻ G7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta (Trang 40 - 128)